Docker là gì? Một số khái niệm thường dùng trong docker
Docker là nền tảng vô cùng phổ biến hiện nay, được nhiều người làm trong các lĩnh vực phát triển web, ứng dụng biết đến và đặc biệt được chia sẻ rất nhiều trên cộng đồng chia sẻ kiến thức công nghệ thông tin như Viblo, congdonglinux. Tuy nhiên còn rất nhiều người khác ngoài ngành chưa hiểu và thắc mắc Docker là gì. Cùng thietbimaycongnghiep.net tìm hiểu Docker ngay dưới đây nhé!
Contents
Docker là gì?
Docker được biết đến là một nền tảng hỗ trợ các nhà phát triển tạo dựng, triển khai, chạy ứng dụng bằng cách dùng container. Hiểu đơn giản hơn, Docker sẽ đem đến một môi trường hoàn toàn riêng biệt để người dùng có thể phát triển ứng dụng của mình.

Thông thường, việc setup và deploy application lên một hoặc nhiều server là rất vất vả khi phải cài đặt rất nhiều công cụ, môi trường cần cho application, chạy được ứng dụng. Hơn nữa, còn có một vấn đề đó là không đồng nhất giữa các môi trường trên nhiều server khác nhau.
Docker được sinh ra và giải quyết những vấn đề khó khăn này. Nhắc đến Docker người ta sẽ nghĩ luôn đến sự đơn giản, tiện lợi, dễ dùng.
Lý do giúp Docker phát triển và nhanh chóng trở nên phổ biến
Docker ngày càng phổ biến, phát triển rộng là nhờ vào những lợi ích mà nó mang lại. Cụ thể, dưới đây là những lợi ích mà Docker có thể mang lại:
Docker có tốc độ làm việc nhanh chóng
Thời gian với những người lập trình luôn rất quan trọng. Trong đó tốc độ làm việc của các nền tảng được đặt lên hàng đầu. Docker tiện lợi, nhanh chóng và thao tác build hay loại bỏ được thực hiện bởi container nhanh hơn rất nhiều so với máy ảo.
– Đơn giản, nhanh gọn trong việc thiết lập môi trường: các lập trình viên khi sử dụng Docker thậm chí chỉ cần config 1 lần, họ không cần phải cài đặt lại Dependencies sau đó nưa. Nếu như có bất cứ một sự thay đổi về thành viên trong nhóm hay thay đổi thiết bị, cũng chỉ cần chia sẻ config mà thôi.

– Hỗ trợ xóa: Đây là điểm giúp tốc độ Docker trở nên nhanh chóng, nó giúp cho word-space sạch sẽ hơn. Trong trường hợp mà lập trình viên cần xóa đi những môi trường làm ảnh hưởng tới các phần khác thì Docker hỗ trợ xóa một cách nhanh chóng.
Docker cho phép tự do trong việc chọn hệ thống
Lợi ích tiếp theo có thể kể đến của Docker đó là người dùng có thể tự do chọn hệ thống, có thể tiến hành khởi chạy container trong hệ thống nào đó mà họ muốn. Đây cũng là lợi ích cực kỳ thú vị mà Docker đem đến.
Docker có thời gian “start” và “stop” ngắn
Thời gian bắt đầu và dùng của Docker cũng cực ngắn. Nó còn được so sánh với máy ảo và cho thấy độ nhanh hơn, ấn tượng hơn hẳn.
Cách hệ thống Docker hoạt động
Hệ thống này được hoạt động bằng cách phân chia các công việc theo từng bước khác nhau, sau đó thực hiện từng bước để hoàn thành cả quá trình. Cụ thể các bước như sau:

– Build: chính là bước đầu tiên tạo ra một Dockerfile. Trong file này phần code lập trình có thể được build trên máy tính, cài sẵn ở Docker Engine. Sau khi build xong bước này, bạn có thể sở hữu ngay được Container có chứa các ứng dụng và chứa bộ thư viện cần thiết.
– Push: bước tiếp theo trong quá trình hoạt động của Docker là Push những Container được tạo trước đó lên cloud, tiến hành lưu trữ tại bộ nhớ đám mây.
– Pull, Run: bước này không sử dụng ở trên máy tính ban đầu thực hiện mà được sử dụng trên máy khác có nhu cầu dùng Container. Để có thể sử dụng được hoạt động này cần phải Pull Container về máy đã được cài đặt Docker và sau đó cho chạy Container.
Một số khái niệm thường được sử dụng trong Docker
Docker Swarm
Đây là khái niệm một service cho phép người dùng tạo được ra và quản lý tập trung cho Docker nodejs. Việc này tương tự lịch trình của các container. Mỗi node của Docker Swarm là một Docker Daemon.

Tất cả Daemon này sẽ được sử dụng Docker API. Từ đó các Services này đều có thể truy cập vào được các nodes như nhau. Việc quản lý bằng Docker cơ bản sẽ đều được quản lý riêng biệt. Tuy nhiên nếu sử dụng Docker Swarm để quản lý thì các containers sẽ được quản lý chung.
Bên cạnh Docker Swarm người ta còn biết đến kubernetes cũng là một hệ thống điều phối containers cho các container Docker và thậm chí còn rộng hơn cả Docker Swarm.
Docker Compose
Thuật ngữ này được dùng để định nghĩa và thực hiện tất cả quá trình run multi-container cho Docker application. Tại nền tảng này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng file YAML để config các services dành cho Application.
Sau đó, người dùng command để create và chạy config đó. Để sử dụng được cần phải làm theo 3 bước như sau:
– Cần tiến hành khai báo app environment trong Dockerfile.
– Khai báo services cần thiết để có thể chạy application trong file docker-compose.yml.
– Chạy docker-compose up để start và run app.
Docker Hub

Trên nền tảng này sẽ có hàng nghìn bức ảnh công khai bởi mọi người. Chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy những bức ảnh mình cần. Ngoài ra, Docker Hub cũng là nền tảng được mọi người sử dụng rất nhiều nhờ các tính năng tiện lợi khác.
Docker Image
Đây là một file bất biến không thay đổi, trong đó có chứa các source code, dependecies, tools và cả các file khác cần thiết để ứng dụng chạy được.
Có thể thấy Docker là một nền tảng vô cùng hữu ích mà lập trình viên nào cũng nên biết và sử dụng. Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn Docker là gì và những lợi ích cũng như cách thức hoạt động của Docker.
Có thể thấy Docker là một nền tảng vô cùng hữu ích mà lập trình viên nào cũng nên biết và sử dụng. Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn Docker là gì và những lợi ích cũng như cách thức hoạt động của Docker.