Adobe RGB là gì? Đặc điểm của Adobe trong hệ màu RGB
Nếu các bạn là người tìm hiểu sâu về hệ màu RGB – một hệ màu phổ biến trong không gian màu hiện nay thì chắc chắn bạn đã từng nghe qua sRGB và AdobeRGB. Là một trong 2 gam màu chính trong một hệ màu phổ biến. AdobeRGB có nhiều lợi ích và vai trò riêng so với hệ màu còn lại. Để có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về khái niệm “ Adobe RGB là gì ? ” cùng với gam màu sRGB, chúng tôi sẽ có bài viết tìm hiểu sâu về vấn đề này. Hãy dành chút thời gian của bạn đọc bài viết của chúng tôi nhé!
Contents
Không gian màu RGB là gì?
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về Adobe RGB là gì ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về hệ màu RGB một cách khái quát nhất. RGB là không gian màu được dùng phổ biến nhất hiện nay. Tên gọi của nó chính là ký hiệu viết tắt của 3 gam màu chủ đạo trong hệ màu đó là Red (đỏ), Green (xanh lục), Blue (xanh lam). Có thể nói, RGB là không gian màu sử dụng một hệ màu chung. Vì thế khi trộn chúng lại sẽ cho ra nhiều hệ màu khác nhau.
Không gian màu RGB là gì?
Giới hạn màu của RGB được quy định là 24 bit. Mỗi kênh màu sẽ có 8 bit để biểu diễn giới hạn màu của mình. Người ta tính được giới hạn màu trong khoảng 0 – 255. Khi 3 màu biểu diễn cho từng điểm ảnh, mỗi số biểu diễn cho cường độ của một màu. Trong giới hạn 24 bit, giới hạn màu tối đa sẽ là 16581375 màu.
Hệ màu RGB được chia làm 2 màu chính đó là sRGB và Adobe RGB. Adobe RGB color có nhiều màu sắc hơn so với hệ màu sRGB hơn 30%.
Adobe RGB là gì ? sRGB là gì ?
Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi sẽ chú trọng tìm hiểu sâu hơn về hệ màu Adobe RGB. Hệ màu có tỷ lệ nhiều hơn so với sRGB cùng với những ưu điểm của nó trong nhiếp ảnh. Nhưng cũng không vì thế mà có thể bỏ qua được định nghĩa về dải màu sRGB. Nó là thuật ngữ chỉ một tập hợp con, nằm trong giới hạn màu sắc. Nó được sử dụng để tạo ra màu sắc của thiết bị trong lĩnh vực nhiếp ảnh và đồ họa.
Đặc điểm của dải màu Adobe RGB là gì?
Adobe RGB là gì : nó là hệ màu được thiết kế bao gồm các hệ màu đạt được trên máy in màu CMYK. Nhưng được sử dụng trên màu chính RGB của các thiết bị máy tính. Hệ màu có phạm vi màu rộng hơn theo hướng màu xanh lá cây so với hệ màu còn lại là sRGB. Nó cho phép sự thể hiện của màu sắc với độ bão hòa. Chính vì vậy nó thích hợp để thể hiện màu sắc phong phú hơn và được dùng trong lĩnh vực xuất bản in ấn nhiều hơn.
Bên cạnh đó một số loại máy ảnh kỹ thuật số cao cấp hoặc máy quét có thể ghi lại hình ảnh trong không gian màu Adobe RGB. Để nhận được những hình ảnh màu sắc chính xác, bạn cần phải sử dụng màn hình hoặc máy in hỗ trợ Adobe RGB color.
Đặc điểm của hệ màu Adobe RGB là gì?
Để tìm hiểu rõ hơn về hệ màu Adobe RGB là gì ? Cách thông thường người ta thường làm đó là so sánh chúng với dải màu thứ 2 đó là sRGB
– Về đặc điểm chung:
+) Không gian màu sRGB rất thông dụng với các thiết bị đầu xuất như máy in phun với chất lượng trung bình, hay các Lab rọi hình hoặc up hình ảnh lên mạng,… Dải màu này có một số nhược điểm đó là dung lượng sử dụng file ảnh để offset sẽ không được phát huy, bởi dải màu mất khả năng tái tạo các vùng màu đặc biệt là màu xanh lá cây.
+) Không gian màu Adobe RGB: Như đã nói ở trên nó cho phép có một phổ màu rộng hơn, đặc biệt là màu xanh lá cây. Ghi nhận nhiều sắc độ tinh tế và sắc nét hơn nhiều. Một ưu điểm có thể thấy Adobe RGB color vượt trội hơn so với sRGB là khi người dùng có yêu cầu sử dụng file ảnh để phục vụ cho lĩnh vực in ấn offset, dải màu này có khả năng sử dụng tính năng này.
– Về bản chất:
Hệ màu Adobe RGB có nhiều hơn tới 33% về màu sắc so với hệ màu sRGB.
Adobe rgb là gì ?
