“Công dung ngôn hạnh” – chuẩn mực xưa có còn đúng với hiện tại?
Trong xã hội phong kiến xưa thì “công dung ngôn hạnh”, “tam tòng tứ đức” chính là những tiêu chuẩn mà mỗi người phụ nữ cần phải có được. Trong thời hiện đại, những “khuôn vàng thước ngọc” đó liệu có còn phù hợp hay không? Sự thay đổi về quan điểm trên về tiêu chuẩn người phụ nữ đã diễn ra như thế nào sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay bên dưới, mời quý vị theo dõi.
Contents
“Tam tòng tứ đức” theo Nho giáo là gì?
Đối với bậc trượng phu phong kiến, “tam cương ngũ thường” được coi là chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội. Còn ở phận nữ nhi, Khổng Tử cũng đưa ra quan điểm “Tam tòng tứ đức” – tiêu chuẩn đánh giá một người phụ nữ chính chuyên hay không. Dần dần, đây cũng trở thành yếu tố để mỗi người phụ nữ phấn đấu trở nên hoàn thiện hơn.

“Tam tòng tứ đức” được chia thành 2 vế chính là “tam tòng” và “tứ đức”. Trong đó, “tam tòng” là cụm từ được sử dụng để miêu tả những điều mà người phụ nữ phải tuân theo:
- “Tại gia tòng phụ”: Người con gái từ khi sinh ra đến lúc lớn lên ở nhà thì phải nghe theo lời của cha (mẹ). Một người con gái ngoan ngoãn sẽ luôn biết vâng lời cha mẹ, không làm trái ý cha mẹ đề ra.
- “Xuất giá tòng phu”: Cho đến khi lấy chồng thì con gái sẽ nghe theo lời chồng. Họ cần phải biết vun vén hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ chồng, giúp chồng làm nên sự nghiệp lớn.
- “Phu tử tòng tử”: Trong trường hợp chồng không may qua đời, người vợ góa phải ở vậy để nuôi nấng các con trưởng thành, thay chồng chăm lo gia đình. Mọi việc trong nhà sau khi chồng mất đều do người con trai trong nhà quyết định.
“Tứ đức” là chỉ 4 đạo đức mỗi người phụ nữ đẹp, chính chuyên phải có: công – dung – ngôn – hạnh. Và để tìm hiểu kỹ hơn về “tứ đức”, mời quý vị theo dõi phần tiếp theo sau đây.

Quan điểm công dung ngôn hạnh là gì?
Xã hội phong kiến lấy đạo của Khổng Tử và Khổng Mạnh làm thước đo cho các chuẩn mực của con người, bao gồm cả đạo quân – thần, vợ – chồng, cha – con,… Công dung ngôn hạnh tiếng anh là gì? – 4 đức tính này được dịch sang tiếng Anh là: industry, appearance, speech, behaviour.
Đây đều là những chuẩn mực cơ bản của một người phụ nữ trong xã hội xưa. Theo đó, 4 đức tính công – dung – ngôn – hạnh được giải nghĩa là:
Công
“Công” là viết tắt của nữ công gia chánh, biết nội trợ… được hiểu là khả năng quán xuyến công việc trong nhà. Một người phụ nữ đảm đang cần phải biết lo toan những công việc trong gia đình. Ngoại từ các việc nặng nhọc cần có cơ bắp của người đàn ồn, lại lại thì nấu cơm, dọn nhà, thêu thùa, may vá, dạy bảo con cái,… đều do người phụ nữ đảm nhận.
Thậm chí không chỉ biết làm mà họ còn làm rất khéo léo, chu đáo và tỉ mỉ. Và những người con gái nào vẹn toàn được các công việc nhà sẽ được khen ngợi vì làm tròn chữ “công”.
Dung
Trong “công dung ngôn hạnh” thì dung là dung nhan, dung mạo – vẻ đẹp bên ngoài, hình thức của người phụ nữ. Ngoài ra, quan niệm phong kiến thì người phụ nữ mang vẻ đẹp kín đáo, thùy mị, đảm đang không lộ liễu.

