Đọc vị là gì? Bí quyết đọc vị người khác một cách chính xác nhất
Đọc vị người khác là một trong những kỹ năng rất đặc biệt mà không phải ai cũng biết vận dụng. Vậy đọc vị là gì và khả năng đọc vị là gì? Bài viết dưới đây, cùng thietbimaycongnghiep.net khám phá từ đó biết được bí quyết đọc vị người khác một cách chính xác nhất nhé!
Contents
Đọc vị là gì? Nguồn gốc của đọc vị
Đọc vị được coi là một biệt ngữ xã hội. Để có thể hiểu được chính xác đọc vị là gì chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một chút về nguồn gốc của đọc vị. Thực tế, đọc vị bắt nguồn từ trò chơi xóc đĩa của dân gian.
Ở trò chơi này nhà cái sẽ đặt 2 đồng xu vào trong đĩa, sau đó úp một cái bát lên để che đi tình trạng đồng xu bên trong rồi tiến hành xóc. Nhiệm vụ mỗi người tham gia chơi đó là cần phải “đọc vị” dự đoán xem 2 đồng xu đó bên trong như thế nào (úp hay ngửa).
Từ “vị” ở đây là dùng để chỉ đồng xu đó. “Đọc vị” chính là thể hiện được khả năng tiên đoán trạng thái hiện tại của đồng xu. Đọc xem đồng xu đó đang ở trạng thái như thế nào.
Khi sử dụng thuật ngữ này trong một thời gian dài, dần dần người ta nhận thấy rằng thuật ngữ này có những nét tương đồng về âm tiết với từ Hán Việt. Bản thân “đọc vị” đã thể hiện được rõ tính nghệ thuật văn chương trong đó. Vì thế cho đến giờ từ “đọc vị’ được sử dụng rất nhiều trong cả văn nói lẫn văn viết nhằm diễn tả, dự đoán, nhận biết điều đang được ẩn giấu.
Nếu mọi thứ không thể hiện cụ thể ra bên ngoài được thì đều có thể sử dụng “đọc vị”.
Hiện nay, khả năng đọc vị được biết đến chính là cách đọc suy nghĩ của người khác, thấu hiểu người khác, đoán được người khác đang nghĩ gì, tâm trạng đang như thế nào từ những cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể của họ.
Bí quyết để có khả năng đọc vị người khác chính xác nhất
Bạn có biết chỉ cần tinh ý quan sát một chút về thái độ, hành động của người khác bạn cũng có thể đọc vị được những suy nghĩ của đối phương dù tiếp xúc với họ lần đầu tiên. Cụ thể, bạn có thể đọc vị người khác nhờ những ngôn ngữ cơ thể của đối phương sau đây:
Nghiến chặt hàm và lông mày nhíu lại
Đây cũng là một cử chỉ từng được nghiên cứu. Kết quả cho ra khẳng định rằng biểu cảm này thể hiện cho sự căng thẳng quá độ của con người. Khi ta xét dưới cái nhìn sinh học thì việc một người nghiến chặt hàm và nhíu lông mày lại là phản ứng của hệ Limbic trong não.
Cụ thể thì khi con người có tâm trạng căng thẳng, hormone cortisol trong cơ thể họ sẽ tăng lên. Từ đó dẫn đến các hành vi chẳng hạn như vô thức rụt cổ lại, vô thức nhướn mày hay họ vô thức nghiến chặt hàm của mình lại.
Mặc dù các hành vi này diễn ra trong vô thức, thế nhưng nó mới là hành động chân thật nhất thể hiện cảm xúc, suy nghĩ nội tâm từ sâu bên trong của mỗi người. Nếu như bạn là một người tinh tế, biết quan sát bạn sẽ nhận ra được điều đó.
Nhướn mày
Đã có nghiên cứu tại trường đại học Massachusetts thông qua quan sát nhóm tình nguyện viên khi gặp các vấn đề tương tự nhau, cho thấy kết quả rằng mỗi khi họ sợ hãi, lo lắng hay ngạc nhiên thì họ đều sẽ nhướn mày.
Dưới góc nhìn của sinh học thì việc nhướn mày sẽ tạo ra được kích thích nhỏ tới hormone Adrenaline. Hormone này tiết ra từ tuyến thượng thận, từ đó giúp cơ thể tăng lưu lượng máu tới hệ thần kinh. Nếu như xét về mặt tâm lý học thì hành động nhỏ này cũng có thể cho bạn thấy được đối phương đang khó chịu hay đang không hài lòng về vấn đề gì đó.
Chú ý tới ánh mắt
Người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Quả thực như vậy, từ đôi mắt chúng ta có thể nhìn thấy được cảm xúc từ sâu bên trong của mỗi người, từ tính cách cho tới suy nghĩ của họ.
