Bảng chữ cái tiếng Việt gồm bao nhiêu chữ, nguyên âm, phụ âm?
Tiếng Việt được nhận xét là ngôn ngữ đa dạng, đậm nét truyền thống và cũng là một trong những ngôn ngữ khó học trên Thế giới. Bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa và viết thường là điều mà chúng ta được tiếp xúc đầu tiên nếu muốn học tập ngôn ngữ này từ bậc mầm non, lớp 1, lớp 2.
Những người nước ngoài khi học tiếng Việt thường nói được nhưng lại khó phát âm các chữ cái nằm trong từng từ ngữ. Nếu cần sử dụng thì họ sẽ lấy phát âm trong tiếng Anh để thay thế tiếng Việt. Bởi vậy nên bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 chuẩn sẽ là điều mà người nước ngoài hoặc trẻ em đến tuổi đến trường cần nắm được.
Contents
Tổng quan và nguồn gốc của mẫu bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn
Bảng chữ cái là nền tảng đầu tiên cho việc học tập ngôn ngữ Việt. Để có thể học tốt tiếng Việt, hiểu và sử dụng đúng, linh hoạt thì việc cơ bản nhất là thuộc bảng chữ cái tiếng Việt nguyên âm phụ âm.
Từ những chữ cái cơ bản này, chúng ta có thể ghép lại thành vô vàn những từ ngữ thể hiện nội dung và sắc thái biểu cảm đa dạng nhất. Và tìm hiểu bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ là khởi đầu cơ bản cần phải biết, phải nhớ.
Bảng chữ cái trong tiếng Việt là gì?
Chữ viết là hệ thống đầy đủ các chữ cái, ký hiệu giúp bạn có thể ghi lại ngôn ngữ dưới dạng văn bản (chữ viết). Thông qua những ngôn ngữ này mà người viết có thể thể hiện được suy nghĩ, ý muốn của mình (dưới dạng chữ việt). Từ những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt a b c các vần, âm và từ ngữ được cấu thành.
Việc học thuộc bảng chữ cái là điều quan trọng cần làm ngay khi mới bắt đầu làm quen với một ngôn ngữ. Tuy nhiên, cũng không cần quá đè nặng tư tưởng phải nhớ ngay, phải học hết tất cả vì có thể ảnh hưởng đến tâm lý, tạo ra áp lực và áp cảm với việc học tập này.
Vì vậy, bảng chữ cái tiếng Việt có dấu có âm thanh hoặc hình ảnh minh họa sinh động là cách để thu hút sự hứng thú của người mới học tập, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Hoặc để có thể tiếp thu nhanh hơn, chúng ta vận dụng một số phương pháp mới như học bảng chữ cái tiếng Việt qua bài hát. Bên cạnh đó, người dạy cũng cần thống nhất cách đọc (hướng dẫn người đọc theo âm khi được ghép vần) để đạt hiệu quả tối đa.
Người tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt là ai?
Trước đây, người Việt Nam sử dụng tiếng Nôm làm ngôn ngữ của mình và chữ Quốc ngữ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17. Đây là giai đoạn văn hóa phương Tây du nhập và có nhiều ảnh hưởng đến nước ta trong đó có tôn giáo. Và để thuận tiện hơn trong quá trình truyền giáo cho người Việt, Alexandre de Rhodes (một nhà truyền giáo và một nhà ngôn ngữ học) đã sử dụng tiếng Latinh để ghi âm tiếng Việt.
Theo nghiên cứu thì việc hình thành nên hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt là công trình của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha – Ý cũng sự hỗ trợ của các giáo hữu Việt Nam – Nhật Bản. Alexandre de Rhodes không phải là cha đẻ của bảng chữ cái nhưng ông đã có công hệ thống hóa hệ chữ này và biên soạn Từ điển Việt – Bồ – La (cuốn Từ điển Tiếng Việt) đầu tiên của người Việt.
Bảng chữ cái tiếng Việt bao nhiêu chữ?
