Hướng dẫn soạn văn: Động từ là gì? Cụm động từ là gì?
Cùng với danh từ, tính từ thì động từ là một trong những từ loại được sử dụng phổ biến trong hầu hết các câu nói, câu văn hiện nay. Mặc dù rất quen thuộc, nhưng nhiều người vẫn chưa nắm được cách sử dụng của động từ, đặc biệt là các bạn học sinh. Vậy động từ là gì cũng như phân loại của động từ,… sẽ được thietbimaycongnghiep.net giải đáp ngay sau đây.
Contents
Khái niệm và chức năng cơ bản của động từ
Khái niệm động từ là gì lớp 4
Động từ là những từ ngữ được sử dụng khi chỉ các hoạt động, trạng thái của con người hoặc các sự vật và hiện tượng.

Thực tế, ví dụ về động từ rất quen thuộc, trong câu “Lan chạy rất nhanh về phía Điệp” thì “chạy” là động từ diễn tả hoạt động của Lan.
Khả năng kết hợp của động từ là gì? Động từ có thể kết hợp với:
- Động từ trong câu có thể kết hợp với tính từ hoặc danh từ để tạo thành các cụm động từ mang các sắc thái ý nghĩa đa dạng và đầy đủ hơn. Ví dụ: “đi chậm” (“đi” là động từ, “chậm” là tính từ), “ném bóng” (“ném” là động từ, “bóng” là danh từ).
- Động từ kết hợp cùng phó từ như đã, đang, sẽ, còn, không, chưa, cứ, chẳng,… Hoặc động từ kết hợp với các phó từ mệnh lệnh để tạo thành câu/cụm từ có mục đích sai khiến (các phó từ mệnh lệnh như: hãy, đừng, chớ,…). Ví dụ: “đừng ăn nữa”, “nó cứ nằm ra đó ăn vạ”, “đang đua ngựa”,…
Chức năng của động từ là gì?
Thông thường chức năng chính của động từ trong câu là nó làm vị ngữ. Động từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho các danh từ hoặc tính từ mà nó đi kèm.

Ví dụ:
- Bé Hoa // đang đi
Chủ ngữ (danh từ) // Vị ngữ (cụm động từ)
- Chiếc xe // bị đổ trên đường
Chủ ngữ (danh từ :chiếc xe”) // Vị ngữ (động từ)
Ngoài chức năng chính trên thì động từ hoặc cụm động từ cũng có thể là chủ ngữ, định ngữ hoặc chỉ là trạng ngữ trong câu.
Ví dụ về các chức năng này của động từ:
- Trồng cây // là việc tốt
Chủ ngữ (động từ) // Vị ngữ
- Cây cầu đang làm // đi qua trước nhà tôi
Định ngữ (cụm động từ)
- Làm như vậy, // tôi thấy quá vô lý
Trạng ngữ (cụm động từ)
Khái niệm cụm động từ là gì?
Cụm động từ là cụm từ được tạo thành với một động từ cùng với phụ trước hoặc phụ sau (có khi là cả phụ trước và phụ sau). Nó có chức năng tương tự như động từ trong câu và có cấu tạo chi tiết là:

- Phụ trước cụm động từ bao gồm: Các từ chỉ quan hệ thời gian (đã, đang…), từ chỉ sự tiếp diễn (vẫn, còn,…), phó từ chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng,…) hoặc các từ mang ý nghĩa khẳng định/phủ định (không, chắc, chẳng, có…).
- Trung tâm: động từ
- Phụ sau có thể là các từ chi tiết về đối tượng đó (danh từ, tính từ), các từ chỉ xu hướng (thẳng, lên, xuống,…), các từ chỉ địa điểm hoặc thời gian khác…
Phân loại động từ là gì?
Người ta phân loại động từ thành các loại chính như: động từ chỉ hành động – trạng thái, ngoại động từ – nội động từ. Dưới đây là những ví dụ cụ thể phân tích từng loại động từ:
Về động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái
Động từ chỉ hoạt động là gì?
Đây là những động từ được sử dụng để tái hiện và gọi tên các hoạt động của con người, sự vật hay hiện tượng nào đó. Ví dụ như: đi, nằm, bò, nhảy, hát, rơi, thổi, đuổi,…
Ngoài ra, trong phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ,… người ta còn sử dụng các động từ để chỉ các hoạt động của các sự vật, hiện tượng vốn vô tri. Điều này giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm và biến các sự vật, hiện tượng đó trở nên gần gũi hơn với con người.

