Tìm hiểu cấu tạo bộ đàm Motorola và nguyên lý hoạt động
Bộ đàm Motorola là thương hiệu nổi tiếng chắc hẳn chúng ta đã từng nghe qua. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu cấu tạo bộ đàm, nguyên lý hoạt động và cách vận hành thiết bị này nhé!
Contents
Cấu tạo bộ đàm Motorola
Tương tự các thiết bị bộ đàm chuyên dụng khác, bộ đàm Motorola được cấu tạo từ 4 bộ phận chính sau:
- Bộ phận phát: Khu vực khuếch đại tín hiệu MIC, đồng thời tạo tần số dao động sóng mang, giúp cho tần số tín hiệu truyền đi được rõ ràng, đồng thời lọc những tín hiệu bị nhiễu. Bên cạnh đó, bộ phận còn đảm nhận chức năng mã hóa tín hiệu truyền đi.
- Bộ phận thu: thu tín hiệu sóng từ những thiết bị bộ đàm khác có cùng kênh tín hiệu, đồng thời giải mã tín hiệu.
- Bộ phận chuyển đổi tín hiệu: nhận tín hiệu từ bộ thu và chuyển thành âm thanh để phát ra loa. Mặt khác, đây cũng là phần đưa tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện để truyền đi trong kênh đàm thoại.
- Nguồn điện: cung cấp năng lượng cho các hoạt động của máy, đảm bảo sự ổn định của các cuộc đàm thoại.
Bên cạnh đó, còn có các phụ kiện kèm theo như:
- Pin máy: thường là pin Ni-Cd, Ni-MH hoặc Li-Ion với dung lượng đo bằng mAh.
- Trạm sạc: bên cạnh bộ pin đi kèm, nhà sản xuất sẽ cung cấp thêm các bộ sạc, với khả năng sạc tới 6 máy cùng một lúc. Thiết bị được thiết kế một nút bấm để xả hoàn toàn pin chưa dùng hết khi sạc loại Ni-Cd và Ni-MH. Quá trình xả và nạp được gọi là “conditioning”, giúp tăng thêm tuổi thọ cho pin.
- Anten: hỗ trợ quá trình gửi và nhận tín hiệu. Khi nhận, anten sẽ chuyển sóng điện từ thành dòng điện tần số và ngược lại với quá trình gửi. Hiệu suất anten là yếu tố quan trọng quyết định khoảng cách làm việc cũng như cùng phủ sóng của tín hiệu vô tuyến.
- Tổ hợp loa-micro: đối với mỗi model sẽ có kiểu và kích cỡ loa khác nhau. Một đầu sẽ được cắm vào cổng âm thanh của bộ đàm, một đầu kẹp vào cổ áo người dùng để thu âm.
Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân máy bộ đàm bị rè và cách khắc phục
- Top 5 bộ đàm Icom cầm tay được tin dùng bán chạy nhất
Nguyên lý hoạt động của bộ đàm Motorola
Xét về bản chất, máy bộ đàm chính là một thiết bị thu phát sóng vô tuyến hai chiều, giúp đảm bảo liên lạc giữa một với nhiều máy khác. Điểm nổi bật của thiết bị này sẽ là luôn có nút PTT (Nhấn để nói), giúp hạn chế tối đa các thao tác như các thiết bị thông tin liên lạc khác.
Cách sử dụng bộ đàm Motorola
Bộ đàm Motorola bao gồm 2 phân loại: bộ đàm có bàn phím và bộ đàm không có bàn phím. Mỗi loại sẽ có cách sử dụng khác nhau được trình bày cụ thể sau đây:
Đối với bộ đàm Motorola không có bàn phím
Thiết bị sẽ có hai nút tích hợp trên đầu máy và anten. Phím phía bên trái hông máy là PTT, bên phải là cổng kết nối của máy bộ đàm. Khi muốn giao tiếp, người dùng sẽ nhấn và giữ phím PTT và nói, sau đó thả ra để bên còn lại trả lời.
Bên cạnh anten sẽ là nút chuyển kênh. Khi sử dụng, chúng ta chỉ cần điều chỉnh nút này đến những kênh đàm thoại tương ứng để liên lạc. Thông thường, máy bộ đàm Motorola sẽ được thiết kế 16 kênh để người dùng thoải mái liên lạc.
Phía dưới nút chuyển kênh sẽ là nút mở nguồn. Để sử dụng, trước tiên chúng ta cần mở nguồn cho máy bằng nút này. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể sử dụng nút này để thực hiện tăng, giảm âm lượng.
Đối với máy bộ đàm có bàn phím
Thay vì dùng hệ thống các nút bấm đơn giản, bộ đàm Motorola có bàn phím sẽ tích hợp bàn phím tiện dụng để hỗ trợ các thao tác. Sản phẩm sẽ chỉ có một nút xoay duy nhất trên đầu máy, với chức năng tắt, mở nguồn cùng với nút PTT.
Trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ đổi kênh liên lạc bằng cách bấm các phím ˄˅ hoặc ↑ ↓, tương tự với các thao tác tăng, giảm âm lượng.
Một số lưu ý khi sử dụng máy bộ đàm cầm tay Motorola
Trong quá trình vận hành, nên lưu ý một số thông tin sau đây để sử dụng hiệu quả, đồng thời kéo dài tuổi thọ thiết bị:
- Vệ sinh định kỳ: Máy bộ đàm chính hãng dù có chất lượng thế nào thì sau một thời gian sử dụng vẫn có bụi bẩn tích tụ phía trong và ngoài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc đàm thoại. Hơn nữa, nếu để quá lâu sẽ dẫn đến trường hợp nóng máy, điểm tiếp xúc kém, đồng thời ảnh hưởng đến các thành phần linh kiện trong thiết bị. Do đó, cần thường xuyên vệ sinh thiết bị để giúp máy vận hành trơn tru và hiệu quả.
- Tránh để máy tiếp xúc trực tiếp với dung môi: việc xịt trực tiếp các dung môi lên máy bộ đàm có thể làm hỏng màn hình hoặc các bộ phận khác.
- Hạn chế tiếp xúc với nước: đa số các dòng bộ đàm hiện nay đều đảm bảo khả năng chống nước theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên xét về bản chất, nước vẫn là kẻ thù số 1 đối với đồ điện tử. Do đó cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước, tránh làm hỏng các bo mạch.
- Nên sạc đầy pin 100% cho 3 lần sạc đầu tiên: việc sạc đầy trong 3 lần sạc đầu tiên giúp pin đạt được điện áp ổn định và khỏe hơn trong quá trình sử dụng.
- Hạn chế cầm, nắm anten vì có thể gây suy giảm tín hiệu, tệ hơn là gãy anten nếu bất cẩn.
- Lắp đặt, sạc pin đúng cách, đồng thời hạn chế làm rơi rõ.
Trên đây là những thông tin về cấu tạo bộ đàm Motorola cũng như hướng dẫn vận hành thiết bị, mong rằng giúp bạn đọc hiểu hơn sản phẩm này và có cách sử dụng chính xác.