Chia sẻ từ A – Z về Tranzito – một loại linh kiện điện tử. Cùng xem nhé !!!
Tranzito hay Transistor là một linh kiện điện tử được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc tất cả những thông tin liên quan đến Tranzito. Đừng bỏ lỡ nhé!
Contents
Khái niệm Tranzito là gì?
- Tranzito là linh kiện bán dẫn chủ động. Nó được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử.
- Tranzito nằm trong khối đơn vị cơ bản. Nó tạo thành một cấu trúc mạch ở máy tính điện tử cũng như các thiết bị điện tử hiện đại khác. Vì có thể đáp ứng nhanh và chính xác nên Tranzito được sử dụng trong nhiều ứng dụng và số như: khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, tạo dao động… Tranzito cũng được kết hợp thành mạch tích hợp IC, có thể tích hợp 1 tỷ Tranzito trên một diện tích nhỏ.
- Transistor là từ ghép trong tiếng Anh của Transfer và resistor. Tức điện chuyển đổi do John R.Pierce đặt vào năm 1948. Sau khi nó ra đời với hàm ý rằng thực hiện khuếch đại thông qua chuyển đổi điện trở.
- Transistor được hình thành từ 2 chất bán dẫn điện. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa 2 bán dẫn điện dương sẽ được một PNP Transistor. Ngược lại khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa 2 bán dẫn điện âm ta sẽ được NPN Transistor.
Ký hiệu Transistor
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại Transistor, được sản xuất bởi rất nhiều nước. Tuy nhiên Transistor của Nhật, Mỹ và Trung Quốc được coi là thông dụng nhất.
- Transistor Nhật thường được ký hiệu là A…, B…, C…, D… Ví dụ: A1013, A1015, B688, C828, C1815, D718, D882… Các Transistor ký hiệu A và B là Transistor PNP, các Transistor ký hiệu C và D là Transistor NPN. Các Tranzito A và C thường có công suất nhỏ, tần số làm việc thì cao còn Transistor B và D thì ngược lại, có công suất lớn và tần số làm việc thì thấp hơn.
- Transistor Mỹ thường có ký hiệu là 2N… Ví dụ: 2N3055, 2N4077…
- Transistor Trung Quốc có ký hiệu bắt đầu bằng số 3 và tiếp theo là 2 chữ cái. Chữ cái thứ nhất sẽ cho bạn biết loại bóng (chữ A và B là bóng thuận, chữ C và D là bóng ngược). Chữ cái thứ hai sẽ cho bạn biết đặc điểm (X, P là bóng âm tần còn A, G là bóng cao tần). Còn các chữ số sau sẽ chỉ thứ tự sản phẩm. Ví dụ: 3CP25, 3AP10…
Tranzito có cấu tạo như thế nào?
- Tranzito bán dẫn có cấu tạo gồm 3 lớp bán dẫn được ghép với nhau tạo thành 2 mối tiếp giáp P-N. Nếu xếp theo thứ tự PNP ta sẽ có Tranzito thuận. Ngược lại nếu xếp theo thứ tự NPN ta có Tranzito ngược.
- Nếu được hỏi Tranzito có mấy lớp tiếp giáp PN thì cầu trả lời là 2 nhé.
- Về cơ bản thì cấu tạo của Transistor tương đương với cấu tạo của 2 Diode đấu ngược nhau. Cấu trúc này được gọi là BJT (Bipolar Junction Transistor).
– 3 cực của Transistor là cực phát, cực gốc và cực thu được mô tả như sau:
- Cực phát E: phần này cung cấp một lượng lớn điện tích và được nối với cực gốc. Nó thực hiện cung cấp các phần tử mang điện tích đến cực gốc.
- Cực thu C: phần này thu một lượng lớn các phần tử mang điện được cung cấp bởi cực phát. So với các cực còn lại thì cực thu có kích thước lớn hơn.
- Cực gốc B: nằm ở phần giữa của Transistor, rất nhẹ và mỏng. Cực gốc tạo thành 2 mạch, mạch đầu vào (có trở kháng thấp) với cực phát, mạch đầu ra (có trở kháng cao) với cực thu.
Phân loại Transistor
Có rất nhiều loại Transistor, mỗi loại lại có đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số loại Transistor phổ biến và đặc điểm của chúng.
Tranzito BJT
Là loại Transistor có 3 cực: cực gốc B (Base), cực phát E (Emitter), cực thu hay cực góp C (Collector). Tranzito BJT là thiết bị kiểm soát dòng điện, một dòng điện nhỏ đi vào cực gốc B. Nó sẽ gây ra một dòng điện lớn hơn đi từ cực phát E đến cực góp C. BJT bao gồm 2 loại chính là NPN và PNP:
Tranzito NPN:
– Là loại linh kiện điện tử có cấu tạo từ nối ghép 1 bán dẫn điện dương giữa 2 bán dẫn điện âm. N ở đây là “negative” tức là cực âm, còn P là “positive” tức là cực dương.
– Nó được sử dụng nhiều trong khuếch đại, công tắc hay điện dẫn trong công nghiệp điện tử hoặc cổng số trong điện tử số.
– Để Tranzito có thể hoạt động cần có một điện thế kích hoạt.
