Đường chân trời là gì? Đường chân trời sự kiện là gì?
Trong nhiếp ảnh, trong khoa học hoặc gần nhất là trong các bản tin thời sự, chúng ta thường nghe thấy khái niệm đường chân trời. Thực ra đây là một khái niệm rất đơn giản mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vậy chân trời là đường như thế nào? Hãy cùng thietbimaycongnghiep.net tìm hiểu “từ A đến Z” những thông tin thú vị về đường chân trời nhé!
Contents
Tìm hiểu khái niệm đường chân trời là gì?
Khái niệm về chân trời
Đường chân trời là đường giao giữa mặt đất và bầu trời hoặc mặt biển và bầu trời mà chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng. Khi bạn đứng từ bờ nhìn ra ngoài biển thì vùng biển gần với chân trời được gọi là khơi (ngoài khơi ý chỉ vùng biển xa gần với chân trời).
Hoặc hiểu một cách đơn giản nhất, đây là cách gọi của rìa mép vòng cung của Trái Đất trong tầm nhìn của chúng ta. Chân trời chia đôi bầu trời với mặt đất và đây cũng là giới hạn cuối cùng mà chúng ta có thể nhìn thấy bầu trời (phần còn lại đã bị địa cầu che).
Thực tế chứng minh, Trái Đất là một quả cầu rất lớn nên khi nhìn vào nơi đường chân trời sẽ có cảm giác là đường thẳng chứ không phải là đường vòng cung như lý thuyết.
Chân trời không tồn tại một cách vật lý mà chỉ được hình thành vì giới hạn do mắt người không thể thấy được những điểm xa bị khuất. Thông thường, chúng ta có thể nhìn thấy chân trời tại những nơi thoáng tầm nhìn (trên biển, ở 2 cực,…). Những khu vực rừng núi, nhiều nhà ở,… thì cây cối và các công trình kiến trúc sẽ làm hạn chế phần nào tầm nhìn.
Đường chân trời có ứng dụng như thế nào trong thực tế?
Trước đây, khi chưa có các thiết bị liên lạc, phát thanh, điện báo thì khoảng cách từ tầm nhìn của mắt người đến chân trời trên biển được coi là phạm vi xa nhất mà các bên có thể truyền tin cho nhau. Thậm chí, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì tầm quan trọng của chân trời vẫn được ghi nhận.
Các phi công lâu năm trong nghề thường nhìn đường chân trời và mũi máy bay để điều khiển máy bay hoặc xử lý các sự cố trên không trong trường hợp công nghệ, radar gặp sự cố khi hoạt động.
Ngoài ra, người ta cũng dùng chân trời để có thể xác định không gian. Bên cạnh đó, chân trời ngang qua mắt người còn được sử dụng để làm hệ tọa độ chân trời (quỹ tích các điểm có độ cao là 0 độ).
Cách tính khoảng cách từ một vị trí đến đường chân trời
Khi tính khoảng cách từ bạn cho đến chân trời, chúng ta có thể bỏ qua những ảnh hưởng của sự khúc xạ ánh sáng. Lúc này, khoảng cách từ vị trí của người quan sát đến đường ngang chân trời được tính bằng công thức:
d ≈ 3,57 x h
Trong đó:
- d là khoảng cách từ vị trí đến chân trời (tính bằng kilomet – km)
- h là độ cao của vị trí so với mực nước biển (tính bằng mét – m)
Ví dụ, nếu muốn tính khoảng cách từ vị trí của một người đứng trên mặt đất (độ cao so với mực nước biển là 3,8m) thì khoảng cách từ người đó đến đường ngang của chân trời là: d ≈ 3,57 x 3,8 = 6,96 km. Nếu người đó đứng trên ngọn hải đăng có chiều cao 4,7m so với mực nước biển thì khoảng cách từ vị trí quan sát đến chân trời là: d ≈ 3,57 x 4,7 = 7,7 km.
