Câu đặc biệt là gì? Cách dùng và cách phân biệt với câu rút gọn
Câu đặc biệt là loại câu được học ở bộ môn Ngữ văn Trung học cơ sở, thế nhưng việc hiểu và vận dụng loại câu này như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng nắm được. Để giúp các bạn học sinh ôn lại kiến thức cũng như hiểu thêm về loại câu đặc biệt. Trong bài viết hôm nay thietbimaycongnghiep.net sẽ tổng hợp lại về khái niệm, cách dùng và cách phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn một cách chi tiết nhất.
Contents
Câu đặc biệt là gì? Ví dụ
Câu đặc biệt là 1 loại câu không tuân thủ theo quy tắc chủ – vị, thường chỉ có 1 từ hoặc 1 cụm từ đứng riêng lẻ.

Ví dụ: Bão! Bão rồi
Cách dùng câu đặc biệt
Câu rút gọn thường dùng như sau:
- Sử dụng trong giao tiếp một cách ngắn gọn nhất như: Vâng, dạ, ơi,…
- Sử dụng để liệt kê: Một, hai, ba, bốn… nhiều quá
- Sử dụng để xác định thời gian, địa điểm: 20 – 10. Tại trường quân sự.
Câu rút gọn là gì?
Câu rút gọn là câu đã bị lược bỏ phần chủ ngữ, hoặc vị ngữ hoặc lược bỏ cả để tạo nên một câu cực kỳ ngắn gọn nhưng vẫn khiến đối phương hiểu đầy đủ thông tin nhất. Mục đích của câu rút gọn là tránh sự trùng lặp trong giao tiếp.

Ví dụ:
- A hỏi: Hôm qua cậu được bao nhiêu điểm môn Toán
- B trả lời: 8 điểm
→ 8 điểm ở đây là câu rút gọn, và đã được rút gọn cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Câu đầy đủ sẽ phải là” Tớ được 8 điểm môn toán.
Câu đặc biệt và câu rút gọn khác nhau như thế nào?
Về mặt hình thức, 2 loại câu này hoàn toàn giống nhau. Đề không có chủ ngữ, vị ngữ và đều rất ngắn gọn. Tuy nhiên điểm khác nhau của câu đặc biệt và câu rút gọn đó chính là:

- Câu đặc biệt không thể khôi phục chủ – vị
- Câu rút gọn có thể khôi phục chủ vị cho câu.
Ví dụ cụ thể
- Một giây, hai giây, ba giây,… lâu quá → Đây là câu đặc biệt vì không thể khôi phục chủ ngữ,vị ngữ cho câu Một giây, hai giây, ba giây
- Hắn đi tới: Đánh, mắng, chửi → Đây là câu rút gọn, vì ở câu Đánh, mắng, chửi có thể khôi phục thành, hắn Đánh, hắn mắng, hắn chửi.
Cách xác định câu đặc biệt đơn giản nhất
Để xác định được câu đặc biệt một cách đơn giản nhất, các bạn cần dựa vào cả câu và ngữ cảnh của câu đó để xác định. Bởi như chúng tôi đã phân tích về sự giống và khác nhau của câu đặc biệt là rút gọn.
Nếu là câu đặc biệt bạn sẽ không thể khôi phục được chủ vị cho câu. Câu đặc biệt luôn đứng 1 mình, không bổ trợ cho câu trước hoặc sau, giống như câu rút gọn.
Bài tập về câu đặc biệt ngữ văn lớp 7
Để các bạn có thể hình dung rõ hơn về câu đặc biệt này. Chúng tôi sẽ giải đáp một số dạng bài tập thường gặp sau đây.