Tất nhiên, thời xưa thì người phụ nữ đẹp tự nhiên mà không cần sự can thiệp điều gì từ dao kéo (nâng mũi, cắt mí, gọt cằm,…). Chữ “dung” còn thể hiện qua sự chỉn chu và gọn gàng trong trang phục, sạch sẽ, không lôi thôi.
Sắc đẹp có thể do trời phú, tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có vẻ đẹp hoàn mỹ. Cho dù có vẻ ngoài bình thường nhưng nếu biết rèn luyện và cố gắng hơn thì ai cũng có thể trở nên đẹp hơn, có sức hút. Cùng với đó, các đức tính khác cũng sẽ góp phần tôn thêm chữ “dung” của người phụ nữ. Họ không chỉ “thắt đáy lưng ong” mà còn “khéo chiều chồng” và “khéo nuôi con”.
Ngôn trong chuẩn mực Công dung ngôn hạnh
“Ngôn” là lời ăn tiếng nói của người phụ nữ: nhã nhặn, kín đáo, dễ nghe, nhỏ nhẹ… Cùng với đó là những cách cư xử, hành động phù hợp, đúng chừng mực, phép tắc. Điều này thể hiện sự đoan trang, thanh lịch của người phụ nữ xưa.
Theo đó, cách hành “ngôn” của người phụ nữ có thể phản ánh tính cách thật sự của người đó. Người cay nghiệt, hay quát tháo thì có tiếng nói rít khó nghe. Người nói the thé thì đanh đá, không hiền dịu, còn người nhân hậu tiếng sẽ ấm áp, nhẹ nhàng.

Người phụ nữ có chữ “ngôn” có giọng nói ấm áp, truyền cảm, thành thật và vui vẻ. Người phụ nữ thì không nên nhiều chuyện, không nói tục hoặc văng lời chửi bới người khác. Những người như vậy sẽ tạo được ấn tượng và được mọi người yêu quý.
Hạnh
Đức tính cuối cùng trong “tứ đức” đó là chữ “hạnh” – đạo đức, phẩm hạnh, đức hạnh của một người. “Hạnh” được sử dụng để chỉ đạo đức, lòng chung thủy son sắt cũng như sự nhân hậu, giữ trọn nề nếp của người con gái. Chữ “hạnh” được thể hiện trong mối quan hệ trong gia đình với cha mẹ, con cái, vợ chồng.
Vẻ đẹp ngoại hình là rất quan trọng, nó gây ấn tượng ban đầu với những người đối diện. Tuy nhiên, vẻ đẹp bên ngoài thì sẽ tàn phai theo thời gian, “hoa nào cũng đến lúc tàn, chỉ là sớm hay muộn” nhưng vẻ đẹp nội tâm, đức hạnh thì sẽ không dễ dàng bị thay đổi dù cho nó không thể dễ dàng được nhìn thấy.
Một người phụ nữ có đức hạnh sẽ biết vun vén, gìn giữ hạnh phúc cho gia đình bền lâu và an vui. Chính vì thế nhiều người coi trọng chữ “hạnh” hơn là chữ “dung” để mong muốn cho gia đình hạnh phúc và yên ấm lâu dài.
Ý nghĩa công dung ngôn hạnh là gì?

Có thể nói rằng 4 chữ “công – dung – ngôn – hạnh” là “khuôn vàng thước ngọc” của tất cả những phụ nữ trong xã hội cũ. Đây là 4 chữ quan trọng để chọn được một người vợ nết na, hiền dịu, tháo vát và đảm đang, nhân hậu.
Theo đó, khi chọn vợ, người ta sẽ thường chú ý đến vẻ đẹp bên ngoài (chữ “dung”) từ khuôn mặt đến dáng người. Cùng với đó sẽ là những nét đẹp trong tính cách, sự dịu dàng… trong giao tiếp, phẩm hạnh đoan trang. Đặc biệt theo quan điểm xưa, các tiểu thư đài các, con nhà gia giáo không chỉ hiểu công dung ngôn hạnh nghĩa là gì mà còn cần biết cầm – kỳ – thi – họa.
Cùng với đó, “công – dung – ngôn – hạnh” cũng là chuẩn mực để mỗi người con gái phấn đấu hoàn thiện bản thân. Đó là việc cố gắng trở thành người có ngoại hình xinh đẹp, lương thiện, khéo léo, ân cần trong mọi công việc…
Công dung ngôn hạnh thời đại ngày nay có gì khác biệt?
Mỗi thời đại thì các tiêu chuẩn để đánh giá, nhận xét về con người cũng có sự thay đổi để phù hợp với lịch sử. Điều này cũng đã tạo nên sự khác biệt giữa quan điểm “tam tòng tứ đức” xưa và nay.

