Điện toán đám mây là gì? Điểm mạnh, yếu và ứng dụng điện toán đám mây
Công nghệ điện toán đám mây đã không còn xa lạ gì với mọi người hiện nay, khi mà hầu hết các dịch vụ trực tuyến hiện nay đều đang sử dụng điện toán đám mây theo một cách nào đó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về điện toán đám mây. Cùng thietbimaycongnghiep.net theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu kỹ về điện toán đám mây, điểm mạnh, điểm yếu và ứng dụng điện toán đám mây nhé!
Contents
Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây còn có tên tiếng Anh là Cloud Computing hay còn có tên gọi khác là điện máy chủ ảo. Đây là một mô hình cung cấp tài nguyên máy tính cho người dùng dựa trên mục đích để sử dụng thông qua internet mọi lúc mọi nơi.
Theo đó, người dùng sẽ truy cập được và tiếp cận với nguồn tài nguyên điện toán thông qua internet một cách nhanh chóng và dễ dàng từ nhà cung cấp. Các tài nguyên này thường có liên quan tới máy tính chẳng hạn như phần mềm, phần cứng, hạ tầng mạng hay máy chủ và cả mạng lưới máy chủ.

Điện toán đám mây hiện nay ngày càng được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến hơn. Điển hình nhất của dịch vụ điện toán đám mây có thể kể đến như Google Drive, OneDrive, Dropbox, iCloud,… Theo đó người dùng chỉ cần đăng ký sau đó lựa chọn dịch vụ miễn phí hay trả phí theo nhu cầu là có thể tải dữ liệu, thông tin lên đây và có thể truy cập ở bất kỳ đâu, bất kỳ thiết bị nào miễn là có kết nối mạng.
Để có thể hiểu rõ hơn về lưu trữ đám mây, chúng ta sẽ so sánh cùng lưu trữ truyền thống như sau:
– Lưu trữ truyền thống: là hình thức lưu trữ phải phụ thuộc vào thiết bị vật lý. Đối với hình thức này thì doanh nghiệp buộc phải cài đặt và chạy phần mềm ở trên các thiết bị vật lý và phải kiểm soát thường xuyên. Nhân viên của doanh nghiệp có thể truy cập vào dữ liệu bằng các thiết bị vật lý mà không có sự tham gia của bên thứ ba.
– Lưu trữ điện máy đám mây: Là một giải pháp vô cùng hữu hiệu giúp lưu trữ các thông tin trên mạng Internet. Nhờ đó mà mọi khách hàng đều có thể truy cập được dữ liệu của mình thông qua tài khoản đã được đăng ký mọi lúc mọi nơi và không giới hạn thiết bị. Nếu như không có nhu cầu sử dụng nữa người dùng chỉ cần ngừng đăng ký dịch vụ là được.
Các mô hình điện toán đám mây
Các trang web và ứng dụng vận hành đều được sử dụng front end và back end. Trong đó front end được hiểu là phần mà bạn tương tác cùng chẳng hạn như Facebook hay Google Drive.

Back end chính là phần điện toán đám mây, trong đó chứa dịch vụ hoặc ứng dụng, các dịch vụ giám sát, lưu trữ, cơ sở dữ liệu,… Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất có một kho hàng khổng lồ chứa đầy máy chủ chuyên cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Hiện nay, điện toán đám mây được triển khai ở rất nhiều mô hình khác nhau và cung cấp các loại dịch vụ khác nhau như:
– Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS): Là mô hình dịch vụ điện toán đám mây phổ biến hiện nay cung cấp cho trang web hoặc dịch vụ cơ sở hạ tầng back end. Cơ sở hạ tầng giữa các lần triển khai vô cùng linh hoạt làm cho Iaas trở thành một trong những mô hình điện toán đám mây phổ biến nhất.
– Nền tảng như một dịch vụ (PaaS) giúp cho tổ chức cung cấp toàn bộ các nền tảng trực tuyển, chăm sóc hệ điều hành và phần cứng. IaaS khác Paas ở phạm vi công cụ và khuôn khổ phát triển có sẵn của nhà phát triển, cho phép tạo ra ứng dụng và dịch vụ phức tạp.
– Phần mềm như một dịch vụ (SaaS) là sử dụng điện toán đám mây cung cấp ứng dụng như một dịch vụ.