– Về ứng dụng:
Chính từ bản chất về màu sắc mà bằng mắt thường bạn cũng có thể thấy sRGB màu sẽ nhạt hơn so với màu sắc của hệ màu Adobe RGB. Chính vì vậy nếu bạn xác định chụp ảnh cho mục đích in ấn thì bạn nên sử dụng hệ màu Adobe RGB vì nó được hỗ trợ trên hầu khắp các máy in đắt tiền hiện nay. Còn nếu bạn muốn chụp ảnh để up Facebook thì việc lựa chọn dải màu sRGB là lựa chọn không tồi.
Ứng dụng của hệ màu Adobe RGB
Nhờ sự so sánh cơ bản ở trên mà bạn có thể thấy được rằng, nếu nhu cầu của bạn là rọi ảnh hoặc phục vụ cho mục đích in ảnh trên máy in phun có chất lượng trung bình thì bạn có thể lựa chọn sRGB, mà không cần phải đắn đo. Nhưng nếu nhu cầu của bạn sử dụng với mục đích in ấn offset hoặc dùng trong hệ màu của máy in cao cấp thì bắt buộc bạn phải sử dụng dải màu Adobe RGB color và chụp ở định dạng RAW để độ rộng của dải màu đạt chất lượng tốt và hình ảnh sắc nét hơn.
Như vậy, bài viết mang đến những kiến thức cơ bản và trọng tâm nhất về hệ màu RGB, làm rõ khái niệm “ Adobe RGB là gì ? ” cùng với những đặc điểm của chúng thông qua việc so sánh với dải màu sRGB. Hy vọng, bài viết đã mang đến cho bạn đọc được nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực này.
Adobe rgb 1998
Quy trình quản lý màu dựa trên ICC đang trở thành tiêu chuẩn để đảm bảo tái tạo màu đáng tin cậy từ màn hình sang bản in. Nhiều quy trình làm việc chuyên nghiệp được xây dựng dựa trên cấu hình màu Adobe RGB 1998 ICC được giới thiệu lần đầu tiên trong phần mềm Adobe® Photoshop® 5.0 và hiện đã có trên dòng sản phẩm Adobe.
Mọi thiết bị để chụp và tái tạo đồ họa và hình ảnh – có thể là máy quét, máy ảnh kỹ thuật số, màn hình hoặc máy in – có các khả năng tái tạo màu khác nhau, dẫn đến sự không nhất quán về màu sắc. Trong hệ thống quản lý màu dựa trên ICC, các cấu hình màu được tạo cho từng thiết bị. Nhờ đó màu sắc trong hình ảnh có thể được sửa đổi trong suốt quy trình làm việc. Nó sẽ bù đắp cho sự khác biệt trong từng thiết bị được hỗ trợ. Mục đích là duy trì hình thức trực quan của hình ảnh ở mức độ lớn nhất có thể.
Quản lý màu hiệu quả yêu cầu hồ sơ màu phải được đính kèm vào mọi hình ảnh hoặc đồ họa để chỉ ra các điều kiện màu “nguyên bản” – còn được gọi là không gian màu – theo đó tệp được tạo. Các ứng dụng của Adobe đã giới thiệu ý tưởng về một không gian màu “làm việc”. Một không gian màu không nhất thiết phải gắn với một thiết bị cụ thể nhưng đại diện cho các điều kiện lý tưởng để tái tạo hình ảnh. Cấu hình Adobe RGB 1998 đã được sử dụng rộng rãi. Nó như một không gian làm việc bởi vì nó cung cấp một gam màu tương đối lớn và cân bằng. Nó có thể dễ dàng thay thế để tái tạo trên nhiều thiết bị khác nhau.
Cấu hình ICC riêng của Adobe rgb 1998
ICC riêng của Adobe cho không gian màu Adobe RGB 1998 được bao gồm trong tất cả các ứng dụng phần mềm quản lý màu của Adobe. Nó bao gồm Adobe Acrobat 5.0 trở lên, Illustrator 9.0 trở lên, InDesign, GoLive 6.0 trở lên, Photoshop 5.0.2 trở lên, và phần mềm Photoshop Elements. Với các thỏa thuận pháp lý thích hợp, nó cũng có sẵn để phân phối bởi các nhà cung cấp phần cứng và phần mềm bên thứ ba.
* Lưu ý pháp lý về việc đặt tên không gian màu: Chỉ có cấu hình ICC Adobe RGB 1998 do Adobe Systems Incorporated tạo mới có thể được gọi chính xác là “Adobe RGB 1998”. Cấu hình ICC do các nhà cung cấp khác tạo, ngay cả khi chúng tuân theo mã hóa hình ảnh màu được mô tả trong tài liệu mã hóa hình ảnh màu Adobe RGB (1998), không thể được gọi là “Adobe RGB 1998.” Nếu các nhà cung cấp chọn tạo hồ sơ của riêng họ theo đặc điểm kỹ thuật này và họ muốn cho khách hàng của họ biết rằng hồ sơ này được viết theo đặc điểm kỹ thuật của Adobe, thì cần có một cụm từ thay thế, chẳng hạn như “tương thích với Adobe RGB 1998. “