Cấu tạo và ưu điểm của tháp giải nhiệt kín
Tháp giải nhiệt kín là thiết bị làm mát được nhiều đơn vị doanh nghiệp lựa chọn bởi sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Để biết được lý do vì sao loại tháp làm mát này lại được ưu ái đến vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Contents
Tìm hiểu tháp giải nhiệt kín là gì?
Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín được thiết kế theo dạng khép kín. Lượng nước tuần hoàn bên trong tháp sẽ không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và luồng không khí bên ngoài. Trong hệ thống của tháp luôn có một lượng nước nhất định chảy trong ống xoắn, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp nước phun.
Khi tháp giải nhiệt công nghiệp vận hành, không khí sẽ được đưa vào tháp thông qua cửa nạp ở dưới đáy và tạo thành một dòng chảy ngược, xen kẽ với dòng nước được phun xuống.
– Cánh quạt của tháp giải kín hoạt động sẽ tạo luồng gió thổi để tách nhiệt ra khỏi nước và chuyển thành dạng hơi.
– Phần nước đã được hạ nhiệt, làm mát sẽ được đưa xuống thùng chứa ở dưới đáy bồn và đưa đến bộ phận giải nhiệt để làm mát cho các thiết bị máy móc trong xưởng sản xuất.
Tháp giải nhiệt kín sử dụng nguồn nước trong môi trường tinh khiết, phù hợp sử dụng cho những thiết bị có nhu cầu làm mát cao.
Cấu tạo của tháp giải nhiệt kín
Cũng giống với các loại tháp hạ nhiệt khác, tháp giải nhiệt kín được cấu tạo từ nhiều bộ phận, linh kiện tháp giải nhiệt khác nhau, bao gồm:
– Vỏ tháp: làm từ thép tấm mạ kẽm cao cấp, cho khả năng chống thấm nước, chống ăn mòn; chịu nhiệt cực tốt, bền bỉ cùng thời gian
– Máy bơm: được ứng dụng kỹ thuật hàn kín, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Tốc độ dòng chảy của máy bơm cao, ít rung giật khi vận hành.
– Ống xoắn: làm từ thép nhập khẩu chất lượng tốt, mang lại hiệu quả trao đổi nhiệt ấn tượng.
– Hệ thống phân phối nước: được trang bị giỏ lọc với khả năng chống tắc, có thể phun nước liên tục và đều lên ống xoắn. Điều này giúp đảm bảo hiệu suất trao đổi nhiệt cao. Vòi phun được kết nối với nhánh ống phun, giúp cho việc vệ sinh, bảo dưỡng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.
– Lớp lót trao đổi nhiệt: hay còn gọi là tấm tản nhiệt làm từ nhựa PVC, dạng tổ ong; cho hiệu suất giải nhiệt tối ưu. Lớp lót này chịu được nhiệt độ nước cao lên tới 68ºC.
– Bộ khử nước: được làm từ vật liệu PVC, chống ăn mòn, có chức năng loại bỏ hơi ẩm thoát ra từ ống xoắn, tỷ lệ thất thoát nước thấp chỉ 0.001%. Dễ dàng tháo rời khi vệ sinh.
– Cánh quạt: được trang bị quạt chân vịt làm từ hợp kim nhôm chịu tác động tốt trước tác động của nhiệt độ cao. Thích hợp làm việc ở những nơi có điều kiện làm việc khắc nghiệt.
– Dụng cụ đánh tan cặn điện tử: giúp phân tách các tạp chất, khử trùng, chống cặn và loại bỏ rêu tảo bên trong tháp dựa trên kỹ thuật xung – điện. Dụng cụ này sẽ xoay vòng nước tuần hoàn để hạn chế sự hình thành cáu cặn trên thành ống xoắn và lớp lót giải nhiệt.

Ưu điểm vượt trội của tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
– Với cấu tạo dạng tháp được tuần hoàn khép kín, lượng nước ít bị thất thoát, giảm thiểu tình trạng lượng nước bị tổn thất và hao hụt do nước bay hơi và bắn ra ngoài như tháp tuần hoàn hở.
– Tháp giải nhiệt kín với thiết kế nguyên khối, các bộ phận cấu thành đều được làm từ nguyên liệu bền chắc, giúp nâng cao tuổi thọ của tháp.
– Hoạt động trong môi trường khép kín nên tháp làm mát có khả năng ngăn ngừa bụi bẩn, rò rỉ khí độc hại làm ảnh hưởng tới con người và môi trường xung quanh.
– Tháp giải nhiệt nước kín giúp tiết kiệm điện năng, kinh phí xử lý nguồn nước, đảm bảo hiệu suất làm việc của thiết bị. Từ đó giúp tiết kiệm tối đa chi phí bảo dưỡng và sửa chữa.
– Đặc biệt tháp giải nhiệt kín này còn có thể kết hợp nhiều mô đun với nhau để đáp ứng mọi yêu cầu làm mát của đơn vị doanh nghiệp, tiết kiệm không gian lắp đặt.
Chắc hẳn qua những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp người dùng có thêm hiểu biết về tháp giải nhiệt kín. Nếu còn có những thắc mắc, câu hỏi cần giải đáp; quý khách hãy để lại comment dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.
||Bài viết liên quan khác: