Học tốt Ngữ văn: Ca dao là gì? Nội dung và giá trị của ca dao là gì?
Ngay từ khi còn tấm bé, chúng ta đều rất quen thuộc với những lời ru à ơi của các mẹ, các bà. Mặc dù có câu từ vô cùng đơn giản và dễ nhớ nhưng mỗi bài ca dao lại có thể chứa đựng nhiều nội dung sâu sắc. Bài viết ngày hôm nay, hãy cùng thietbimaycongnghiep.net ngược về quá khứ tìm hiểu nguồn gốc, những ý nghĩa và giá trị của ca dao là gì nhé!
Contents
Câu ca dao là gì lớp 10?
Trong sinh hoạt văn hóa dân gian, người ta còn bắt gặp các hình thức khác như diễn xướng ca dao, dân ca: ca, hò, lý, hát đối, hát giao duyên,… Các nhà nghiên cứu, biên soạn thì gọi những câu hát dân gian là phong sử, phong dao, ca dao, thơ ca truyền miệng dân gian,…

Ca dao là một dạng thơ ca Việt Nam, là tổng hợp những lời thơ dân gian được sáng tác chủ yếu để diễn tả thế giới nội tâm của con người. Chúng ta thường thấy ca dao bởi các bài vè, các câu hát ru… Nó đa dạng cấu trúc từ thất ngôn, tứ ngôn, lục bát, song thất lục bát,…
Vậy khái niệm ca dao là gì? – Ca dao được coi là những bài có hoặc không có chương khúc. Nó được sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc dùng để miêu tả hoặc ngụ ý diễn đạt tình cảm của con người. Theo đó, đây có thể là những bài hát có (hoặc không có) chương khúc do nhân dân sáng tác và lưu truyền rộng rãi trong vùng đó hoặc nhiều vùng khác.
Chính vì tính “truyền miệng”, lưu truyền nên không ai có thể biết chính xác nguồn gốc và tác giả của các bài dân ca, ca dao. Ngày nay, người ta sử dụng ca dao phổ biến trong nhiều tác phẩm hoặc dùng trong đời sống hàng ngày.
So sánh tục ngữ và ca dao

Khi tìm hiểu về ca dao là gì, người ta cũng thường nhớ đến người anh em gần tương tự của nó là tục ngữ. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn thường được cách điệu từ chính các câu nói hàng ngày. Tục ngữ là một câu đơn thể hiện một ý nghĩa cụ thể.
Tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm từ cuộc sống, thiên nhiên… được truyền lại cho các thế hệ sau. Cũng giống như ca dao, tục ngữ được lưu truyền bằng miệng nên nó có tính dị bản đa dạng, có thể khác nhau ở các vùng khác nhau.
Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của ca dao
Khi tìm hiểu ca dao là gì đặc điểm của ca dao, chúng ta cùng xem xét nó dưới 2 khía cạnh là nội dung và nghệ thuật. Cụ thể:
Xét về nội dung chủ yếu của ca dao là gì?
Ca dao là những nội dung diễn tả đời sống tinh thần cũng như tư tưởng và tình cảm con người. Đó có thể là tình yêu đôi lứa, tình yêu với quê hương đất nước, gia đình hoặc thể hiện những tâm tư sâu kín trong nội tâm con người. Bên cạnh đó, ca dao cũng là phương tiện phản ánh lịch sử hoặc những phong tục tập quán truyền thống của người Việt.

Chủ đề chính của các bài ca dao thường là tiếng hát than thân, lời ca yêu thương, tự hào, lời kể chuyện,… Nó thường được cất lên từ chính cuộc sống lao động hàng ngày, từ chính cuộc đời cay đắng đầy xót xa hoặc những cuộc chia ly, hội ngộ…
Về những đặc sắc nghệ thuật của ca dao là gì?
Có thể dễ dàng thấy rằng mỗi bài ca dao có cấu trúc khá đơn giản, lời ca dễ thuộc vì mang những giai điệu nhất định. Các bài ca dao thường có lời thơ ngắn gọn, sáng tác theo thể lục bát, lục bát biến thể, thất ngôn, tứ ngôn (trong các bài vè) đều có gieo vần nên dễ đọc, dễ nhớ.
Do được xuất phát từ chính cuộc sống lao động hàng ngày nên ngôn ngữ của ca dao giản dị, quen thuộc và gần gũi với những lời ăn tiếng nói hàng ngày. Các chủ thể được nhắc đến trong mỗi bài ca dao cũng rất đỗi thân quen, có thể là các sự vật (hạt mưa, ngọn cỏ, con cò,…) hoặc các hoạt động (đi cấy, đi tát nước,…).