– Ví dụ: Tranzito H1061 là một NPN được thiết kế để có thể sử dụng trong các mạch khuếch đại tần số thấp. Hệ số khuếch đại từ 60 – 200, công suất lên đến 80W. Được ứng dụng rộng rãi trong mạch điện tổng quát, mạch khuếch đại âm thanh hay mạch khuếch đại công suất tuyến tính.
Ngoài ra Tranzito S8050, Tranzito TIP41C đều là những Transistor ngược NPN.
Tranzito PNP:
– Đây là loại Transistor lưỡng cực, được kết hợp từ 2 chất bán dẫn điện.
– Loại này gồm có chất bán dẫn pha tạp loại N và 2 lớp bán dẫn loại P/
– Transistor PNP được kích hoạt khi cực phát nối với đất và cực thu nối với nguồn năng lượng.
– Ví dụ: Tranzito S8550 là Transistor thuận PNP, có hệ số khuếch đại trong khoảng 40 đến 300, hoạt động với điện áp tối đa là -40V, dòng điện giới hạn -1,5A. Loại này có công suất nhỏ 400mW, dải nhiệt độ trong khoảng -55 độ C đến 125 độ C, được sử dụng nhiều trong các mạch điện tử.
Tranzito quang
- Đây là loại Transistor ảnh hưởng bởi tác dụng của ánh sáng tác động vào. Hoạt động của nó như một Diot quang nhưng lại có cấu tạo là một Transistor NPN-PNP thông thường nhưng có cực B hở.
- Phần thu nhận ánh sáng là một thấu kính trong suốt để có thể tập trung ánh sáng vào N-P.
- Ứng dụng của nó là để đóng ngắt mạch, đóng mở đèn hoặc ứng dụng cho các mạch tự động tắt hoặc mở đèn khi trời sáng hoặc tối.
- Tranzito quang còn được ứng dụng để đo cường độ ánh sáng.
Tranzito trường (FET)
- Được tạo thành từ 3 cực là: cực cổng G, cực nguồn S và cực thoát D.
- Là một thiết bị có thể kiểm soát điện áp. Điện áp được đặt tại cực cổng G sẽ kiểm soát dòng điện từ cực nguồn S đến cực thoát D. FET có trở kháng đầu vào rất cao nên dòng điện chạy qua nó rất ít.
- FET có 2 loại là JFET và MOSFET, cả 2 loại này đều rất giống nhau nhưng MOSFET có trở kháng đầu vào cao hơn.
- Ứng dụng của FET phù hợp cho các mạch có biên độ tín hiệu nhỏ như: khuếch đại, trộn sóng, các giao động…
Tranzito công suất
- Được dùng để khuếch đại tín hiệu, khuếch đại công suất, chuyển đổi mạch AC-DC, DC-DC, UPS, Inverter…
- Ứng dụng của việc sử dụng Transistor công suất chính là Micro mà chúng ta thường sử dụng. Âm thanh thu vào micro sẽ được phóng đại lên nhiều lần tùy thuộc vào công suất của micro. Công suất lớn hay nhỏ, trầm hay bổng phụ thuộc nhiều vào mạch điều khiển và Transistor chiếm vai trò trung tâm.
- 1 số Transistor công suất khuếch đại có khả năng chịu dòng 10A cho đến hàng trăm Ampe với điện áp đánh thủng từ 50 – 400V.
Tranzito dán
- Nếu bạn mở các bo mạch của máy tính PC hay tivi bạn sẽ không thấy các linh kiện điện tử như lúc đi học, tìm hiểu mà chỉ thấy các linh kiện siêu nhỏ trên các bo mạch của hãng tích hợp trên main. Phần lớn các linh kiện này đều là linh kiện dán.
- Transistor cũng phải theo công nghệ dán để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ mỏng của sản phẩm. Transistor trên các bo mạch này được gọi là Transistor dán.
Tranzito bán dẫn có tác dụng gì?
Nó dùng để làm gì cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là 2 công dụng tuyệt vời mà linh kiện này mang lại:
Dùng để khuếch đại
– Hiện nay, Transistor bán dẫn có công suất lên đến vài trăm W và giá cũng rẻ hơn trước rất nhiều. Bộ khuếch đại âm thanh tín hiệu đầu tiên chỉ cung cấp vài trăm mW nhưng công suất âm thanh đã được gia tăng dần dần với chất lượng và cấu trúc Transistor tốt hơn. Tivi, radio, smartphone… đều có bộ khuếch đại xử lý tín hiệu, truyền dẫn vô tuyến, âm thanh, hình ảnh.
– 1 Transistor có thể có nhiều cách mắc khác nhau tùy thuộc vào chức năng của nó. Có thể dùng để khuếch đại dòng, khuếch đại điện hay là cả 2.
Dùng làm công tắc
– Transistor giống như một chiếc khóa điện tử, kích hoạt chế độ bật/tắt cho các ứng dụng năng lượng cao và thấp.
– Các thông số quan trọng cho ứng dụng này bao gồm tốc độ chuyển đổi, điện áp xử lý, chuyển mạch hiện tại, đặc trưng bởi thời gian của sườn xuống và lên.
Thông qua bài viết này chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc tất cả những thông tin liên quan đến Transistor hay Tranzito. Hy vọng rằng bạn sẽ có cho mình nhiều thông tin hữu ích, ứng dụng trong học tập và làm việc.
Xem thêm các bài viết khác: