Các thành phần của hệ thống khí nén công nghiệp
Một hệ thống khí nén công nghiệp gồm có các thiết bị nào? Đây là vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm. Và để tìm đáp án cho băn khoăn này, các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.
>>>Bài viết tham khảo: Quy tắc an toàn khi dùng máy nén khí với bất cứ ai
Contents
Hệ thống khí nén trong công nghiệp là gì?
Khí nén là một loại năng lượng tạo ra áp lực, được sử dụng để thay thế các nguồn năng lượng khác. Hệ thống khí nén công nghiệp là một hệ thống tạo ra năng lượng từ không khí và tích trữ năng lượng đó để sử dụng khi cần thiết. Cụ thể, năng lượng được nén lại, đưa vào dạng bình chứa để sau đó sử dụng cho các hoạt động sau. Thiết bị lưu trữ khí nén thường thấy là bình tích khí, máy nén khí,… Khí nén được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dân dụng, công nghiệp và y tế,… Riêng ngành y tế, thực phẩm, nghiên cứu,… cần một hệ thống khí nén sạch, không chứa dầu.
![Hệ thống khí nén công nghiệp](https://thietbimaycongnghiep.net/wp-content/uploads/2019/06/he-thong-khi-nen-cong-nghiep-1.jpg)
Ưu điểm của hệ thống khí nén:
– Khí nén trong hệ thống có khả năng truyền đi xa bằng đường ống, ít bị tổn thất trên quãng đường vận chuyển.
– Không gây ô nhiễm môi trường.
– Tốc độ truyền khí nén cao, đảm nhiệm được nhiều công việc có yêu cầu cao về độ chính xác.
– Bình chứa khí đóng vai trò giúp hệ thống hoạt động ổn định, không bị gián đoạn trong trường hợp máy nén khí công nghiệp gặp sự cố hỏng hóc.
Nhược điểm của hệ thống khí nén:
– Khí nén được truyền ra ngoài thường gây ra tiếng ồn.
Các thành phần của hệ thống khí nén công nghiệp
Hệ thống khí nén trong nhà máy gồm có các thiết bị chính sau:
![Các thành phần của hệ thống khí nén công nghiệp](https://thietbimaycongnghiep.net/wp-content/uploads/2019/06/he-thong-khi-nen-cong-nghiep-2.jpg)
– Máy nén khí: là bộ phận tạo khí nén – thành phần quan trọng nhất trong hệ thống. Tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện ngân sách, chủ doanh nghiệp có thể chọn máy nén khí piston, máy nén khí trục vít hoặc máy nén khí xoắn ốc, máy nén khí ly tâm,… có công suất, bình chứa phù hợp.
– Ống dẫn khí: ống dẫn khí nén thường làm bằng nhựa hoặc kim loại, có tiết diện phù hợp. Nó đảm nhiệm công việc dẫn truyền khí nén từ máy nén tới bình tích khí và từ bình tích khí đến nơi tiêu thụ.
– Bình tích khí: sau khi máy nén không khí tạo ra khí nén, lượng khí mang áp suất cao này sẽ đi đến bình tích. Bình tích được thiết kế một van xả nước làm nhiệm vụ lọc tách nước lẫn trong không khí ra khỏi hệ thống để khí theo đường dẫn đi tới thiết bị công nghiệp sử dụng.
– Bộ phận tách nước: khi đi qua bình tích, khí nén đã được lọc tách bớt nước. Tuy nhiên, vì khí hậu Việt Nam trong không khí có độ ẩm cao nên lượng nước trong khí nén vẫn còn. Và khí nén sẽ được đưa vào bộ phận tách nước tách hơi nước ra khỏi không khí. Thiết bị tách nước lắp trên đường ống sau đó sẽ thu gom nước ngưng tụ, xả ra ngoài hệ thống bằng van tự động.
– Bộ phận lọc khí nén: đối với những nơi sử dụng khí nén sạch như dây chuyền sản xuất thực phẩm, trung tâm nghiên cứu, bệnh viện hoặc các ngành sản xuất vi mạch điện tử,… thì cần trang bị thêm bộ lọc khí nén để tách hoàn toàn dầu, hơi nước còn sót lại ra khỏi khí nén.
– Một số bộ phận khác: trung tâm điều khiển hệ thống khí nén bên ngoài, các loại piston chấp hành, máy bơm màng khí nén,…
Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp quý khách có được cái nhìn rõ hơn về các thành phần của hệ thống khí nén công nghiệp và từ đó biết cách chọn mua, lắp đặt và sử dụng thiết bị sao cho an toàn, hiệu quả, bền bỉ cùng thời gian.