Cháu đích tôn là gì? Trách nhiệm và quyền lợi của cháu đích tôn
Chắc hẳn “cháu đích tôn” là danh xưng không còn xa lạ với người Việt Nam chúng ta. Vậy cụ thể cháu đích tôn là gì và người này có quyền lợi hay trách nhiệm gì theo như quyền thừa kế? Cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Định nghĩa cháu đích tôn là gì?
Cháu đích tôn được hiểu là người con trai trưởng của người trưởng nam (theo từ điển Hán Nôm). Thuật ngữ này được xác định theo dòng họ nội của người được sinh ra. Người con trai trưởng lúc này sẽ được coi như là trụ cột chính của gia đình, gánh vác các công việc chung dòng họ và là người được mọi người tôn trọng.
Theo dân gian, ngoài cháu đích tôn thì người ta còn hay gọi là đế lư hương. Tên gọi này đến từ việc đế của lư hương thường được dùng thờ cúng ông bà, tổ tiên.
Nó ám chỉ cho ta thấy rằng cháu trai trưởng bên nội được sinh ra với mong muốn có thể thờ phụng hương hóa và lưu giữ hương khói cho ông bà tổ tiên. Còn con gái lớn lên sẽ gả chồng, không thể giữ hương hỏa trong gia đình.
Đây là quan niệm có từ rất lâu, dần dần nó trở thành suy nghĩ lối mòn qua nhiều thế hệ, khiến tình trạng bắt buộc phải đẻ được con trai diễn ra trong nhiều gia đình. Điều này gây ra rất nhiều vấn đề trong xã hội.
Trong trường hợp mà con trai trưởng hay người con trai đầu tiên không sinh được con trai thì người con trai kế tiếp có bé trai thì bé trai đó sẽ được xem là cháu đích tôn.
Ngày nay, quan niệm về cháu đích tôn đã được hình thành từ lâu, ăn sâu vào tâm trí người Việt. Tuy nhiên, thuật ngữ cháu đích tôn ngày nay vô tình trở thành gánh nặng, áp lực cho họ. Hơn nữa, bình đẳng giới có những tiến bộ và người ta đang cố gắng xóa bỏ quan niệm cứng ngắc này.
Trách nhiệm của cháu đích tôn
Nếu với định nghĩa như trên theo quan niệm xưa thì một người cháu đích tôn có trách nhiệm rất lớn trong việc thờ cúng tổ tiên hay quyết định những vấn đề chung ở trong gia đình.
Một người cháu đích tôn nối dõi tông đường cần được dạy dỗ quản lý, tháo vát để đại diện gia đình trong công việc chung. Căn nhà mà cháu đích tôn ở cùng với cha mẹ cũng sẽ là nơi họp mặt gia đình mỗi khi tới dịp giỗ, dịp tế hay các dịp lễ lớn. Trách nhiệm của cháu đích tôn còn thể hiện ở nhiệm vụ thờ cúng ông bà tổ tiên.
Những quyền lợi mà cháu đích tôn được hưởng
Trách nhiệm của cháu đích tôn lớn, vậy những quyền lợi mà họ được hưởng theo quyền thừa kế và theo pháp luật như thế nào?
Quyền thừa kế theo di chúc
Cháu đích tôn có thể được thừa kế theo di chúc nếu như ở trong di chúc đó thể hiện được nội dung rằng cháu đích tôn sẽ được hưởng một phần tài sản nhất định với điều kiện là:
– Người lập di chúc trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối đe dọa hay cưỡng ép.
– Phần nội dung của di chúc không vi phạm bất cứ điều cấm nào của pháp luật, không vi phạm các đạo đức xã hội và hình thức di chúc không làm trái với những quy định pháp luật.
Di chúc này được thực hiện kể từ khi người để lại di chúc đã mất.
Thông thường di chúc này sẽ không được thực hiện nếu như người cháu này đã từ chối nhận.
Quyền thừa kế theo pháp luật của cháu đích tôn
Quyền này được áp dụng nếu:
– Không có di chúc.
– Di chúc không hợp pháp.
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc là chết cùng thời điểm với người lập.
– Người mà được chỉ định thừa kế theo di chúc sẽ không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy nếu như một trong những trường hợp trên xảy ra thì di sản lúc này được phân chia lần lượt theo hàng thừa kế bằng nguyên tắc chia đều tài sản cho những người con mà cùng hàng thừa kế. Chỉ cho tới khi không ai trong hàng thừa kế trước còn mới bắt đầu chia cho hàng thừa kế sau.
Các hàng thừa kế trong quy định sẽ bao gồm:
– Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
– Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, bà ngoại, ông ngoại, anh chị em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội hay ông bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột, cháu ruột.
Như vậy, chúng ta cũng có thể thấy được rằng trong trường hợp mà chia thừa kế theo đúng như pháp luật thì quyền lợi của cháu đích tôn sẽ hoàn toàn không khác biệt so với những người cùng hàng thừa kế khác. Thậm chí là cháu đích tôn cũng chỉ được phân chia thừa kế nếu như những người ở hàng thừa kế thứ nhất chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hưởng hay từ chối nhận.
Trên đây, thietbimaycongnhiep.net đã giải thích cho các bạn về cháu đích tôn và những thông tin liên quan tới cháu đích tôn. Mong rằng những thông tin trên là hữu ích với bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!