Nếu một người đứng trên đỉnh Everest với độ cao là 8848m thì khoảng cách đường chân trời tính được sẽ là d ≈ 3,57 x 8848 = 335,8 km. Như vậy có thể thấy rằng, độ cao là tỷ lệ thuận với khoảng cách tới chân trời, độ cao so với mực nước biển càng lớn thì khoảng cách càng xa và ngược lại.
Tại một số quốc gia tính khoảng cách bằng dặm và feet thì chúng ta tính khoảng cách theo công thức dưới đây:
d ≈ 1,22 x h
Bên cạnh công thức trên, người ta còn tính theo công thức hình học gần đúng (trường hợp giả định Trái Đất hình cầu và không có khí quyển) dựa theo công thức tiếp tuyến và cát tuyến của đường tròn:
OC2 = OA x OB Công thức (1)
Trong đó:
- OC là khoảng cách từ vị trí đến chân trời (= d, tính bằng km)
- OB là độ cao của người quan sát so với mực nước biển (= h, tính bằng m)
Từ công thức (1), người ta có thể chuyển về:
d2 = h x (D + h)
Trong đó: D là đường kính của Trái Đất (D = AB)
d = h x (D + h) = h x (2R +h)
Trong đó: R là bán kính của Trái Đất (tính bằng m).
Trong trường hợp, người quan sát đứng gần mặt đất có độ cao h không đáng kể thì người ta thậm chí có thể bỏ qua thông số h này. Lúc này thì công thức trên được chuyển thành: d = 2R x h.
Khái niệm đường chân trời sự kiện là gì?
Chân trời sự kiện là một trong những khái niệm rất phổ biến trong ngành khoa học vũ trụ. Nó được “khai sinh” khi chúng ta có được bức ảnh đầu tiên chụp lỗ đen ngoài vũ trụ. Bức ảnh chụp cái bóng cuối cùng phía trước một màu đen sở hữu sức mạnh có thể nuốt chửng tất cả các ánh sáng, hành tinh mà không cho chúng có cơ hội thoát ra.
Vậy đường chân trời sự kiện là gì, nó có vai trò hoặc sức mạnh ghê gớm đến đâu? Trước tiên, chúng ta cần hiểu sơ qua về hố đen: đây là thứ có khả năng nhốt tất cả các vật chất (kể cả không gian và thời gian) vào bên trong. Lỗ đen có thể bắt được ánh sáng với lực hấp dẫn rất lớn, nguồn năng lượng khổng lồ. Để chụp được ảnh của các lỗ đen, người ta cần sử dụng mạng lưới kính vô tuyến, kính huỳnh quang để thực hiện các bức ảnh.
Tại sao gọi là chân trời sự kiện?
Chúng ta không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì trong lỗ đen mà chỉ có thể thấy được dấu vết của năng lượng được giải phóng ra bởi chất khí. Bức xạ xuyên qua các đám mây bụi của lỗ đen và trở thành cái bóng – có thể cung cấp một số thông tin về cái cách mà không gian và thời gian bị uốn cong trong môi trường của lỗ đen đó.
Mọi tia sáng hoặc vật thể ở đường chân trời sự kiện đều bị bẻ cong. Bản thân các vật thể thường không cảm thấy nhưng khi ta quan sát có thể thấy rằng vật tiến tới gần chân trời sự kiện và biến mất. Chúng ta gọi là chân trời sự kiện vì khi quan sát vật thể tiến đến vị trí này cũng tương tự như khi quan sát một chiếc máy bay bay khuất sau đường chân trời tại Trái Đất.
Chân trời sự kiện là phía bên trong của không gian và thời gian mà tất cả các loại vật chất đều nằm dưới giới hạn này (kể cả sóng điện từ, ánh sáng) cũng không thể vượt ra ngoài được. Chân trời sự kiện được coi là một phần không thể thiếu của hố đen, là ranh giới có vận tốc thoát ly còn lớn hơn vận tốc ánh sáng.
