Đẽ đàng nghĩa là gì? Tìm hiểu về nguồn gốc đẽ đàng ít ai biết
Dạo gần đây trên mạng xã hội xuất hiện từ “Đẽ đàng” nhưng hầu như không ai hiểu nghĩa của từ này là gì? Nó xuất hiện từ đâu? Để làm sáng tỏ vấn đề này, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết hơn về nghĩa của cụm từ đẽ đàng và nguồn gốc xuất hiện của nó. Mời các bạn cùng tham khảo.
Contents
Đẽ đàng đàng là gì?
Từ sau khi xuất hiện rầm rộ ở mạng xã hội về từ đẽ đàng, lượt tìm kiếm của từ này đã tăng chóng mặt, cụ thể như tìm kiếm với từ khóa như: “đẽ đàng là j”, “để đàng là gì” hay đẽ dàng có nghĩa là gì? Nhằm tìm được câu trả lời cho cụm từ mang tính chất hack não này. Vậy trên thực tế đẽ dàng là gì?

Xét theo nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa phổ thông, từ địa phương hay trong từ điển tiếng Việt hiện nay hoàn toàn không có ghi chép về từ “đẽ đàng” này. Nếu bạn tách thành 2 từ riêng biệt thì từ “đàng” có thể hiểu là: Đàng hoàng, hay theo tiếng miền Trung: đàng = đường. Nhưng còn từ “đẽ” hoàn toàn không có nghĩa.
Do đó, có thể kết luận rằng từ đẽ đàng hoàn toàn không có bất cứ một ý nghĩa nào. Vậy từ đâu xuất hiện cụm từ khó hiểu này?
Đẽ đàng xuất hiện từ đâu?
Nguồn gốc xuất hiện của từ “đẽ đàng” đó chính là trò chơi “Nối từ” – Một hot trend nổi bần bật ở cuối năm 2020. Cụ thể trường hợp xuất hiện từ đẽ đàng như sau: 1 Nhóm bạn rủ nhau chơi nối chữ, ai không nối được thì người đó sẽ thua.

- Người chơi: Người đẹp
- Người chơi 2: Đẹp đẽ
- Người thứ 3: Đẽ đàng
Và đây chính là nguồn gốc của từ đẽ dàng xuất hiện rầm rộ trên mạng xã hội hiện nay. Mang đến sự tranh luận sôi nổi về đúng – sai của cụm từ và những tiếng cười sảng khoái khi 1 tài khoản nào đó cố giải thích cho cụm từ “vô nghĩa” này.
Với làn sóng đào bới từ đẽ đàng, rất nhiều kênh youtube, instragram, tiktok, facebook đã nổi bần bật nhờ trò chơi nối từ và sử dụng những từ hóc búa không kém gì đẽ đàng để “chơi khăm” người sau.
Trò nối chữ là gì?
Trò nối chữ hay trò nối từ là trò chơi đơn giản, được thực hiện bởi 1 nhóm bạn từ 2 người trở lên. Người đầu tiên sẽ nói 1 câu, 1 cụm từ bất kỳ, và người tiếp theo sẽ dùng từ cuối cùng trong cụm đó để nói tiếp thành câu mới. Cứ như thế cho đến khi người tiếp theo không thể nối được thành cụm nào khác thì người đó sẽ thua cuộc.

Các cụm từ “bá đạo” thường gặp trong trò nối chữ
Không chỉ riêng từ “đẽ đàng” mà trò chơi nối chữ đã sản sinh ra những cụm từ vô cùng bá đạo. Khiến cho người chơi phải ngậm đắng nuốt cay nhận thua mà không thể kêu than được một lời nào.

Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài từ sau đây nhé. Biết đâu bạn lại có thể vận dụng để gây khó dễ cho bạn của mình khi chơi trò Nối từ trong tương lai.
- Tấm Cám – Cám lợn – Lợn Nái → nái ????
- Đi chơi → Chơi bời → Bời ???
- Nặng nề → nề ???
- Khuỷu tay → Taylor → ???
- Tê giác – Giác mạc → mạc???
- Vàng bạc → Bạc bẽo → Bẽo ???
- Cô gái → Gái gú → Gú ???
- Sữa chua → Chua ngoét → ngoét ???
- …

Còn rất nhiều, rất nhiều những từ ngữ khiến người chơi cứng họng không thể đối đáp được. Và qua trò chơi này, chúng ta có thể khẳng định lại 1 lần nữa, tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng.
Như vậy, với những thông tin trên đây đã lý giải cho các bạn biết về nguồn gốc của từ đẽ đàng xuất hiện rầm rộ 1 thời ở mạng xã hội. Dù có nghĩa hay không nhưng cụm từ này đã mang không ít tiếng cười sảng khoái cho mọi người. Và đừng quên cập nhật website thietbicongnghiep.net mỗi ngày đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.