Khi học một ngôn ngữ nào đó, kể cả là tiếng Trung, Hàn, Nhật, Thái Lan,… thì điều đầu tiên chúng ta sẽ tiếp xúc là bảng chữ cái. Tiếng Việt cũng vậy, trước khi bạn nói được, viết được các âm, từ thì điều đầu tiên cần nhớ là các chữ, cách phát âm và hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt viết thường.
Bảng chữ cái tiếng việt chữ thường hay chữ hoa cũng đều có tổng cộng 29 chữ cái. Thực tế bảng chữ cái của tiếng Việt nhiều hơn bảng chữ cái tiếng Anh 3 chữ và 29 chữ cái không phải là con số quá nhiều và quá khó đối với những người muốn tìm hiểu và học tiếng Việt.
Mỗi chữ cái trong bảng đều có 2 hình thức: bảng chữ cái tiếng Việt in hoa (viết hoa, chữ hoa – kiểu chữ in lớn) hoặc in thường (chữ tường, viết thường – kiểu viết nhỏ) tương ứng với các cách viết khác nhau. Do đó, khi tải bảng chữ cái tiếng Việt PDF hoặc mua bảng chữ cái bản cứng, bạn cũng cần chú ý đến kiểu chữ được nhắc đến trong file để quá trình học tập thuận tiện hơn.
Bảng chữ cái tiếng Việt và cách đọc đúng nhất:
Dưới đây là thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt cho bé với đầy đủ 29 chữ cái được sắp xếp theo chữ viết thường, chữ viết hoa cũng như tên từng chữ. Cùng với đó là cách phát âm, đánh vần từng chữ đúng quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Bạn hãy cùng ôn lại 29 chữ cái và cách phát âm cùng thietbimaycongnghiep.net qua bảng dưới đây:
Chú ý: Sở dĩ có cách đọc tên những chữ cái và cách phát âm như tại bảng trên là do những cách phát âm khi ghép từ và ghép vần. Đó là cách phát âm cho những chữ cái chính sẽ là tên gọi của chữ cái đó. Ví dụ như: “bê” = “bờ – ê – bê”, “cô” = “cờ – ô – cô”, “tanh” = “tờ – anh – tanh”, “vui” = “vờ – ui – vui”, “gà” = “gờ – a – huyền – gà”, “ho” = “hờ – o – ho”,…
Trường hợp thứ hai là đánh vần và phát âm bằng cách dựa vào cách đánh vần của từng chữ cái cấu thành lên từ ngữ, âm đó. Ví dụ như: “cô” = “xê – ô – cô”, “tanh” = “tê – anh – tanh”, “vui” = “vê – ui – vui”, “gà” = “giê – a – huyền – gà”, “ho” = “hát – o – ho”,…
Giới thiệu bảng chữ cái tiếng Việt hoa phổ biến
Đối với các chữ hoa trong tiếng Việt thì nét chữ có phần cứng cáp hơn, chữ cái có kích thước lớn hơn, thô hơn. Thông thường, chúng ta sử dụng chữ cái in hoa khi viết đầu dòng, sau dấu chấm (.), dấu chấm than (!), chấm hỏi (?),… Chữ hoa còn được sử dụng để viết các danh từ riêng như tên người (Hoa, Trà, Ngan), tên địa danh (Sơn La, Nam Định, Nghệ An).
Đây cũng là một số quy tắc cần nhớ khi thực hiện viết các văn bản tiếng Việt mà chúng ta cần áp dụng. Quy tắc viết hoa này cũng được áp dụng với ngôn ngữ của các quốc gia khác như Mỹ, Anh, Pháp… Bên cạnh chữ in hoa thì người ta còn sử dụng bảng chữ cái tiếng việt viết hoa sáng tạo với nhiều cách viết hoa rất đẹp, phù hợp để trang trí trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cả 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn mà chúng tôi vừa nhắc đến đều có cách viết thường và viết hoa. Do đó, khi học tập tiếng Việt, bạn cần hướng dẫn học sinh hoặc trẻ thành thạo cả 2 cách viết.
Bảng chữ cái tiếng Việt thường gồm những chữ nào?
