Filter là gì? Các loại filter phổ biến trong nhiếp ảnh
Bạn nghe đến thuật ngữ “Filter” rất nhiều lần nhưng lại không biết Filter là gì? Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến thuật ngữ này. Cùng tham khảo nhé!
Contents
Filter là gì?
- Filter hay còn gọi là kính lọc, là một trong những phụ kiện không thể thiếu trong chụp ảnh. Nó thực hiện nhiệm vụ lọc ánh sáng trước khi đi vào cảm biến. Ánh sáng tự nhiên có rất nhiều màu sắc khác nhau, có tác động không nhỏ đến việc chụp ảnh. Kính lọc có tác dụng hạn chế những màu sắc không cần thiết.
- Filter thường là một lớp thủy tinh được lắp phía trước của ống kính máy ảnh. Nó thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thấu kính phía trước hoặc tạo ra những hiệu ứng đặc biệt cho hình ảnh. Tùy vào mục đích sử dụng để lựa chọn một Filter thích hợp. Bạn cũng có thể kết hợp nhiều Filter với nhau.
Một số loại Filter phổ biến trong nhiếp ảnh
UV Filter là gì?
- Đây là loại kính lọc có khả năng ngăn cản tia cực tím đi vào thấu kính. Tia cực tím UV mắt thường không thể nhìn thấy nhưng khi đi vào trong máy ảnh có thể gây hại cho cảm biến ảnh của bạn.
- Uv Filter giúp loại bỏ những thành phần sáng đục như sương mù, khói. Nó làm giảm tương phản trong bức ảnh cũng như ảnh hưởng đến màu sắc.
- Ngoài ra nó còn giúp bảo vệ ống kính khỏi các tác nhân bên ngoài như: bụi bẩn, nước hay va đập mạnh…
ND Filter là gì?
– Filter ND (Neutral Density) có tác dụng làm giảm cường độ ánh sáng đi vào ống kính, cho khả năng chụp ảnh ở tốc độ thấp hơn và tạo ra một số hiệu ứng vô cùng đặc sắc.
– Hiện có 2 loại ND Filter chính là:
- Giảm sáng cố định: mỗi Filter ND chỉ có một chỉ số giảm sáng (stop) cố định, không thể thay đổi được.
- Giảm sáng thay đổi: là loại ND tròn có thể thay đổi mức độ giảm sáng khi xoay 2 lớp Filter. Giá trị giảm sáng lớn tùy thuộc vào từng loại Filter khác nhau, thông thường là từ 5 – 10 stops.
Polarizing Filter là gì?
- Polarizing Filter hay kính lọc phân cực CPL không chỉ giảm cường độ ánh sáng như ND Filter mà còn cản trở những tia sáng đi từ các hướng không mong muốn đến ống kính. Các hiện tượng bị lóa khi chụp các mặt phản xạ sẽ được loại bỏ.
- Kết quả là bạn có thể chụp xuyên qua kính, chụp bầu trời cho màu xanh đẹp hơn.
- CPL có một phần cố định gắn chặt vào đầu ống kính. Một phần có thể tự xoay để phân cực ánh sáng nên bạn có thể chủ động điều chỉnh khi xoay CPL quanh ống kính và chọn hiệu ứng tốt nhất cho bức ảnh.
Filter GND (kính lọc phân cực)
- Loại Filter này chỉ cản ánh sáng từ một phía nhất định giúp bạn có thể thấy được chi tiết ở cùng cực ánh sáng.
- Thường được sử dụng khi chụp các ảnh có cả nền bầu trời và cảnh vật mặt đất.
Filter Color
- Filter Color được biết đến là CSS Filter, là một công cụ mạnh mẽ mà các nhiếp ảnh gia có thể sử dụng để đạt được các hiệu ứng hình ảnh khác nhau.
- Thuộc tính của CSS Filter giúp bạn có các hiệu ứng như làm mờ hoặc chuyển màu khi hiển thị phần tử trước khi phần tử được hiển thị.
- Bộ lọc thường được dùng để điều chỉnh hình ảnh, nền, đường viền…
Black & White Filter (Kính trắng đen)
- Loại Filter này sẽ giúp một bức ảnh có hiệu ứng trắng đen, chặn bất kỳ màu sắc nào khác bên trong cảm biến ảnh.
- Bạn cũng có thể sử dụng chiếc máy ảnh không gương lật sẽ có sẵn những hiệu ứng trắng đen.
Close-up Filter (Kính lọc macro, chụp cận)
Các nhà nhiếp ảnh thường dùng loại kính lọc này với chức năng macro lựa chọn. Kính chụp cận cảnh là một loại thấu kính cho phép chụp macro mà không cần phải dùng đến ống kính chuyên dụng.
Những lưu ý về Filter khi mua
- Xác định đúng loại kính lọc khi mua sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Hiện nay có rất nhiều loại Filter UV giá rẻ mà có thể bảo vệ ống kính rất tốt.
- Kích thước Filter cũng phải phù hợp với ống lens máy ảnh. Loại Filter lắp phía trước được ưa chuộng hơn là ren xoay vì tính hữu dụng của nó. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm công kềnh, làm mất thẩm mỹ.