Động từ chỉ trạng thái gồm những từ nào?
Đây là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ hoặc sự tồn tại của con người, sự vật. Ví dụ như: vui, buồn, giận, yêu…
Các động từ trạng thái còn được chia nhỏ hơn để bổ sung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho các từ cùng kết hợp hoặc các từ đứng trước, đứng sau nó:
- Động từ trạng thái tồn tại (hoặc không tồn tại) là những từ thể hiện sự tồn tại của sự vật và hiện tượng nào đó (còn, có, hết,…). Ví dụ như: “Tôi // còn nhiều việc phải hoàn thành”, “Quê tôi // có con sông uốn lượn chảy quanh”…
- Động từ trạng thái biến hóa, thay đổi (biến thành, hóa thành, sinh ra, trở nên, trở thành,…). Ví dụ: “Lý Thông chết đi hóa thành con bọ hung”, “Lòng tham trở thành nguyên nhân chính khiến người ta càng ngày càng ích kỷ, lãnh cảm với nhau”,…
- Động từ trạng thái chỉ sự cần thiết (cần, phi, nên,…). Ví dụ: “Anh nên từ bỏ mọi chấp niệm để được thanh thản hơn”, “Bài viết này cần được hoàn thành trước 16h chiều nay”…

- Động từ trạng thái chỉ ý chí (định, toan, nỡ, quyết,…). Ví dụ: “Tôi quyết ngày mai sẽ đi tỉnh”, “Anh ấy không nỡ làm cho cha mẹ đau lòng”…
- Động từ trạng thái chỉ nguyện vọng, mong muốn (mong, muốn, ước,…). Ví dụ: “Cậu bé ước một lần được gặp lại bà ngoại”, “Hạnh mong có một ngày được tiếp tục công việc còn dang dở của mình”,…
- Động từ trạng thái chỉ tình trạng tiếp thu hoặc chịu đựng (được, phải, bị,…). Ví dụ: “Tây Bắc” được sáng tác khi nhà thơ Tố Hữu đã rời khỏi chiến khu Việt Bắc”, “Hoa bị phạt do nói chuyện riêng trong giờ học”,…
- Động từ trạng thái so sánh (bằng, là, không bằng, chẳng bằng,…). Ví dụ: “Trăm lời hoa mỹ không bằng một hành động thực tế”, “Vũ là người bạn đang tin tưởng nhất của tôi”…
Nội động từ và ngoại động từ là gì lớp 6?
Nội động từ
Đây là những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động đó (ngồi, nằm, ăn, đi,…) Những nội động từ cần phải được kết hợp với các quan hệ từ để được bổ nghĩa hoàn chỉnh nhất.
Ví dụ: Bố mẹ // mua // cho // tôi một chiếc cặp sách mới.
Chủ ngữ // Nội động từ // Quan hệ từ // Bổ ngữ

Ngoại động từ
Đây là những động từ chỉ hoạt động hướng đến người khác, vật khác (đập, xây, cắt,…). Ngoại động từ hoàn toàn có thể bổ nghĩa cho đối tượng trực tiếp mà không cần kết hợp cùng với quan hệ từ.
Ví dụ: Mọi người // đập // bức tường đã cũ
Chủ ngữ // ngoại động từ // bổ ngữ
Để có thể phân biệt được đâu là nội và ngoại động từ, người ta thường đặt các câu hỏi: Động từ + “Ai? Cái gì?”. Nếu có thể dùng 1 bổ ngữ để trả lời mà không cần thêm quan hệ từ thì đó là ngoại động từ, còn nến cần phải có thêm quan hệ từ mới hiểu được ý nghĩa thì đó là nội động từ.
Ví dụ:
- Lo lắng cho ai → “lo lắng” là nội động từ ( vì: “lo lắng cho tôi” chứ không thể là “lo lắng tôi”).
- Quý mến cô ấy → “quý mến” là ngoại động từ (vì không cần quan hệ từ vẫn hiểu rõ nghĩa).
Lời kết
Hiểu rõ về động từ cũng như chức năng là phân loại của động từ là gì sẽ giúp bạn làm các bài tập nhanh chóng hơn hoặc truyền đạt đúng và đủ ý hơn. Hãy cập nhật Website của thietbimaycongnghiep.net mỗi ngày để bổ sung những kiến thức bổ ích khác nhé!