Nguyên nhân máy bộ đàm bị rè và cách khắc phục
Máy bộ đàm là sản phẩm được sử dụng nhiều trong mọi ngành nghề cuộc sống, mang lại nhiều tiện lợi cho con người khi liên lạc thông tin. Việc bộ đàm bị rè, hú, không nghe hoặc không nói được gây nên nhiều bất lợi. Do đó, bài viết dưới đây chỉ ra những nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.

Contents
Sử dụng máy bộ đàm không thể tránh khỏi việc máy bị lỗi
Với nhiều ưu điểm nổi bật, máy bộ đàm hiện nay được ứng dụng tại đa dạng các ngành nghề như quân đội, an ninh, bảo vệ, nhà hàng, khách sạn,… Với nguyên lý vận hành đơn giản, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thiết bị một cách dễ dàng mà không cần tìm hiểu quá sâu về sản phẩm.
Tuy nhiên, khi vận hành không thể tránh khỏi tình trạng thiết bị xuống cấp, hỏng hóc như máy không hoạt động (không còn khả năng nghe, nói), bị hú hoặc bị rè Để giải quyết các vấn đề này, chúng tôi xin được chia sẻ một số cách khắc phục đơn giản ngay tại nhà sau đây.
Nguyên nhân và cách xử lý một số lỗi thường gặp
Bộ đàm bị rè
Trường hợp bộ đàm bị rè rất có thể do pin máy đang yếu, anten máy chưa lắp chặt hoặc khoảng cách giữa các thiết bị liên lạc đang tiệm cận quá ngưỡng bán kính hoạt động.
Để khắc phục, bạn chỉ cần sạc pin, chỉnh lại anten cho chặt hoặc lắp thêm trạm chuyển tiếp để tăng tốc độ và khoảng cách truyền tin.

Bộ đàm bị hú
Bộ đàm bị hú bởi hỏng cảm biến tại chức năng SOS hoặc bị ẩn chế độ báo động.
Bạn nên để ý xung quanh xem có thiết bị bộ đàm nào khác không.
Bộ đàm không nghe được
Bộ đàm không nghe được có thể xuất phát bởi các nguyên nhân:
- Hết pin: người dùng nên kiểm tra lại pin máy xem còn hay hết. Để đảm bảo khả năng vận hành liên tục, nên sạc đầy pin sau mỗi ngày sử dụng. Sau một thời gian sử dụng, pin máy bộ đàm có thể bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng pin chai, hao nhanh hơn so với thông thường. Khi đó, bạn nên thay cho máy một bộ pin mới, kèm theo đó là pin dự phòng để đảm bảo việc liên lạc luôn diễn ra thuận lợi.
- Đảm bảo cự ly sử dụng phù hợp: thông thường, bộ đàm sẽ chỉ bắt sóng và tần số rõ nét trong cự ly cho phép. Do đó khi mua, bạn nên cân nhắc kỹ về công suất và tần số thiết bị, lưu ý công suất càng lớn thì phạm vi liên lạc càng xa.
- Anten bị gãy: khi vận hành, anten máy bộ đàm có thể bị gãy trong hoặc chưa lắp chặt với thân máy. Nhiệm vụ của bạn là cần đảm bảo bộ phận này được chắc chắn và không bị hỏng hóc.
- Chưa đúng kênh và tần số: các máy bộ đàm khi có chung tần số mới có thể liên lạc được với nhau. Hầu hết các thiết bị bộ đàm liên lạc hiện nay đều được cài sẵn 16 kênh liên lạc, do đó khi bắt đầu công việc bạn cần kiểm tra xem kênh liên lạc hiện tại đã chính xác chưa.
Nếu kiểm tra toàn bộ những tình huống kể trên mà tình trạng bộ đàm vẫn không cải thiện, bạn cần liên hệ với bộ phận kỹ thuật để được sửa chữa kịp thời.

Bộ đàm không nói được
Sau đây là những nguyên nhân khiến cho bộ đàm không nói được:
- Bụi bẩn hoặc giấy dán che lấp mất lỗ thu âm: lau chùi thiết bị, làm sạch phần lỗ thu âm xem có vật nhỏ lọt vào che lấp đường truyền âm thanh hay không.
- Tần số chưa đúng: kiểm tra và điều chỉnh lại tần số nếu phát hiện chưa đúng với hệ thống máy bộ đàm.
- Kiểm tra anten xem có bị gãy hay lắp đúng chưa.
- Kiểm tra bộ phận thu, nếu lỗi ở bộ phận này bạn chỉ có thể liên hệ với đơn vị sửa chữa để được bảo hành và khắc phục kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là hướng dẫn khắc phục bộ đàm bị rè và một số lỗi khác khi vận hành, mong rằng giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Nếu vẫn còn thắc mắc về những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng thiết bị, vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ chúng tôi qua hotline 0965 327 282 – 0966 631 546 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.