Trong bảng chữ cái của tiếng Việt thì dạng viết thường được viết nhỏ hơn với những đường nét nhẹ nhàng, có phần uyển chuyển hơn. Những nét chữ thường được đánh giá là có “hồn” hơn chữ in hoa. Chữ thường được ghép với nhau (ghép với nguyên âm hoặc phụ âm) để tạo nên những từ ngữ có ý nghĩa.
Dấu hiệu để phân biệt chữ thường và chữ hoa trong tiếng Việt thường dựa vào kích thước và chiều cao của các chữ cái. Cụ thể:
- Các chữ cái thường: a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x được quy ước là có chiều cao 1 đơn vị.
- Các chữ cái thường: b, g, h, k, l, y có chiều cao quy ước là 2,5 đơn vị.
- Các chữ cái thường: p, q, d, đ có chiều cao quy ước là 2 đơn vị.
- Chữ cái thường: t có chiều cao là 1,5 đơn vị
- Các chữ cái thường: r, s thì chiều cao quy ước là 1,25 đơn vị.
Bảng chữ cái tiếng Việt mới 2021 có bao nhiêu chữ cái?
Ngoài những chữ cái trong bảng chữ cái truyền thống mà thietbimaycongnghiep.net vừa giới thiệu trên, hiện nay có nhiều người mong muốn và đề nghị thêm các chữ cái mới. Đó là các chữ cái: “f”, “gì”, “z”, “w” mà chúng ta thường thấy trong một số từ ngữ thông dụng hiện tại đang sử dụng nhiều như “font chữ”, “showbiz”, “file ảnh”,… Tuy nhiên việc có thêm hay không thêm 4 chữ cái này còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi vì lo lắng chúng sẽ ảnh hưởng đến bảng chữ cái tiếng Việt Nam.
Một trong những lý do phổ biến nhất đó là giữ nguyên bảng chữ cái để thể hiện được bản sắc. Sự trong sáng của tiếng Việt cũng là một nét đặc trưng của văn hóa người Việt mà thế hệ sau này cần gìn giữ. 4 chữ cái này xuất phát từ tiếng Pháp và thực chất chúng cũng không có quá nhiều liên quan đến tiếng Việt nên không thực sự cần thiết phải thêm vào bảng chữ cái.
Để không làm ảnh hưởng đến nét đặc trưng của tiếng Việt thì hiện nay 4 chữ cái này vẫn chưa được đưa vào bảng chữ cái tiếng Việt 2021. Bảng chữ cái của chúng ta vẫn giữ nguyên 29 chữ cái, nhưng để thuận tiện hơn trong giao tiếp thì người ta vẫn phiên âm cách phát âm của 4 chữ cái là:
- Chữ “f” (viết hoa là “F”): phát âm là “ép”, “ép – phờ”
- Chữ “j” (viết hoa là “J”): phát âm là “giao”
- Chữ “z” (viết hoa là “Z”): phát âm là “dét”
- Chữ “w” (viết hoa là “W”): phát âm là “vê – kép”
Những bảng chữ cái cải tiến nổi bật
Kể từ sau bảng chữ cái do Alexandre de Rhodes biên soạn thì đến nay, tiếng Việt đã có 2 công trình “cải tiến” nổi bật nhất. Đó là Bảng chữ cái cải tiến của PGS.TS Bùi Hiền (Nguyên Hiệu phó trường ĐH Sư phạm HN) và Bảng chữ cái tiếng việt song song 4.0 (gồm “Chữ viết nhanh” và “Ký hiệu dấu”) của 2 tác giả Kiều Trường Lâm, Trần Tư Bình. Cả hai bảng chữ cái này đều nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận, một số thông tin về 2 phiên bản cải tiến này có thể kể đến như:
Bảng chữ cái cải tiến của PGS.TS Bùi Hiền
Bảng chữ cái này trở nên nổi tiếng từ tháng 7/2017 và được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội. theo đó, tác giả đề xuất thay đổi:
Chữ cái được thay thế | Chữ cái dùng để thay thế |
Ch, Tr | C |
Đ | D |
G, Gh | G |
Ph | F |
C, Q, K | K |
Ng, Ngh | Q |
R | R |
S | S |
Kh | X |
Th | W |
D, Gi, R | Z |
Chữ “Nh” chưa có kí tự mới thay thế nên tạm thời sử dụng kí tự ghép “n” để biểu đạt. Như thế, “Bộ Giáo dục” sẽ thành “Bộ Záo Zụk”, “tiếng Việt” thành “Tiếq Việt”…
Ví dụ đoạn văn: “Bầu trời mùa đông khó có mấy ngày được xanh mát và tươi tắn như hè hoặc thu. Mùa đông miền Bắc với những đợt gió mùa Đông Bắc, sương muối lạnh buốt đến khó chịu.” trong tiếng Việt cải tiến sẽ là “Bầu cời mùa dôq xó kó mấy qày dượk xan’ mát và tươi tắn n’ư hè hoặk wu. Mùa dôq miền Bắk với n’ữq dợt zó mùa Dôq Bắk, sươq muối lạn’ buốt dến xó cịu.”.