Quy tắc đường chân trời trong hội họa, nhiếp ảnh
Chúng ta đã vừa tìm hiểu về chân trời trong đời sống thực và đây là một đường thẳng không thấy rõ ràng ở vô cực. Và trong mỗi bức ảnh, bức tranh cũng có những quy tắc về chân trời nhất định.
Cách xác định đường chân trời trong hội họa, nhiếp ảnh cũng khá đơn giản. Bạn có thể xác định chân trời bằng những đường phân chia ranh giới giữa vùng trời, vùng đất trong bức ảnh, bức tranh. Thông thường trong mỗi bức ảnh, sẽ có một đường ngang chính giúp cho bức ảnh được cân đối hơn (nhiều trường hợp chân trời bị che mất đi bởi cảnh vật như nhà cửa, cây cối, xe cộ,…) nhưng nó vẫn hiện hữu.
Chân trời có vai trò quan trọng trong nhiếp ảnh hoặc hội họa bởi vì chúng ta thường thích những đường thẳng ngay ngắn hơn là những góc méo lệch dễ gây mất cân đối. Điều này thể hiện rõ nhất khi treo tranh ảnh, mọi người muốn nó nằm thẳng ngay ngắn so với trần nhà, tường nhà, cột trụ hoặc các loại nội thất khác.
Không phải bất cứ bức ảnh nào cũng đều thể hiện rõ ràng chân trời nhưng trong những bức tranh phong cảnh, tranh kiến trúc thì đây là luật cơ bản được tuân thủ. Trong hội họa cũng vậy, vẽ tranh có đường chân trời sẽ giúp bức tranh trở nên cân đối, hài hòa có quy luật hơn.
Thiết lập đường chân trời cho bức ảnh như thế nào?
Để có thể dễ dàng thiết lập chân trời trong một bức ảnh hoặc bức tranh thì cách đơn giản nhất là áp dụng quy tắc ⅓. Đây là bố cục thông thường cơ bản nhất mà bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng cần nắm chắc. Mặc dù khá đơn giản nhưng quy tắc ⅓ lại rất thần thánh trong quá trình chụp ảnh, giúp bạn có được bức ảnh đẹp cân đối hơn.
Quy tắc ⅓ gồm 4 đường kẻ ngang dọc chia bức ảnh thành 9 hình chữ nhật bằng nhau. Giao điểm của 4 đường chính này được coi là các điểm vàng trong khi thực hiện chụp ảnh. Khi đã bật chế độ này, màn hình sẽ được phân chia theo quy tắc ⅓ mà bạn không cần mất công tưởng tượng, căn chỉnh.
Lưới ⅓ này tỏ ra rất hữu ích trong khi thực hiện chụp ảnh phong cảnh. Thông thường, người ta sẽ lựa chọn đặt đường chân trời vào một trong hai đường chính nằm ngang tùy theo mục đích. Có thể đặt chân trời ở đường nằm ngang bên dưới để làm nổi bật bầu trời hoặc ngược lại đặt ở đường nằm ngang phía trên nếu muốn nổi bật các chủ thể phía dưới (phần cần làm nổi bật sẽ chiếm đa số diện tích không gian của bức ảnh).
Hướng dẫn cách chỉnh đường chân trời trong photoshop
Chân trời luôn nằm ngang trong các bức ảnh (hoặc nằm nghiêng trong trường hợp nhiếp ảnh có ý đồ riêng). Một số trường hợp để có được bức ảnh giữ chân trời thẳng, cân bằng khá khó khăn (mặt đất không bằng phẳng, lấy nét không ở giữa khiến ảnh bị cong…). Và chúng ta có thể sử dụng Photoshop để có thể chính sửa các lỗi này để bức ảnh đẹp, cân đối hơn.
Các bước thực hiện đơn giản như sau:
Bước 1: Mở hình ảnh
Mở ảnh bị nghiêng mà bạn muốn chỉnh lại đường chân trời, bức ảnh cần có những yếu tố hình ảnh khi chụp dọc/ngang (Ví dụ như các tòa nhà, cột điện… để dùng làm tham chiếu khi điều chỉnh).
