Cdi là gì? Tìm hiểu hệ thống đánh lửa ô tô
Nếu là người quan tâm đến động cơ đốt thì chắc chắn bạn cần biết Cdi là gì? Bạn có biết để cung cấp nhiên liệu cho động cơ ô tô được hoạt động bình thường và liên tục thì hệ thống đánh lửa phải đảm nhiệm vai trò gì? Để có cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống đánh lửa, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể và chi tiết nhất.
Contents
Cdi là gì? Hệ thống đánh lửa là gì?
Cdi là từ viết tắt của từ tiếng Anh “Capacitor discharge ignition”, dịch ra nghĩa là hệ thống đánh lửa điện xung.
Trước hết cần hiểu thế nào là hệ thống đánh lửa? Nó là hệ thống hoạt động dựa trên kết quả vận hành của động cơ xăng. Hệ thống đánh lửa đóng vai trò tích lửa điện và phóng điện kích hoạt quá trình đốt cháy nhiên liệu cung cấp năng lượng cho hệ thống động cơ.
Hiện nay trên các dòng xe hiện đại như Mercedes sử dụng cho động cơ xe hệ thống đánh lửa điện tử Cdi thay vì hệ thống đánh lửa như bình thường. Vì vậy tên gọi hệ thống đánh lửa Cdi ra đời với ý nghĩa là hệ thống đánh lửa điện tử không sử dụng bộ vít. Cơ bản hệ thống này được cải tiến dần dần và có khả năng hoạt động mạnh mẽ và ổn định mà không cần điều chỉnh giống như hệ thống đánh lửa tiếp điểm.
Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa Cdi
Với khả năng phóng điện và kích hoạt quá trình đánh lửa cho động cơ đốt, đây cũng chính là nhiệm vụ chính của Cdi. Cụ thể để động cơ hoạt động bình thường và ổn định thì Cdi có 2 nhiệm vụ chính:
- Tạo ra dòng điện cao áp từ đó thúc đẩy quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và khí sau đó phóng điện qua khe hở để đánh lửa bugi.
- Hệ thống tiếp tục đốt cháy hòa khí trong động cơ một cách triệt để nhất, đồng thời tạo ra công suất lớn, hạn chế lượng khí thải sinh ra trong quá trình vận động và góp phần bảo vệ môi trường nhờ công nghệ Cdi.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo
Cấu tạo hệ thống đánh lửa cơ bản gồm:
- Cấu tạo 2 cuộn dây cuộn nguồn và cuộn đèn đồng thời bên ngoài sẽ có một cuộn kích trong mâm lửa.
- Cụm Cdi của hệ thống đánh lửa là một mạch điện tử gồm nhiều linh kiện bán dẫn như: Tụ tích điện, điện trở, tụ, SCR, điốt
- Bên cạnh đó còn một số chi tiết khác như Bugi, công tắc máy, bô bin,..,
Hoạt động của hệ thống đánh lửa
Như phần nhiệm vụ đã trình bày ở trên, khi động cơ hoạt động hệ thống đánh lửa sẽ tạo ra một dòng điện áp lớn hơn 200000V và đi qua khe hở trên đỉnh bugi đồng thời tạo ra tia lửa để đốt cháy nhiên liệu tại buồng đốt. Thời điểm tia lửa gặp hỗn hợp nhiên liệu tại piston sẽ thúc đẩy quá trình đốt cháy nhiên liệu và giúp động cơ vận hành tốt.
Tìm hiểu một số hệ thống đánh lửa ô tô
Không chỉ có xe máy và một số động cơ có hoạt động buồng đốt mới sở hữu hệ thống đánh lửa mà với ô tô- một phương tiện hiện đại thì vai trò của hệ thống đánh lửa ô tô rất quan trọng.
Cấu tạo nguyên lý hoạt động cơ bản
Cấu tạo: Giống như cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa, cấu tạo của hệ thống này trên động cơ cũng không thay đổi. Để dễ hiểu hơn, có thể hiểu như sau:
- Mạch sơ cấp có vai trò cung cấp tín hiệu đến bô bin đánh lửa, lấy nguồn điện thấp từ ắc quy là 12-14,2V. Lúc này bô bin của động cơ giống như một máy biến áp chuyển nguồn điện từ nơi có dòng điện áp thấp thành dòng điện áp cao >20000V.
- Mạch thứ cấp là nguồn điện cao áp nhận từ bô bin và nhờ đó qua các dây phin cao áp để có thể truyền đến bugi.
Ngày nay, cấu tạo của hệ thống đánh lửa không ngừng phát triển và cải thiện hơn rất nhiều với các cấu tạo cũ. Trước kia, hệ thống đánh điện chỉ điều khiển bằng tua vít sau đó sang đến việc điều khiển bằng dây bán dẫn. Và hiện nay được dùng phổ biến là hệ thống đánh lửa điện tử bao gồm các cảm biến như cảm biến vị trí trục cam, cảm biến trục khuỷu, cảm biến lưu lượng khí nạp,… một số cảm biến khác.
Nguyên lí hoạt động
Hỗn hợp nhiên liệu cùng với không khí tạo ra phản ứng hóa học từ bộ chế hòa khí được vận chuyển tới buồng đốt. Tại đây quá trình đốt cháy được diễn ra suôn sẻ, hệ thống đánh lửa được kích hoạt từ dòng điện áp có điện áp >20000V. Dòng điện điện áp chạy qua bugi sẽ bị tác động hình thành lên tia lửa điện. Sau đó, những tia lửa điện được kết hợp với hỗn hợp nhiên liệu ở buồng đốt sẽ tạo ra phản ứng đốt cháy, từ đó tạo năng lượng thúc đẩy hoạt động của động cơ.
Một số hệ thống đánh lửa ô tô cơ bản
- Hệ thống đánh lửa bằng vít: đây là hệ thống đánh lửa cơ bản nhất của những hệ thống đánh lửa trên ô tô, thời điểm đánh lửa được điều khiển bằng dòng điện sơ cấp và ngắt quãng qua các tiếp điểm.
- Hệ thống đánh lửa bán dẫn: Có cấu tạo phức tạp hơn, thời điểm đánh lửa được điều khiển bằng cơ hoặc điều khiển bằng các cảm biến.
- Hệ thống đánh lửa trực tiếp: Sử dụng Bô bin đơn hoặc đôi trực tiếp cho bogi mà không thông qua bộ chia điện. Loại này đang được sử dụng khá phổ biến.
Ngoài ra còn có một số hệ thống khác như hệ thống đánh lửa không tiếp điểm, hệ thống đánh lửa tiếp điểm, hệ thống DC-CDI, hệ thống ECU, hệ thống ESA, hệ thống TCI,…
Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã gửi đến bạn những vấn đề liên quan đến vấn đề Cdi là gì và những thông tin cơ bản nhất về hệ thống đánh lửa trên ô tô từ đó ít nhiều cũng giúp bạn hình dung thế nào là hệ thống đánh lửa. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn, nếu bạn có điều gì thắc mắc về bài viết rất mong được sự đóng góp từ các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.