Đặt câu đặc biệt
Dạng bài về câu đặc biệt trong chương trình lớp 7 phổ biến nhất chính là đặt câu. Tùy theo đề bài có thể đặt 1 câu đặc biệt, đặt 2 câu đặc biệt,…. Với câu hỏi này các bạn có thể sử dụng câu đặc biệt để thể hiện cảm xúc, xác định thời điểm hoặc gọi đáp. Cụ thể.
- Thể hiện cảm xúc: Hú hồn! Xém chút nữa là bị xe tông. → Hú hồn! là câu đặc biệt.
- Xác định thời gian: Hà Nội, Mùa xuân năm 2000. → Hà Nội là câu đặc biệt
- Thể hiện gọi đáp: Chiến ơi ! Ra đây mẹ bảo! → Chiến ơi là câu đặc biệt.
Tìm câu đặc biệt
Dạng bài tập tiếp theo về câu đặc biệt lớp 7 thường gặp đó chính là cho 1 đoạn văn và tìm ra câu đặc biệt. Ở đây, chúng tôi lấy ví dụ 1 đoạn văn trích từ văn bản “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn. Tìm câu đặc biệt có trong đoạn văn này.
“ÔI ! TRĂM HAI MƯƠI LÁ BÀI ĐEN ĐỎ, CÓ cái ma lực gì dun dủi cho quan mê được như thế? Này, này đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp. Ðứng trên đê mà đốc kẻ cắm cừ, người đổ đất lắm nỗi lầm than, sao bằng ngồi trong đình đã sẵn kẻ bốc nọc, người chia bài, nhiều đường thú vị.
Than ôi ! Cứ như cách quan ngồi ung dung như vậy, mà hai bên tả hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập thì đố ai bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!….
Mặc ! Dân chẳng dân thời chớ! Con bài ngon há nỡ bỏ hòai ru! Quan lớn ngài ăn, ngài đánh, người hầu kẻ dạ, kẻ vâng. Sướng bao nhiêu thích bao nhiêu!. Lúc quan hạ bài ù, ai là người chẳng ngợi khen tấm tắc!. Một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập! Vậy mà không hiểu thật là trời phàm!.
Quan lớn ù thêm. Người đầu cánh, kẻ cuối tay, tranh nhau phô bài để quan lớn rõ rằng: “Mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt!”. Hèn chi mà quan chẵng ù luôn! Quan ù ấy là hạnh phúc!…
Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi xong bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa tiếng kêu vang dậy trời đất. mọi người đều giật nảy mình, quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chờ người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ, Vì ngài sắp ù to.
Có người khẽ nói:
– Bẩm, dễ có khi đê vỡ?
Ngài cau mặt, gắt rằng:
– Mặc kệ!
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối tựa sang bên phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
Có ăn không thì bốc chứ?
Thầy đè vội vàng :
Dạ, bẩm bốc”
Ở đoạn văn này, câu đặc biệt được sử dụng khác nhiều, bao gồm:
- Ôi
- Than ôi
- Mặc
- Bẩm
- Mặc kệ
- Dạ
Điểm danh một số câu đặc biệt hay, câu đặc biệt ngắn nhất
Sau đây là một số câu đặc biệt hay và ngắn gọn nhất thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó chúng ta có thể thấy được câu đặc biệt là một vẫn không thể thiếu trong văn hóa giao tiếp hàng ngày của mỗi người .
Các câu đặc biệt ngắn dùng để mô tả cảm xúc
- Mừng quá. Được về rồi.
- Mệt quá. Thở không ra hơi
- May quá. Chỉ bị xước nhẹ.
- Sợ quá! Tí nữa là hỏng
- Hay quá!
- Tuyệt vời!
- Ưng quá
- Oh my god
- …
Các câu đặc biệt ngắn dùng để gọi đáp
- Gọi bằng tên: Chiến ơi, Hương ơi,….
- Vâng,
- Dạ
- Sao
- Ơi
- Gì
Ngoài ra còn rất nhiều những câu đặc biệt ngắn nhất, hay nhất được sử dụng hàng ngày. Đặc biệt là ở nước ta có 3 vùng miền khác nhau, cách nói, cách sử dụng từ cũng khác nhau. Từ đó tạo nên sự đa dạng, phong phú cho câu đặc biệt trong văn hóa giao tiếp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết, đầy đủ nhất về câu đặc biệt mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích giúp các bạn có thể ôn tập và bổ sung thêm cách hiểu đầy đủ nhất về loại câu này. Ngoài ra đừng quên cập nhật website thietbimaycongnghiep.net để đón đọc nhiều bài viết hữu ích khác nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc tin.