Bước 2: Sử dụng các công cụ Photoshop
Bạn có thể dùng công cụ “Ruler” hoặc “Measurement” để chỉnh sửa bằng cách nhấn phím tắt I và chọn “Ruler Tool”. Sau đó, bạn vẽ một đường dọc hoặc ngang theo cạnh thẳng mà bạn muốn định hướng (nhấp chuột và kéo giữ đến vị trí còn lại trong ảnh).
Bước 3: Căn chỉnh lại với “Straighten Layer”
Sau khi thả đường kẻ, bạn nhấp vào ô “Straighten Layer” trên thanh menu công cụ. Photoshop sẽ nhận ra nó là đường thẳng và tự căn chỉnh ảnh về đường chân trời nằm ngang theo đường mà bạn vừa vẽ. Công cụ này cũng giúp bạn cắt hình ảnh, loại bỏ các không gian trống khi xoay ảnh thẳng.
Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp “Arbitrary Rotate” bằng cách chọn Image → Image Rotation → Arbitrary. Lúc này, Photoshop sẽ tự động tìm góc cần thiết và tiến hành xoay ảnh của bạn để khung vẽ thẳng. Chọn “Ok” khi đã thực sự hài lòng với kết quả điều chỉnh, căn chỉnh đã thực hiện. Với các góc trống khi xoay, bạn có thể thực hiện lệnh cắt (C) để có được bức ảnh hoàn thiện hơn.
Những thao tác trên đều mang lại hiệu quả tốt và bằng cách thử nghiệm cả 2 lệnh “Straighten Layer” hoặc “Arbitrary Rotate” bạn sẽ thu được thành quả là một bức ảnh cân đối và có chiều sâu hơn. Phương pháp này thường được áp dụng với trục ngang, chân trời, mặt đất…
Một số thông tin thú vị khác về bộ phim “Đường chân trời đã mất”
Khi nhắc đến nghệ thuật, người ta thường nhắc đến các tác phẩm như âm nhạc, phim ảnh,…Và một trong số những tác phẩm gây ấn tượng cho người nghe, người xem khi nhắc đến “đường chân trời” có thể kể đến là phim đường chân trời đã mất.
Đây là một bộ phim được đạo diễn Frank Capra (năm 1937) và đạo diễn Charlie Jarrod (năm 1973) chuyển thể từ truyện cùng tên. Cốt truyện kể về một chiếc máy bay di tản bị cướp và đưa 4 người về tu viện Lama (thuộc cao nguyên Tây Tạng). Nhân vật chính là Conway (34 tuổi) công tác tại lãnh sự quán Anh ở Backun, Ấn Độ. Conway có sức hút kỳ lạ, hết mình, không ganh đua nên anh đã bị đẩy đến những nơi xa xôi hẻo lánh.
Khi bị bắt cóc đưa đến tu viện Lama, Conway đã gặp viện trưởng và được ông thuyết phục ở lại đây làm tu sĩ và ít lâu sau được kế vị viện trưởng. Sau này, anh trở về London và gặp nhiều biến cố (mất trí nhớ, nằm viện,…). Sau đó, anh một mình tìm đường trở về Lama Tây Tạng nhưng không ai biết anh có thể tìm được về đúng tu viện Lama hay không, đó là một câu hỏi chưa có hồi đáp.
Khi chưa được chuyển thể, cuốn truyện đã trở thành một trong những cuốn sách bỏ túi rất được yêu thích những năm đầu của thế kỷ trước.
Lời kết
Vừa rồi là những thông tin có liên quan đến một số câu hỏi thường gặp khi nhắc đến đường chân trời. Mặc dù khá chi tiết nhưng cũng có thể bài viết này còn nhiều thiếu sót hoặc chưa thỏa mãn tất cả những câu hỏi của quý vị. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xung quanh vấn đề này, quý vị có thể để lại comment và nhận phản hồi sớm từ thietbimaycongnghiep.net nhé!