Bảng chữ cái song song 4.0
Công trình này, 2 tác giả tập trung vào việc cải tiến chữ quốc ngữ với hình thức lắp ghép chữ cái. Tuy nhiên điều này khiến cho chữ viết hiện nay của chúng ta rất khó nhận ra và đọc cũng như hiểu lưu loát. Vì không chú ý đến thói quen và tâm lý của người Việt nên đã nhận về nhiều chỉ trích kịch liệt.
Cấu tạo của bảng chữ cái Việt Nam
Bảng chữ cái tiếng việt gồm bao nhiêu chữ cái nguyên âm?
Trong bảng chữ cái, người ta phân thành các nguyên âm và phụ âm (cả trong tiếng Việt hoặc tiếng Anh). Nguyên âm là những âm chính – không thể thiếu trong những cách đọc hoặc khi phân biệt các chữ cái với nhau. Nguyên âm là cách phát âm, âm thanh của chữ cái. Nó được tạo ra bởi việc hoạt động phát âm thanh quản mở, không bị ảnh hưởng bởi những áp suất đến thanh môn (khe giữa 2 dây thanh trong thanh quản).
Tại nước ta, có nhiều vùng vì đặc tính riêng nên ngôn ngữ và cách phát âm các nguyên âm không đúng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cách đọc hoặc nghe, viết của các bé khi mới bắt đầu học tiếng Việt. Vì thế, khi mở bảng chữ cái tiếng Việt thì các bé sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc ảnh hưởng đến phát âm khi giao tiếp.
Hiện nay, bảng chữ cái của chúng ta từ chương trình lớp 1 cho đến lớp 12 đều có những các nguyên âm là:
- Nguyên âm đơn (12 nguyên âm) là: a (A), ă (Ă), â (Â), e (E), ê (Ê), i (I), o (O), ô (Ô), ơ (Ơ), u (U), ư (Ư) và y (Y).
- Nguyên âm đôi (7 nguyên âm đôi là sự kết hợp giữa các nguyên âm đơn với nhau) là: ia, ye, ie, ua, uô, ưa, ươ.
Tên gọi bảng chữ cái có dấu được dùng để chỉ các nguyên âm vì khi phát âm các nguyên âm sẽ có những dao động của dây thanh quản tạo thành âm. Trong các nguyên âm đơn trên thì ă và â là các nguyên âm ngắn. Còn các nguyên âm i, ê, e được phát âm bằng cách đưa lưỡi ra phía trước, thanh quản rung lên sẽ tạo thành tiếng.
Nguyên âm u, ô, o khi phát âm lưỡi sẽ lùi về sau một chút, môi tròn hơn và thanh quản cũng rung lên tạo thành tiếng. Các nguyên âm đôi iê, uô, ươ phát âm bắt đầu bằng i, u, ư và trượt dần xuống các âm sau ê, ô, ơ.