“Công – dung – ngôn – hạnh” thì thời nào cũng cần nhưng nó sẽ có sự thay đổi để thuận theo sự phát triển của thời đại. Phụ nữ hiện nay không chỉ ở nhà làm việc nội trợ mà còn tham gia kiếm tiền, xây dựng đất nước,… Do vậy nên các tiêu chuẩn cũng có ít nhiều “đổi mới” chứ không còn rập khuôn và máy móc như xã hội phong kiến.
Thay đổi trong quan điểm “tam tòng”
Phụ nữ hiện đại cũng bận rộn với các công việc ngoài xã hội, kiếm tiền và san sẻ gánh nặng kinh tế cho chồng. Lúc này, “tứ đức” là sự khéo léo chia sẻ, giữ hạnh phúc gia đình, tổ ấm nhỏ của mình chứ không phải mải mê công việc, bỏ bê gia đình hoặc ỷ lại vào sự hỗ trợ của người khác.
“Tam tòng” thời hiện đại không giống “tam tòng” thời phong kiến, các quan điểm được mở rộng và cũng có phần bớt khắt khe hơn. Con gái thời xưa thường sống theo khuôn phép, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Con gái thời nay lại khác, họ cũng nghe lời cha mẹ nhưng vẫn được thể hiện ý kiến, quan điểm của mình, ngay cả trong việc tự lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình.

Quan điểm đời sống hôn nhân cũng có nhiều thay đổi, nếu gia đình không hạnh phúc thì người phụ nữ cũng không quá bị trói buộc. Xã hội phát triển, bình đẳng hơn nên phụ nữ được coi trọng hơn, cũng có thể làm chủ cuộc đời của mình. Trong trường hợp người chồng không may qua đời thì người vợ không cần phải ở góa nuôi con mà vẫn có thể tìm kiếm một hạnh phúc mới.
Thay đổi tư tưởng phụ nữ công dung ngôn hạnh thời nay
Các chuẩn mực công – dung – ngôn – hạnh được thay đổi ra sao? Chúng ta sẽ cùng giải thích cụ thể từng khía cạnh:
- Công: người phụ nữ có thể san sẻ công việc nội trợ cho người khác (chồng hoặc người giúp việc). Tuy nhiên một số công việc như chăm sóc con cái, bếp núc,… thì vẫn nên do người phụ nữ đảm nhận. Ngoài ra, phụ nữ hiện đại cũng tham gia vào các hoạt động khác trong kinh tế, kinh doanh, quản lý,…
- Dung: Người phụ nữ quan tâm và chăm sóc vẻ ngoài từ khuôn mặt cho đến vóc dáng. Tuy nhiên, chị em cũng cần chú ý đến việc tạo nên vẻ đẹp bên trong tâm hồn để đẹp cả người lẫn nết, đẹp từ bên trong tâm hồn và ngoại hình bên ngoài.

- Ngôn: Xã hội hiện đại nên nữ giới cũng được tự do ngôn luận chứ không cần gói gọn trong các khuôn phép khắt khe như trước. Nam – nữ bình đẳng, người phụ nữ cũng được coi trọng hơn, được đóng góp ý kiến và ghi nhận những ý kiến đó.
- Hạnh: Các phẩm chất của người phụ nữ cũng không có quá nhiều thay đổi, họ vừa là chỗ dựa tinh thần nhưng cũng vừa có thể là người cùng kiếm tiền và san sẻ những gánh nặng kinh tế cho chồng.
Lời kết
Công dung ngôn hạnh xưa và nay có những thay đổi ít nhiều để phù hợp hơn với thời đại. Ngày nay, người phụ nữ vẫn nên rèn luyện bản thân mình, tự tin với bản thân để có thể thành công trong cuộc sống, đó cũng chính là một cách thực hiện “công – dung – ngôn – hạnh”, hoàn thiện những giá trị của bản thân mình.