Lỗi thường gặp ở cổ xe máy và hướng dẫn cách khóa cổ xe
Với nhiều người sử dụng xe máy đã lâu nên việc kiểm tra xe là cách bảo dưỡng hiệu quả nhất. Tình trạng lỗi hay hỏng hóc 1 bộ phận nào của xe chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Làm thế nào để phát hiện và xử lý kịp thời chúng một cách nhanh gọn nhất? Hôm nay, bài viết này sẽ tổng hợp cho bạn những lỗi thường gặp ở cổ xe máy. Cùng với đó là cách khắc phục những lỗi hỏng đó để xe đảm bảo an toàn và thuận tiện khi sử dụng với người dùng.
Contents
Chén cổ xe máy
Một trong những sự xuất phát từ cổ xe máy thì có 90% lỗi đến từ chén xe máy. Trước khi tổng hợp những vấn đề xoay quanh xe máy, chúng ta cùng tìm hiểu chén xe máy là gì? Là một trong những bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều khiển của xe máy.
Nó có cấu tạo gồm có 2 phần: chén trên bộ chén trên và bộ chén dưới. Mỗi bộ chén sẽ có 3 chi tiết đó là bi chén cổ và hai mặt côn ép bi. Hiện nay, trên thị trường sẽ có 3 loại bi chén cổ, đó là loại bi đũa, bi cầu rời, bi rế.
Cách nhận biết dấu hiệu lỗi ở chén cổ xe máy
- Lỏng cổ xe máy: Lỗi này thường xuất hiện tình trạng tay lái cứng hơn bình thường, khi lái sẽ bị sượng. Xe đi qua ổ gà hoặc chỗ gồ ghề thì cổ xe sẽ phát ra tiếng kêu két kẹt. Đồng thời tay lái sẽ bị nghiêng qua 1 bên.
- Lún cổ xe: Đây là biểu hiện của việc chén cổ sử dụng bị lỏng bạn siết lại. Nhưng khi siết cổ xe máy bị sượng, có những chỗ lái xe rất khó. Nếu để ý bạn có thể phát hiện những ngấn lún sâu xuống khiến cho bi bị rơi và bị kẹp ở đó.
- Vỡ vòng bi: Việc bẻ lái không theo ý của mình, cũng có thể vòng bi bị vỡ. Dấu hiệu cũng tương tự như tình trạng xe bị lún chén cổ xe. Tuy nhiên, vỡ bi thì các dấu hiệu ở cổ lái xe bị sượng không đều nhau và luôn thay đổi do viên bi bị vỡ thành nhiều mảnh.
Ngoài ra, hiện tượng cổ xe máy bị rung, bị cứng,… cũng là hiện tượng do chén cổ xe gây ra. Những hiện tượng trên xảy ra khiến người lái xe trong tư thế lái bị động và rất khó điều khiển xe. Việc gặp những lỗi thường gặp của bộ chén cổ thường khó phát hiện nên người lái xe cần lưu ý những lỗi ở trên.
Nguyên nhân lỗi cổ xe máy
Chính vì vai trò là bộ phận chịu tác động trực tiếp với của người lái xe, nên đây cũng là bộ phận chịu tác động mạnh nhất. Nó rất dễ bị hỏng hóc, đặc biệt khi có va chạm hoặc bị ngấm nước cũng khiến chúng “xảy ra chuyện”. Hết dầu mỡ và các chất bôi trơn là nguyên nhân khiến cổ xe bị khô, dẫn đến cổ phuộc nặng và kết quả là tay lái mất hướng.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc cổ xe có vấn đề như:
- Các mối hàn hoặc việc lắp ghép bị lệch không đúng các khớp dẫn đến chất lượng chén cổ xe bị ảnh hưởng.
- Xe thường xuyên chở vật nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Cách khắc phục tình trạng lỗi ở cổ xe máy
Theo kinh nghiệm sửa xe máy, bạn nên đưa xe của bạn đến trung tâm sửa xe để có thể kiểm tra chén cổ xe và cổ xe máy. Thông thường, những lỗi gặp ở chén cổ xe cách khắc phục an toàn nhất là bạn nên thay chén cổ xe máy. Chi phí sửa chữa dao động khoảng từ 100.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ.