Các phụ âm trong bảng chữ cái của tiếng Việt
Phụ âm là những từ mà nếu đứng riêng một mình thì bản thân chúng không có âm, chỉ khi ghép cùng các phụ âm mới có âm:
- Trong tiếng Việt, có 17 phụ âm đơn là: b (B), c (C), d (D), đ (Đ), g (G), h (H), k (K), l (L), m (M), n (N), p (P), q (Q), r (R), s (S), t (T), v (V), x (X).
- Trong các phụ âm đơn trên thì có 2 phụ âm không đi một mình mà phải ghép với một chữ cái khác là: p và q
- Cùng với đó là các phụ âm ghép là ch (Chờ), gi (giờ), gh (gờ kép), kh (Khờ), người (Ngờ), ngh (ngờ kép), nh (nhờ), th (thờ), tr (trờ).
Bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần được tạo nên từ các nguyên âm và phụ âm nào?
Bảng chữ cái ghép vần là những chữ cái được ghép với nhau thành một vần khác. Với 29 chữ cái ghép vần của bảng chữ cái sẽ tạo thành:
- Các nguyên âm khi đọc lên tự có thanh âm gồm: a, e (hoặc ê), i, o (ô hoặc ơ), u (hoặc ư) và y – tên chữ và âm có cách đọc như nhau.
- Nguyên âm ă và â không tự đứng riêng một minh, thông thường ă và â phải được ghép với các phụ âm khác (c, m, n, p, t) để tạo thành từ.
- Các vần được ghép từ các nguyên âm thường gặp gồm: ai, ao, au, ay, âu, ây, eo, êu, ia, iu, oa, oe, oi, ôi, ơi, oay, uôi, ươi, ươu, uyu, uya, ưa, uê, ui, uy, ưi, iêu, oai…
- Các vần được ghép từ hai hoặc một nguyên âm với phụ âm gồm: ac, ắc, am, âm, an, ăn, ân, ap, em, êm, ên, ep, on, ôn, ơn, at,et,…
Cách đánh vần các chữ trong tiếng Việt được thực hiện với các quy tắc sau:
- Nguyên âm đơn hoặc nguyên âm ghép + dấu: Ôi, Ai, Áo, A…
- Nguyên âm đơn hoặc nguyên âm ghép + dấu + phụ âm: Ấm, Ống,…
- Phụ âm + nguyên âm đơn hoặc nguyên âm ghép: Đi, Khóc,…
- Phụ âm + nguyên âm đơn hoặc nguyên âm ghép + dấu + phụ âm: Không, Buồn, xuống…
Bảng chữ cái chuẩn gồm bao nhiêu ký tự?
Ngoài việc nắm được số lượng chữ cái, một bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ thì việc biết được các ký tự cũng là điều được chú trọng để học học tập hiệu quả và đơn giản hơn. Những ký tự trong bảng chữ cái Việt gồm có:
- 10 ký tự chữ số từ 0 – 9: 0, 1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Ký tự dấu chấm câu: dấu phẩy (,), dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm phẩy (;), dấu hai chấm (:), dấu chấm than (!).
- Các dấu thanh: dấu sắc (´), dấu huyền (`), dấu nặng (.), dấu hỏi, dấu ngã (~).
Bảng chữ cái tiếng Việt và cách đọc theo chuẩn Bộ Giáo dục – Đào tạo
Lưu ý khi đọc bảng chữ cái
Chữ viết là những ký hiệu được dùng để ghi lại ngôn ngữ, chuyển ngôn ngữ từ dạng nói sang dạng viết (nhờ các ký hiệu, biểu tượng). Như đã giới thiệu bên trên về cấu tạo, thành phần của bảng chữ cái gồm có các nguyên âm và phụ âm. Để có thể đọc tiếng Việt đúng chuẩn, bạn cần lưu ý trong cách phát âm, cách đọc các nguyên âm:
- Nguyên âm “a” và “ă” có cách đọc gần giống nhau về vị trí của lưỡi và độ mở của miệng tạo thành khẩu hình phát âm.
- Nguyên âm “ơ” và “â”cũng tương tự cách phát âm nhưng âm “ơ” sẽ dài hơn còn “â” thì ngắn hơn.
- Các nguyên âm có dấu (ư, ơ, â, ă) nên đọc chậm và học cách phát âm chuẩn tránh ngọng, nhầm lẫn sau này sẽ rất khó sửa.