Nếu như một người mà đang nói dối, thường thì họ sẽ hay có trạng thái né tránh, không muốn nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Nếu người đối diện bạn có ánh mắt láo liên, liên tục nhìn khắp nơi thì có lẽ họ đang lo lắng, phân tâm và không để ý vào nội dung cuộc trò chuyện.
Những người nhút nhát, sống nội tâm thì lại là những người thường xuyên e dè nhìn xuống sàn nhà. Họ như muốn che giấu đi cảm xúc của mình, ngại ngùng không dám nhìn thẳng vào người đối diện.
Ngoài ra cũng còn một biểu hiện khác của đôi mắt cho thấy một người đang nói dối, đó chính là “nói dối không chớp mắt”. Câu nói này là câu nói dân gian từ rất lâu rồi, thế nhưng tới nay nó vẫn đúng. Những người nói dối không chớp mắt cố gắng tỏ ra vẻ tự nhiên thế nhưng chính sự gượng ép đó sẽ khiến chúng ta cảm nhận được họ đang không thành thật trong lời nói.
Gật đầu quá nhiều
Trong một câu chuyện mà người đối diện bạn lại gật đầu liên tục, có thể xảy ra 2 trường hợp: một là họ đang vô cùng thích thú với câu chuyện của bạn và thứ hai họ đang không theo kịp những gì bạn đang truyền đạt. Nếu như bạn thấy đối phương gật đầu liên tục, bạn cũng nên chú ý nói chậm lại và cố gắng diễn đạt câu chuyện được dễ hiểu hơn để đối phương có thể theo kịp nhé!
Cười một cách giả tạo
Nụ cười có sức lan tỏa rất lớn, có thể làm cho mọi người trở nên vui vẻ, thế nhưng cũng có thể ngược lại. Bởi bên cạnh nụ cười tươi vui vẻ, thoải mái còn có những nụ cười gượng ép, cười hời hợt, cười nhếch mép,… Đây đều được coi là những nụ cười giả tạo.
Nếu nhận ra đối phương đang cười nhưng đôi môi không nhếch lên, đôi mắt không ánh lên niềm vui, tổng thể khuôn mặt không ăn khớp với nhau thì rất có thể trong lòng họ đang không vui như họ thể hiện và nụ cười đó là nụ cười giả tạo.
Tạo khoảng cách
Khoảng cách giữa hai người giao tiếp với nhau cũng là một yếu tố giúp bạn xác định được mối quan hệ có tốt đẹp hay không. Nếu như ai đó bất giác lùi lại phía sau khi bạn tiến gần lại họ, điều này cho thấy họ đang muốn tạo khoảng cách với bạn, đang đề phòng và không tin tưởng bạn.
Các chuyển động của cơ thể
Bên cạnh đó mọi người cũng có thể thể hiện cảm xúc của mình thông qua các chuyển động cơ thể. Và từ đó mà bạn cũng đọc vị được mỗi người. Ví dụ như nếu gặp những điều mà chúng ta thích thì chúng ta sẽ có xu hướng nghiên nghiêng về chúng và tránh xa những thứ mà chúng ta không thích.
Một động tác cơ thể mà bạn cũng cần chú ý đó là động tác khoanh tay, khoanh chân. Nếu thấy ai đó làm hành động này với bạn có nghĩa là họ đang phòng thủ, đang tức giận hay họ đang tự bảo vệ mình.
Còn nếu như bạn thấy đối phương cắn môi thì có thể họ đang cố gắng xoa dịu đi bản thân trước áp lực hoặc họ đang bối rối, khó xử trước tình huống nào đó.
Xoa cằm
Mọi người thường làm hành động xoa cằm khi mà họ đang cố gắng suy nghĩ, đưa ra quyết định. Lúc này ánh mắt của họ có thể nhìn xuống hoặc họ cũng có thể nhìn sang bên hay bất cứ nơi nào khác. Thậm chí họ còn không biết rằng bạn đang nhìn họ vì quá mải mê suy nghĩ.
Ngoài những hành động trên cũng còn rất nhiều các ngôn ngữ, hành động khác mà bạn có thể dựa vào đó để đoán được tâm lý mỗi người chẳng hạn như giọng điệu, cách ngồi, phong thái,…
Tất nhiên, để có thể đọc vị được người khác không phải dễ, mà bạn còn phải tinh ý, biết quan sát kỹ càng. Điều này đòi hỏi phải rèn luyện học tập qua khoảng thời gian dài.
Tóm lại đọc vị người khác là cách bạn có thể thấu hiểu, đồng cảm hơn với người khác và có nhiều hơn những cơ hội trong cuộc sống. Mong rằng những chia sẻ về đọc vị trong bài viết trên hữu ích với bạn, giúp bạn biết cách đọc vị người khác chính xác nhất.