Cùng với đó bạn hãy lưu ý các “tip” để bảo vệ cổ xe máy cũng như chén cổ xe máy của bạn bằng các mẹo sau:
- Khi rửa xe không nên xịt nhiều nước vào trong khu vực bạc đạn cổ
- Khi đi qua ổ gà phải giảm tốc và đi bình tĩnh lại
- Kiểm tra và bảo dưỡng xe theo chu kỳ 6 tháng/lần, để phát hiện lỗi như hết mỡ bôi trơn để kéo dài tuổi thọ chén cổ xe
Hướng dẫn cách khóa cổ xe
Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách khóa cổ xe máy thông dụng nhất để bạn có thể yên tâm để xe ở nơi công cộng.
Xe số
Với sự phổ biến và thiết kế nhỏ gọn cùng với chi phí thấp nên xe số luôn là lựa chọn hàng đầu của mỗi cá nhân và gia đình. Những dòng xe của Honda và Yamaha luôn là lựa chọn hàng đầu về dòng xe số như Wave Alpha, Dream, Future, Jupiter, Sirius,… Sau đây hãy cùng chúng tôi đến với những bước khóa cổ xe máy này nhé!
+) Bước 1: Bạn cần dựng xe ở chỗ bằng phẳng, sau đó bẻ tay lái về một bên. Tùy người dùng lựa chọn bẻ lái về bên nào.
+) Bước 2: Tra chìa khóa vào ổ, đồng thời thực hiện 2 thao tác ấn và xoay chìa khóa theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Việc xoay ổ khóa phải được tiến hành thuận lợi để đảm bảo bộ khóa cổ đã được kích hoạt.
+) Bước 3: Sau khi tiến hành xong bạn rút chìa ra khỏi ổ. Để kiểm tra xem cổ xe đã được khóa thành công hay chưa, bạn chỉ cần dùng tay di chuyển đầu xe, nếu không di chuyển được thì bạn đã thành công.
Với cách khóa cổ xe này, thường được áp dụng với hầu hết các dòng xe số nên bạn không cần lo lắng quá nhiều.
Xe ga
Đa số dòng xe ga trên thị trường đều áp dụng cách khóa cơ và khóa thông minh. Với mỗi loại khóa lại có các cách khóa khác nhau. Ta cùng đến với từng cách khóa cho dòng xe ga.
- Khóa cơ: Cách thức thực hiện tương tự với cách khóa cổ xe số, do đó bạn không cần phải tìm hướng dẫn ở đâu vì phần phân tích trên chúng tôi đã hướng dẫn cách chi tiết nhất.
- Khóa thông minh: Đến với loại khóa hiện đại này, hầu hết các model xe ga đều trang bị khóa thông minh như Air blade, Honda Vision, Janus, Lead,… Cách khóa cũng rất đơn giản:
+) Bạn tiến hành dựng chân chống cho xe ở vị trí cân bằng
+) Sau đó điều chỉnh khóa xe về chế độ On (tín hiệu đèn được mở)
+) Tiến hành quay đầu xe về vị trí thuận tiện với bạn, thực hiện đồng thời cả 2 thao tác nhấn và giữ núm xoay chiều ngược kim đồng hồ.
+) Cuối cùng khóa cổ xe bằng cách nhấn giữ điều khiển thông minh về trạng thái OFF. Kiểm tra lại bằng cách đẩy nhẹ đầu xe để xác định xe của bạn đã khóa chưa nhé.
Như vậy, bài viết này không chỉ tổng hợp những lỗi thường gặp ở cổ xe máy mà còn mang đến cho bạn đọc những cách khóa cổ xe thông dụng nhất. Hy vọng với những kinh nghiệm của thietbimaycongnghiep.net, bạn sẽ biết cách bảo quản cổ xe máy đúng cách và an toàn nhất.