Bảng đơn vị đo chiều dài gồm những gì?
Muốn đo khoảng cách giữa hai điểm, hai vị trí bất kỳ hay dùng làm mốc so sánh chiều dài thì chúng ta cần sử dụng bảng đơn vị đo chiều dài. Đây cũng chính là mảng kiến thức toán học chúng ta học từ bậc tiểu học. Nội dung bài viết sau đây sẽ tổng hợp đầy đủ kiến thức mảng này.
Contents
Đơn vị đo chiều dài là gì?
Cùng với khối lượng, đơn vị đo chiều dài cũng là một đại lượng cơ bản có tính ứng dụng cao mà các bạn học sinh cần nắm vững. Bởi ngoài làm các dạng bài tập liên quan đến đổi đơn vị trong toán học, vật lý đơn vị bảng đơn vị đo chiều dài còn được vận dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày.
Để hiểu rõ khái niệm bảng đơn vị đo chiều dài là gì, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về đơn vị là gì? Chiều dài là gì? Cụ thể như sau:
Đơn vị là gì?
Đơn vị hay đơn vị đo, đơn vị đo lường là một một đại lượng vật lý, hay tổng quát hơn đó là một khái niệm để có thể so sánh được ở điều kiện tiêu chuẩn. Đơn vị đo dùng làm mốc so sánh cho những đại lượng cùng loại trong đo lường.
Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều hệ đo lượng khác nhau. Trong đó, hệ các đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến nhất là hệ đo lường SI hay còn được gọi là hệ đo lường quốc tế.
Chiều dài là gì?
Trong vật lý, chiều dài là khái niệm cơ bản để chỉ trình từ các điểm dọc theo một đường nằm trong không gian và đo lượng ít hay nhiều mà điểm này nằm trước hoặc nằm sau điểm kia.
Hiểu một cách đơn giản, độ dài chính là khoảng cách giữa hai điểm cùng nằm trên một đường thẳng.
Ví dụ: Chiều dài của bàn chân chính là khoảng cách được tính từ gót bàn chân đến đầu ngón chân cái (ngón dài nhất của bàn chân). Chiều dài được tính là 12 cm thì 12 là chiều dài, còn cm là đơn vị để đo chiều dài đó.
Như vậy: Đơn vị đo chiều dài là đại lượng được dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm; từ đó làm mộc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác cần so.
Tổng hợp kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài trong toán học
Bảng đơn vị đo độ dài là một trong những nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình toán tiểu học. Dưới đây, chúng tôi đã thống kê các nội dung kiến thức bảng đơn vị chiều dài theo các cấp học để các bạn học sinh, phụ huynh thuận tiện trong việc tra cứu.
- Bảng đơn vị đo chiều dài lớp 2: Các bạn học sinh sẽ làm quen, biết cách quy đổi các đơn vị đo chiều dài là dm (đề xi mét) và cm (centimet)
- Bảng đơn vị đo chiều dài lớp 3: Nắm vững bảng đơn vị đo chiều dài đầy đủ gồm 7 đơn vị: km, hm, dam, m, dm, cm, mm. Từ đó hiểu mối liên hệ và biết cách quy đổi giữa các đơn vị đo.
- Bảng đơn vị đo toán lớp 4: Tiếp tục học bảng đơn vị đo diện tích gồm 2 đơn vị: m2(mét vuông) và km2 (ki-lô-mét vuông).
- Bảng đơn vị đo toán lớp 5: Bảng đơn vị đo diện tích các bạn sẽ được học thêm 5 đơn vị: hm2, dam2, dm2, cm2, mm2. Tổng hợp các bảng đơn vị đo, đồng thời luyện tập cách đổi xuôi, ngược các đơn vị đo.
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào kiến thức về bảng đơn vị đo chiều dài lớp 3.
Bảng đơn vị đo chiều dài được áp dụng theo quy tắc từ lớn đến bé, theo chiều từ trái qua phải. Để dễ nhớ hơn, người ta sẽ lấy đơn vị đo chiều dài m (mét) làm trung tâm để quy đổi ra các đơn vị còn lại hoặc ngược lại. Cụ thể như sau:
- km: Đọc là ki – lô – mét, viết tắt là km.
- hm: Đọc là héc – tô – mét. Là đơn vị liền ngay sau của km, viết tắt là hm.
- dam: Đọc là đề – ca – mét; viết tắt là dam.
- m: Đọc là mét; được viết tắt là m. Đây được xem là đơn vị tiêu chuẩn quy đổi ra các đơn vị để đo chiều dài khác.
- dm: Đọc là đề – xi – mét; viết tắt là dm.
- cm: Đọc là xen – ti – mét; được viết tắt là cm.
- mm: Đọc là mi – li – mét; được viết tắt là mm. Nó là đơn vị đo chiều dài nhỏ nhất.
Cách quy đổi đơn vị đo và mẹo nhớ chính xác khi đổi đơn vị đo chiều dài
Thực tế, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều thứ cần đong đếm, đo lường từ ngày xưa đến này. Cách đổi đơn vị đo là kỹ năng làm toán rất cơ bản, đóng vai trò quan trọng với tính ứng dụng cao. Ngay từ khi được làm quen đến các con chữ, các bé đã được học đếm, học cách phân biệt dài, ngắn, cách dùng thước. Nhắc đến toán đại lượng thì có lẽ mảng đổi đơn vị đo đã gây không ít ám ảnh với các bạn học sinh. Bởi lẽ, đây là phần dễ mắc lỗi của nhiều học sinh. Bởi nếu ghi sai đơn vị đo hoặc đổi nhầm các đại lượng đo sẽ dẫn đến việc sai cả bài toán.
Để thực hiện đổi đơn vị đo chiều dài đúng thì các bạn phải hiểu rõ được bản chất phép đổi đó là gì? Khi hiểu rõ bản chất thì các bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái, sang phải mỗi đơn vị đo liền sau đó một chữ số; hoặc sẽ thêm một chữ số 0 nếu thiếu ứng từng đơn vị đó.
Cụ thể:
Khi đổi đơn vị đo đo chiều dài từ đơn vị lớn sang đơn vị đo nhỏ hơn liền kề thì chúng ta sẽ nhân số đó với 10. Ví dụ: 5km = 50hm= 500dam.
Khi đổi đơn vị đo chiều dài từ đơn vị nhỏ sang đơn vị đo lớn hơn liền kề thì chúng ta sẽ chia số đó cho 10. Ví dụ: 50cm=5dm
Nhớ một cách ngắn gọn nhất, mỗi đơn vị đo chiều dài liền kề nhau thì sẽ gấp; hoặc sẽ kém nhau 10 lần.
Ví dụ:
- Khi đổi từ km sang m, chúng ta sẽ nhân số đó với 3 lần số 10. Vậy ta có 5km = 5×1000=5000 (m.)
- Khi đổi đơn vị đo chiều dài từ cm sang m, ta sẽ chia số đó cho 2 lần số 10 (10×10=100). Như vậy, ta có 500 cm = 500:100=5 (m).
Trên đây là tổng hợp kiến thức về bảng đơn vị đo chiều dài mà các bạn học sinh cần nắm vững. Hãy luyện tập, ghi nhớ để việc vận dụng giải toán chính xác nhất nhé.