Catalytic Converter là gì? Vai trò của hệ thống lọc thải trong lĩnh vực sản xuất ô tô
Hiện nay, ô tô chính là phương tiện được sử dụng phổ biến trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Chính vì vậy, trong lĩnh vực sản xuất ô tô các công cụ, thiết bị tân tiến ngày càng được áp dụng. Nói đến thiết bị hỗ trợ thông minh của những chiếc ô tô phải kể đến hệ thống lọc thải Catalytic converter. Vậy Catalytic converter là gì ? Có vai trò như thế nào với ngành sản xuất ô tô hiện nay? Hãy cùng chúng tôi, tìm câu trả lời cho những câu hỏi kia nhé.
Contents
Catalytic converter là gì ?
Catalytic converter là hệ thống lọc khí thải có nhiệm vụ giảm thiểu đến mức thấp nhất lượng khí thải của ô tô như H2O, CO, Co2,… Nó hoạt động trên cơ chế động cơ đốt trong, sử dụng các nhiên liệu như xăng hoặc diesel, hình thành chuyển đổi các chất thải và lượng khí sau khi sử dụng của ô tô thông qua quá trình oxy hóa và phản ứng khử giúp kiểm soát lượng khí thải.
Lượng khí thải từ động cơ ô tô xả ra môi trường
Đặc điểm cấu tạo của bộ lọc khí thải
Khi tìm hiểu kĩ hơn về Catalytic converter là gì ? Chắc hẳn bạn cần quan tâm đến kết cấu tạo ra lớp lọc khí thông minh của hệ thống này. Nó bao gồm 3 lớp lọc cơ bản:
- Lớp xúc tác thứ nhất (the Reduction Catalyst): Được làm từ platinum và rhodium có tác dụng làm giảm khí NOX.
- Lớp tiếp xúc thứ 2 (hay gọi là oxy hóa): Tác dụng của lớp này giảm lượng khí hydrocacbon và carbon monoxide bằng cách đốt cháy chúng nhờ sử dụng chất liệu bằng kim loại là platinum và palladium.
- Lớp tiếp xúc cuối cùng: Thông qua 2 lớp tiếp xúc trên, hệ thống kiểm soát khí thải và điều chỉnh hệ thống phun nhiên liệu của ô tô. Bộ cảm biến không khí giúp thông báo lượng không khí còn sót lại khi thải khí ra ngoài.
Catalytic converter là gì – Cấu tạo bộ lọc khí thải Catalytic converter
Có thể nói với cấu tạo đơn giản nhưng hệ thống lọc khí này có vai trò cùng to lớn với việc giảm thải và bảo vệ môi trường. Kết cấu lõi kim loại 3 lớp được phủ lên các chất xúc tác đã góp phần làm giảm đáng kể lượng khí thải của ô tô trước khi xả ra môi trường. Có bao giờ bạn thắc mắc bộ lọc thông minh này hoạt động trên cơ chế nào không?
Cơ chế hoạt động của bộ lọc khí
Khi ô tô hoạt động, động cơ xe được kích hoạt bằng hoạt động đốt cháy nhiên liệu. Chính vì vậy quá trình đốt cháy đã tạo ra một lượng khí thải dù là nhỏ nhưng vẫn là những khí gây hại cho động cơ và môi trường. Những khí được sinh ra trong quá trình đốt cháy bao gồm H2O, CO, CO2, NX,….
Nhằm mục đích giảm lượng khí thải có trong động cơ, những xe ô tô được trang bị 1 bộ lọc khí thải thông minh. Với kết cấu là lõi kim loại được hình thành bởi 3 lớp tiếp xúc, mặt mỗi lớp được phủ một chất xúc tác giá trị lớn để các phản ứng khử và oxy ở lớp thứ 2 được vận hành chính xác và thuận tiện nhất. Lượng khí thải khi đi qua lớp lọc bị ngăn lại và bị tiêu hao đáng kể. Có thể nói là khoảng 90% lượng khí khi đi qua hệ thống lọc thải ra môi trường bị giảm đi ít nhiều.
Cơ chế hoạt động của bộ lọc khí thải catalytic converter
Vai trò của Catalytic converter là gì trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô
Đánh giá chung về bộ xúc tác khí thải Catalytic Converter
Rất nhiều chuyên gia đánh giá cao về độ bền bỉ. Chất xúc tác phủ lên các lõi kim loại là chất hiếm và có giá trị, thực sự các chuyên gia và kỹ sư đầu ngành đã sáng chế ra thiết bị vô cùng cần thiết nhằm mục đích bảo vệ động cơ, giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường.
Bạn có biết lượng khí được thải ra ở động cơ ô tô hầu hết là các khí độc và gây hại với sức khỏe của con người cũng như, chính “tuổi thọ” động cơ. Phải kể đến một số khí như:
- HC: Là hợp chất cực độc, tác nhân gây ra những trận mưa axit và khói độc chủ yếu được sinh ra ở các chất không cháy hết ở quá trình đốt cháy nhiên liệu
- CO: Chất khí độc, không màu, không mùi
- NO: Là chất gây hại đến bộ não của con người
Giảm lượng khí thải là bảo vệ Trái Đất
Vai trò của Catalytic converter là gì ?
Nhận thấy hậu quả của việc xả khí các chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực sản xuất xe ô tô đã nghiên cứu và thiết kế thành công hệ thống lọc thông minh này. Có vai trò quan trọng với cả động cơ máy và giảm thiểu tác hại đến môi trường sống của con người:
Đối với động cơ máy: Bạn thử tưởng tượng, bộ lọc khí thải giống như “người hùng” trả lại bầu không khí sạch và ít khí bụi sau khi động cơ chạy liên tục không nghỉ. Với ứng dụng thiết thực vào việc sản xuất ô tô, hiện nay ở hầu hết các động cơ xe đều được lắp hệ thống hữu dụng này.
Đối với môi trường: Tuy rằng việc giảm lượng khí ra môi trường chỉ ở mức độ tương đối khoảng 90% nhưng không thể phủ nhận vai trò của nó với môi trường. Như phần phân tích trên, chúng tôi đã chỉ ra tác hại của một số chất thải độc: nếu không có bộ lọc này, bạn thử tưởng tượng, bầu không khí của chúng ta sẽ nặng nề và ô nhiễm như thế nào. Cùng với sự phát triển của các thiết bị lọc thải ô tô, lượng khí CO2 – nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính đã được hạn chế mức thấp nhất. Hy vọng với công nghệ tiên tiến, tác dụng của nó sẽ đạt được ở mức cao nhất.
Kết luận.
Mặc dù được đánh giá cao trong việc giảm lượng khí thải nhưng bạn cần phải thường xuyên vệ sinh bộ phận này để hạn chế các khí có hại xả ra môi trường mà chưa được xử lí. Chiếc ô tô của bạn có hoạt động tốt hay không cũng nhờ thiết bị quan trọng này, vì vậy bạn cần đưa nó đến các trung tâm bảo dưỡng hoặc gara ô tô để chăm sóc và phát hiện ra lỗi cần xử lý.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi Catalytic converter là gì ? Và những vai trò quan trọng của hệ thống lọc khí trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có câu trả lời xoay quanh thiết bị này.