Chất tẩy rửa là gì? Một số loại chất tẩy rửa chuyên dụng
Chắc hẳn với nhiều bà nội trợ, chất tẩy rửa giống như một vũ khí đắc lực. Có thể làm mọi thứ từ rửa bát, lau nhà đến những tẩy quần áo, vệ sinh nhà cửa đều được chị em làm nhanh gọn trong tích tắc đồng hồ. Phải chăng công dụng “thần thánh” của loại chất này chính là vũ khí bí mật đó. Để tìm hiểu sâu hơn về “chất tẩy rửa là gì?”. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn nghiên cứu thêm về loại chất này nhé!
Contents
Chất tẩy rửa là gì?
Chất tẩy rửa tiếng Anh được viết là Cleanser, thường được gọi là hóa chất giặt tẩy rửa. Nó là sản phẩm được điều chế ra từ những chất hóa học có tác dụng làm sạch mọi bề mặt như: Sàn, bề mặt gỗ, bề mặt các lớp kim loại.
Trong thành phần của hóa chất tẩy rửa sẽ có các hợp chất hóa học, chất tẩy trắng, nhuộm màu, chất ổn định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng.
Thành phần chính của chất tẩy rửa là gì.
Chất tẩy rửa bao gồm các hợp chất hữu cơ cùng với các chất phân cực và không phân cực. Người ta chia làm 3 loại chính: Anion, Cation và không ion. Trong đó phải kể đến Anion và Cation có các điện tích âm hoặc tích cực vĩnh viễn có gắn các chuỗi CC không phân cực:
- Chất tẩy rửa cation sản sinh ion điện dương trong dung dịch.
- Xà phòng và các chất tẩy rửa tổng hợp đều là những chất tẩy rửa anion. Nó sinh ra các điện cực âm keo ion trong dung dịch.
- Chất tẩy rửa không ion mang các nguyên tử có điện dương yếu và điện âm. Điều này do điện tử thu hút sức mạnh của các nguyên tử oxy.
Bên cạnh đó chất tẩy rửa có thể làm từ các loại chất từ thiên nhiên. Thông thường chúng sẽ được làm từ các chất như dầu mỏ, hắc ín hoặc chất hoạt tính và mỡ động vật.
Cơ chế hoạt động của chất tẩy rửa là gì?
Hóa chất tẩy rửa với tác dụng chủ yếu là làm sạch các vết bẩn trên mọi bề mặt. Nhìn chung cơ chế hoạt động chủ yếu của hợp chất tẩy rửa bao gồm 3 quá trình:
- Dung dịch tẩy rửa làm giảm độ căng của nước, để nước thấm sâu vào các vết bẩn
- Sau đó chất tẩy thấm vào bề mặt vết bẩn, nó sẽ phát huy tác dụng làm đánh tan và loại bỏ chất bẩn
- Quá trình chống bám bẩn: Khi loại bỏ hầu hết các chất bẩn, hóa chất tẩy rửa sẽ phủ lên một lớp bề mặt nhằm ngăn chặn vết bẩn bám sâu vào bề mặt.
Một số chất tẩy rửa chuyên dụng
Phải chăng câu hỏi này sẽ khiến nhiều người nghĩ ngay đến công dụng chung của chất tẩy rửa nói chung đó là làm sạch vết bẩn. Nhưng mỗi loại lại dùng trong những lĩnh vực khác nhau như:
Sử dụng chất tẩy rửa trong vệ sinh công nghiệp
Như các bạn đã biết, các khu công nghiệp thường là nơi tập trung nhiều máy móc và thiết bị sản xuất nên việc vệ sinh khu vực máy móc là rất quan trọng. Người ta dùng các hóa chất tẩy rửa cực mạnh để xử lý bề mặt kim loại, tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp và một số dụng cụ của máy móc.
Đa số các chất tẩy rửa dùng trong công nghiệp đều có khả năng tẩy rửa cực mạnh để xử lý bề mặt kim loại. Trong lĩnh vực xịt rửa xe cộ, nước rửa xe được sử dụng kết hợp với máy rửa xe. Điều này sẽ làm sạch xe máy, ô tô hiệu quả,…
Sử dụng trong sinh hoạt
Có lẽ nước rửa chén, xà phòng, nước lau sàn, lau kính, dầu gội đầu, nước rửa tay,… đã trở thành những vật dụng quá quen thuộc với mỗi gia đình. Các loại chất này đều có nguồn gốc là những chất tẩy rửa được sử dụng hầu hết trong mỗi hộ gia đình.
Lưu ý một số tác dụng phụ của chất tẩy rửa
Sự cần thiết của các vật dụng làm từ hợp chất tẩy rửa là điều không thể phủ nhận. Nhưng nếu bạn sử dụng hợp chất này không đúng cách, không theo quy trình hoặc không có thiết bị bảo vệ thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Một số tác hại khi bạn sử dụng không đúng cách chất tẩy rửa như viêm da, mẩn ngứa, khô da hoặc bong tróc da tay,… Thậm chí tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe như bệnh ung thư, các bệnh về sinh sản,…
Qua bài viết này chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn “Chất tẩy rửa là gì?”. Cùng với những phân tích về một số chất tẩy rửa thường dùng sẽ giúp bạn trong việc lựa chọn chất tẩy rửa cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên sử dụng hóa chất tẩy rửa đúng cách để tránh gây hại cho bản thân và gia đình.
Xem thêm các bài viết khác tại chuyên mục TIN TỨC CHUNG.