Ngoài ra cũng có hai mô hình triển khai điện toán đám mây chính như sau:
– Triển khai toàn bộ đám mây: tồn tại hoàn toàn ở trong môi trường đám mây. Các ứng dụng sẽ được phát triển trên đám mây hoặc chuyển sang nó.
– Triển khai đám mây hỗn hợp: cho phép các cơ sở hạ tầng và ứng dụng hiện có sử dụng công nghệ điện toán đám mây mà không cần di chuyển toàn bộ. Việc triển khai này cho phép các sản phẩm hiện có áp dụng lợi ích chính của điện toán đám mây mà không cần hy sinh hệ thống nội bộ hiện có.
Điểm mạnh và điểm yếu của điện toán đám mây
Điểm mạnh điện toán đám mây
– Tự phục vụ nhu cầu. Nền tảng điện toán đám mây cung cấp cho người dùng những yếu tố cần thiết để có thể sử dụng dữ liệu số chẳng hạn như các không gian lưu trữ, dịch vụ, mạng, server… Người dùng hoàn toàn có thể tự quản lý, thiết lập, sử dụng hay hủy bỏ dịch vụ một cách dễ dàng nhanh chóng mà không cần đến bên trung gian thứ ba.

– Truy cập vào linh hoạt. Đây có thể coi là một tiện ích lớn nhất, thuận tiện nhất của điện toán đám mây. Bạn hoàn toàn có thể truy cập vào dữ liệu ở bất kỳ đâu chỉ cần có internet.
– Nơi lưu trữ tài nguyên. Nhà cung cấp các dịch vụ được coi như trung tâm để lưu trữ thông tin, các dữ liệu khổng lồ được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện tại đầy đủ tiện nghi và có nhiều chức năng. Điều này giúp đảm bảo hệ thống luôn được hoạt động tốt nhất, đáp ứng các nhu cầu của người dùng.
– Dễ backup và khôi phục dữ liệu. Điện toán đám mây luôn có sẵn một hệ thống sao lưu dữ liệu dự phòng cho các trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ. Chính vì thế khi có vấn đề gì thì hệ thống có khả năng tự phục hồi các dữ liệu, đảm bảo luôn đầy đủ và an toàn nhất.
– Giúp đo lường. Dịch vụ điện toán đám mây có riêng một hệ thống ghi chép và báo cáo các dữ liệu, tính toán rõ ràng. Dựa vào đó người dùng có thể dễ dàng kiểm soát lưu lượng.
Điểm yếu của điện toán đám mây
– Phải phụ thuộc 100% vào internet. Để có thể sử dụng truy cập vào được các dữ liệu trong điện toán đám mây thì người dùng buộc phải kết nối mạng Internet. Phụ thuộc vào mạng sẽ gây khó khăn trong một số trường hợp không có mạng.
– Khó giải quyết vấn đề kỹ thuật. Khi xảy ra bất kỳ sự cố gì người dùng sẽ rất khó có thể tự giải quyết bởi không đủ quyền quản lý 100%. Điều này gây rất nhiều bất tiện nếu như đơn vị không cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ngay.

– Vấn đề bảo mật. Khi truyền dữ liệu qua đám mây tức là doanh nghiệp đã truyền thông tin đó lên không gian của nhà cung cấp. Điều này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ bị ăn cắp thông tin, mất hay hỏng dữ liệu nếu như nhà cung cấp hệ thống bảo mật kém chất lượng.
Ứng dụng của điện toán đám mây
Cơ sở dữ liệu đám mây
Đối với các doanh nghiệp sở hữu lượng dữ liệu lớn thì việc áp dụng dữ liệu điện toán đám mây giúp tiết kiệm được ngân sách chi ra. Bởi cơ sở dữ liệu điện toán đám mây có thể hoạt động tốt, tiện lợi mà doanh nghiệp không cần mua máy chủ vật lý để lưu trữ, vận hành.
Các nhà cung cấp dịch vụ đều thực hiện, giám sát từ đó đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu.

Lưu trữ, chia sẻ dữ liệu
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sao lưu, truy xuất các dữ liệu ở bất cứ nơi đâu chỉ cần kết nối Internet vô cùng thuận tiện, nhanh chóng. Từ đó giúp việc báo cáo, trao đổi thông tin với nhau dễ dàng hơn.
Ứng dụng quản lý doanh nghiệp
Lưu trữ trên hệ thống đám mây giúp quản lý dễ dàng kiểm soát, quản lý dữ liệu hiệu quả nhất. Hiện nay đa số các nền tảng chuyên phân tích dữ liệu đều phải sử dụng mô hình điện toán đám mây, nhờ chúng xử lý dữ liệu dù có cấu trúc hay không có cấu trúc đều rất trọn vẹn.
Lưu trữ trang web
Lưu trữ Website luôn là vấn đề rất quan trọng, cần thiết khi hệ thống doanh nghiệp đang chưa đáp ứng được sự phát triển liên tục của họ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chỉ cần trả chi phí theo nhu cầu thực tế sử dụng dịch vụ mà vẫn đảm bảo hệ thống an ninh xuyên suốt.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các thông tin về điện toán đám mây là gì. Mong rằng qua đó các bạn đã hiểu hơn về điện toán đám mây, biết được điểm mạnh, điểm yếu và những ứng dụng tiêu biểu của chúng.