- Các nguyên âm đơn chỉ xuất hiện 1 mình trong các âm tiết mà không đứng ở những vị trí gần nhau. Ví dụ: trong tiếng Anh chúng ta có thể gặp các từ như zoo (vườn thú), look và see (nhìn),… còn trong tiếng Việt, những từ như quần soóc, cái xoong, kính coong,… đều là những từ đi vay mượn ngoại lệ.
- Với các vần “gi” khi ghép cùng các vần “iêng”, “iêc” thì chỉ cần ghi 1 chữ “i”
- Nếu hai chữ chỉ đọc 1 âm như “g” và “gh” hoặc “ng” và “ngh” thì chỉ cần đọc chung là “gờ”, “ngờ”. Nếu cần phân biệt thì mới cần nói rõ là “gờ đơn” hay “gờ kép”, tương tự với “ngh” và “ng”.
- Với chữ cái “d” và “gi” theo quy ước thì được gọi chung là “giờ” nhưng thường rất hay bị lẫn lộn nên thường được đọc “d” là “dờ” và “gi” đọc là “di”.
- Âm “cờ” được ghi thành 3 chữ cái là “c”, “k” và “q” và đọc “c” là “cờ”, “k” là “ca”. Còn “q” không đứng 1 mình và thường ghép với “u” tạo thành “qu” đọc là “quờ”.
Lưu ý trong cách viết các phụ âm và nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt
Tiếng Việt được người nước ngoài đáng giá là khá phức tạp với những từ ngữ thể hiện sắc thái vô cùng đa dạng. Không chỉ thế, các quy tắc chính tả khi viết cũng khiến nhiều người Việt Nam đau đầu và nhầm lẫn chứ chưa nói đến người nước ngoài. Một vài nguyên tắc cơ bản khi viết tiếng Việt như:
Âm /k/ là được ghi là:
- “K” khi đứng trước i, y, iê, e, ê (ví dụ: kiêng, kể, kính, kem…)
- “Q” khi đứng trước các vần bán nguyên âm bắt đầu bằng u (ví dụ: quả, quẻ, quê…)
- “C” khi đứng trước các nguyên âm còn lại (ví dụ: cơm, cốc, cấy,…)
Âm /g/ được ghi là:
- “Gh” khi đứng trước các nguyên âm hoặc bán nguyên âm bắt đầu bằng i, e, ê, ie, iê (ví dụ: ghế, ghi, ghé,…)
- “G” nếu đứng trước các nguyên âm còn lại của bảng chữ cái tiếng Việt (ví dụ: gà, gồ, gù,…)
Âm /ng/ được ghi là:
- “Ngh” nếu đứng trước các nguyên âm, bán nguyên âm bắt đầu bằng i, ê, e, iê (ví dụ: nghi, nghé, nghiệp,…)
- “Ng” khi đứng trước các nguyên âm còn lại, ví dụ như ngà, ngắn, ngố,…
Thực ra việc học thuộc mẫu bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn không quá khó nhưng cũng có thể gây khó khăn cho các bé hoặc những người nước ngoài muốn học tập tiếng Việt. Để quá trình ghi nhớ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, bạn có thể áp dụng một số cách như:
- Học bảng chữ cái tiếng Việt qua bài hát vừa giải trí lại giúp tăng khả năng ghi nhớ.
- Sử dụng các bảng chữ cái tiếng việt kèm hình ảnh phương pháp trực quan này sẽ giúp cho các bé thấy hứng thú và hấp dẫn hơn đồng thời cũng tăng cường sự liên tưởng với các chữ cái, các vần và từ ngữ.
Lời kết
Vừa rồi là những tổng hợp các thông tin của thietbimaycongnghiep.net về bảng chữ cái tiếng Việt cũng như một số quy tắc trong đánh vần, viết chữ mà bạn cần nhớ. Tiếng Việt tuy khó nhưng chính là văn hóa dân tộc và mỗi người chúng ta cần có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng và phát triển ngôn ngữ dân tộc.