- Mỗi loại cũng có hệ số lọc khác nhau: kính lọc cản được 1 khẩu độ ánh sáng được gọi là kính hệ số 2, kính lọc cản được 2 khẩu độ ánh sáng là kính hệ số 4…
- Kính lọc UV hay Skylight là những loại kính có hệ số trong suốt (cho phép ánh sáng đi qua). Những kính lọc có màu sắc cũng có thể cản 1 ít ánh sáng đi qua.
- Các loại Filter thường được sử dụng bằng quang kính hoặc nhựa tổng hợp. Màu sắc trên Filter tùy thuộc vào loại kính cũng như chức năng mà nó đem lại.
- Khả năng tương thích của Filter với ống lens tùy thuộc vào khẩu độ mà lens bạn sở hữu. Hầu hết các Filter đều có thể lắp vào các lens máy ảnh khác nhau.
Tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến Filter
Line Filter là gì?
Là bộ lọc dòng điện tử được đặt giữa thiết bị điện tử và đường dây bên ngoài nhằm giảm bớt tần số vô tuyến được tiến hành, còn gọi là nhiễu điện từ (EMI) giữa đường dây và thiết bị.
Pre Filter là gì?
- Pre Filter hay khung lọc bụi thô là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống lọc giúp bảo vệ các thiết bị bên trong hệ thống lọc, tăng tuổi thọ cho các loại máy móc sử dụng trong hệ thống
- Pre Filter với khả năng bắt bụi tốt, tải bụi cao, loại bỏ những hạt bụi có kích thước từ nhỏ đến lớn như: phấn hoa, bụi mịn, cát bụi…
Air Filter là gì?
- Air Filter được định nghĩa là bộ lọc không khí, là thiết bị gồm các vật liệu dạng sợi hoặc xốp giúp chặn và loại bỏ các hạt rắn như bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc… gây hại trong không khí.
- Bộ lọc Air Filter được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cần quan tâm đến chất lượng không khí: xây dựng hệ thống thông gió, hệ thống lọc bụi…
Bag Filter là gì?
- Bag Filter hay lọc túi là một một loại lọc khí được thiết kế dạng túi có khung cố định.
- Chức năng: lọc không khí trước khi đưa vào bên trong môi trường hay khu vực cần làm sạch. Được thiết kế để lắp đặt bên trong các hệ thống điều hòa không khí.
Cartridge Filter là gì?
Là loại lọc hình trụ, được thiết kế đặc biệt dùng trong công nghệ lọc chất lỏng và lọc khí để xử lý cũng như loại bỏ bụi bẩn, tạp chất… lẫn trong môi trường chất lỏng, chất khí.
Carbon Filter là gì?
Hay còn gọi là khung lọc carbon, là bộ lọc than hoạt tính dùng để lọc bụi, khử mùi trong hệ thống xử lý bụi, mùi trong sân bay, tàu điện ngầm, xe hơi, nhà máy điện hạt nhân, hộ gia đình, bệnh viện…
Fuel Filter là gì?
Fuel Filter là lọc nhiên liệu, nằm giữa giàn phun và bơm xăng thực hiện nhiệm vụ lọc cặn và rỉ sắt, tạo ra nguồn nhiên liệu sạch để động cơ hoạt động ổn định và tin cậy.
Hepa Filter là gì?
Hepa Filter là màng lọc Hepa, là một bộ lọc giúp giữ lại các loại hạt như hạt bụi, phấn hoa, vi khuẩn…
Màng lọc Hepa được sử dụng trong phòng sạch để chế tạo vi mạch, cơ sở y tế, trung tâm thương mại…
IR Filter là gì?
IR Filter là một loại kính lọc hồng ngoại, có mặt ở các loại camera giám sát. Kính này thường được cố định bằng keo lên trên mặt cảm biến CMOS hoặc CCD nên không tháo rời được.
Sediment Filter là gì?
Lõi lọc Sediment hay còn gọi là lõi số 1, lõi lọc đầu, lõi lọc thô là lõi nằm ở vị trí đầu tiên trong hệ thống lõi lọc của chiếc máy lọc nước.
Sediment Filter thuộc 1 trong những nhóm lõi lọc quan trọng nhất, đảm nhiệm vai trò lọc đầu vào, ngăn chặn các loại cặn bã, tạp chất có trong nước.
High Pass Filter là gì? Low Pass Filter là gì?
Đây chính là 2 tính năng thường được dùng trong Equalizer. Equalizer là một thiết bị được thiết kế với mục đích thay đổi chất âm khi âm thanh đi qua nó hay hiểu một cách đơn giản đây là thiết bị cân bằng tín hiệu âm thanh.
- High Pass Filter nghĩa là bất cứ tín hiệu ở dưới dải tần chỉ định sẽ được giảm đi. Các tần cao đi qua tại điểm được chọn sẽ được để lại.
- Low Pass Filter thực hiện nhiệm vụ lọc bỏ đi các tần cao, chỉ để các tần thấp đi qua các điểm được chọn.
Như vậy thông qua bài viết này chúng tôi đã giải thích cho bạn về filter và các khái niệm liên quan cũng như tầm quan trọng của nó trong nhiếp ảnh. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên đồng hành với chúng tôi trong các bài viết tiếp theo nhé.
Xem thêm các bài viết khác TẠI ĐÂY.