Mặc dù ngôn ngữ đơn giản nhưng mỗi bài ca dao lại thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, so sánh. Thông thường mỗi sự vật trong bài ca dao đều là hình ảnh ẩn dụ cho con người, là những thể hiện tâm tư, tình cảm sâu bên trong mỗi người.
Cách diễn đạt của ca dao đậm sắc thái dân gian với cấu trúc được chia thành các loại chính như:
- Cấu trúc được chia ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định
- Phô diễn về thiên nhiên
- Đối thoại
Phân loại của các bài ca dao dân gian
Có thể thấy rằng kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Khi tìm hiểu ca dao là gì có mấy loại ca dao, bạn cần nắm được những loại cơ bản là:
Đồng dao
Thực tế, các bài đồng dao là thơ ca truyền miệng trẻ em, vừa chơi vừa hát đồng giao. Đây có thể là những cảm xúc, cảm nhận ngây thơ thường ngày mà mỗi đứa trẻ cảm nhận được.
Đồng dao thường được chia thành loại gắn với công việc của trẻ hoặc gắn với trò chơi của trẻ. Trong các bài đồng dao thường có những hình ảnh quen thuộc trong mắt trẻ nhỏ thời bấy giờ (con trâu, giếng nước, cánh đồng, con kiến,…).
Ví dụ bài đồng dao khi chơi:

“Cái vè nói ngược
Non cao đầy nước
Đáy biển đầy cây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm
Thẳng như lưng tôm
Cong như cán cuốc
Thơm nhất là ruốc
Hôi nhất là hương
Đặc như ống bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mổ
Gà hay liếm la
Xù xì quả cà
Trơn như quả mít
Meo meo là vịt
Quạc quạc là mèo
Trâu thì hay trèo
Sóc thì lội nước
Rắn thì hay bước
Voi thì hay bò
Ngắn như cổ cò
Dài như cổ vịt
Đỏ như quả quýt
Vàng như quả hồng…”
Ca dao lao động
Đây là những bài ca dao được hình thành trong quá trình lao động, sản xuất hàng ngày. Nó đúc kết những kinh nghiệm sống, làm việc trong các lĩnh vực của cha ông. Điểm cơ bản của loại ca dao này là sự gắn bó giữa lao động và cảm xúc của con người.
Ví dụ:
“Tháng chạp là tiết trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi ta hái về nhà phơi khô.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Ðể ta sắm sửa làm mùa tháng năm…”
Ca dao ru con – ca dao là gì dân ca là gì

Những câu ca dao ru con có lẽ là những câu ca dao phổ biến và quen thuộc nhất với chúng ta. Mỗi miền sẽ có điệu hát ru phù hợp với giọng nói và ngôn ngữ của địa phương. Tuy nhiên, nhìn chung thì lời hát ru đều dựa trên những câu ca dao có sẵn.
Nội dung bài ru dần gũi và là phương pháp thể hiện rõ nhất chức năng thực hành xã hội của các bài ca dao, dân ca. Thông thường, mỗi bài ca dao sử dụng thể lục bát và được thêm những từ như “ầu ơ”, “à ơi”… vào đầu câu 6 hoặc giữa những câu 8 để tăng nhịp điệu.
Ví dụ:
“À ơi, à á à ơi…
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm …ầu ơ… lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào …ầu ơ… ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục …ầu ơ… đau lòng cò con
À á à ơi…”
Ca dao các lễ nghi và phong tục cổ truyền
Không chỉ thể hiện tình cảm và đời sống lao động hàng ngày, các bài ca dao còn thể hiện hình thức sinh hoạt tôn giáo, phong tục của người dân Việt Nam. Nhiều bài tế thần cũng có sự kết hợp của yếu tố hiện thực, lãng mạn để biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo.

Ví dụ:
“Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Hoặc:
“Người trước bắc cầu người sau theo dõi
Người thì xông khói lời nói xông nhang.
Chùa nát thì có Bụt vàng
Tuy rằng miếu đổ Thành Hoàng vẫn thiêng”
Ca dao hài hước, trào phúng
Ca dao hài hước là những câu ca dao nội dung dí dỏm, hài hước thường được sử dụng để trêu đùa, mang đến tinh thần lạc quan, vượt khó khăn trong cuộc sống. Vậy còn loại hình trào phúng trong ca dao là gì? Đó là những loại ca dao châm biếm, lên án các thói hư, tật xấu của con người trong xã hội.
Ví dụ:
“Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”
hoặc:
“Chồng người bể Sở sông Ngô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.”
hoặc:
“Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng,
Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên.”
Thể loại ca dao trữ tình

Đây là thể loại ca dao do cảm xúc tạo nên, nó chủ yếu được người dân sử dụng để thể hiện tâm trạng, tình cảm, tâm sự của chủ thể. Chủ đề của loại ca dao này khá đa dạng từ tình cảm gia đình cho đến tình yêu quê hương, tình cảm lứa đôi.
Đặc biệt, những bài ca dao trữ tình thường rất được “chuộng” khi bày tỏ tình cảm, tỏ tình. Những lời ca dao đầy ẩn ý và chứa chan tình cảm được sử dụng thay lời muốn nói cho người thương.
Ví dụ:
“Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho:
Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.”
hay:
“Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”
Ca dao than thân – ca dao là gì lớp 7

Ca dao than thân là những tiếng nói, tiếng lòng được cất lên từ những kiếp người đau khổ, lầm than trong xã hội xưa. Đó là những người phụ nữ mang theo những gánh nặng của lễ giáo xưa, những người nông dân nghèo khó, “thấp cổ bé họng”… phải chịu nhiều uất ức, khổ cực, bị đàn áp và bóc lột.
Ví dụ:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
hay:
“Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền”
Tùng tùng trống đánh ngũ liên,
Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa”
hoặc:
“Nhớ xưa anh bủng anh beo
Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi”
Các mô típ trong ca dao là gì?
Những bài ca dao mang lại nhiều ý nghĩa với các hình ảnh ẩn dụ chính là phương tiện hoàn hảo để con người thể hiện được tình cảm, tâm tư của mình. Trong chương trình học tập hiện nay, các bạn học sinh thường quen thuộc với 2 mô típ trong ca dao đó là “Thân em…” và “Chiều chiều”.

Mô típ “Thân em…” trong ca dao
Ca dao là tiếng nói ân tình thể hiện tình cảm của người xưa và đã in sâu vào trong tâm hồn từng thế hệ người Việt. Đặc biệt, khi nhắc đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, thì người ta thường dùng mô típ quen thuộc “Thân em…” khi bắt đầu mỗi bài ca dao.
“Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn (thanh) rửa mặt, người phàm rửa chân”
hoặc:
“Thân em như miếng cau khô,
Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày”
“Thân em…” là mở đầu cho chuỗi những thân phận, cuộc đời có kiếp sống hẩm hiu, bạc bẽo. Người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay, bị cả xã hội đối xử bất công, tàn nhẫn, lệ thuộc. Mô típ “Thân em…” thể hiện nỗi đau khi không thể làm chủ cuộc đời, mà phải phụ thuộc vào người đàn ông.
“Thân em như cột đình trung,
Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi”
hay:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Mỗi câu ca dao “Thân em…” thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ. Lên án những sợi dây ràng buộc cuộc đời, khiến cho họ không thể vươn lên:
“Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay”
Mô típ “Chiều chiều…” trong ca dao là gì?

Ngoài “Thân em…” thì “Chiều chiều…” cũng là mô típ thường gặp để diễn tả nỗi nhớ trong các bài ca dao. Liên quan đến buổi chiều trong ca dao, chúng ta còn có thể bắt gặp nhiều cấu trúc như “Chiều chiều…”, “Chiều nay…”, “Chiều hôm…”…
Khi bóng hoàng hôn dần buông, không gian thường tĩnh lặng có cảm giác gợi nỗi buồn. Khi nhìn hình ảnh từng đàn cò, đàn chim bay về tổ, mọi người tìm về mái ấm với gia đình thì trong lòng của những người xa xứ lại thổn thức bao cảm xúc. Đó có thể là những khoảng trời nhớ thương, khoảng trống vô hình, những nỗi nhớ người thân, gia đình…
“Chiều chiều chim rét kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau”
Chiều chiều là nốt đầu của âm điệu gợi buồn, kéo theo đó là nỗi buồn khôn nguôi:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều (hoặc “đau như dần”)”
Ý nghĩa của các bài ca dao là gì?
Ca dao, tục ngữ có nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt, tinh thần của người dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Đây chính là món ăn tinh thần giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi cũng là nơi để giãi bày những uất ức, bất công…

Thời đại hiện nay thì ca dao chính là đại diện cho nét đẹp truyền thống văn hóa trước đây. Sự mộc mạc, giản đơn của những câu ca dao chính và tinh thần lạc quan, vượt hoàn cảnh của nhân dân.
Cùng với đó, những kinh nghiệm dân gian quý báu cũng được các bài ca dao đúc kết lại. Những hiện tượng tự nhiên, những kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, sinh hoạt cũng đều được lưu giữ trong những câu ca dao quen thuộc.
Ví dụ:
“Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu trồng khoai trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.”
Lời kết
Với những chia sẻ vừa rồi, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ca dao là gì dân ca là gì. Với mọi câu hỏi, bạn có thể comment bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé!