Giờ GMT là gì? Cách xem, đổi giờ GMT sang giờ Việt Nam nhanh nhất
Giờ GMT là một phương pháp để chuẩn hóa thời gian giúp chúng ta có thể biết được chính xác thời gian vị trí hiện tại. GMT7+ là múi giờ GMT gắn liền với thời gian của Việt Nam. Vậy bạn đã biết múi giờ GMT là gì chưa? Cách đổi giờ GMT sang giờ Việt Nam chuẩn nhất như thế nào? Những thông tin liên quan đến múi giờ này sẽ được chúng tôi tổng hợp qua bài viết dưới đây.
Contents
Múi giờ là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc về múi giờ GMT là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua định nghĩa về múi giờ nhé. Theo đó, múi giờ được định nghĩa là những khu vực trên thế giới phải tuân thủ theo một thời gian biểu thống nhất cho mục đích xã hội, thương mại và pháp lý.

Các múi giờ sẽ được phân bố theo vị trí địa lý các quốc gia, phân khu quốc gia nhằm tạo thuận tiện trong các giao dịch thương mại.
Khung giờ GMT là gì?
Như vậy giờ GMT là gì? Đây chính là từ viết tắt tiếng Anh của chữ Greenwich Mean Time. Được hiểu là giờ của mặt trời khi được quan sát tại Đài thiên văn Hoàng Gia tại Greenwich. Đây chính là công viên thủ đô London của Anh Quốc. Theo đó, Greenwich là nơi được dùng để quy ước kinh tuyến gốc (kinh tuyến số 0) Trái Đất.
Giờ GMT được quy ước là tiêu chuẩn thời gian quốc tế vào năm 1984. Đồng thời, thiết lập 24 múi giờ tương ứng 24 kinh tuyến theo như múi giờ GMT. Hiện tại, múi giờ GMT được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn cầu.
Hiện nay, sự xuất hiện của các thiết bị đồng hồ nguyên tử UTC có độ chính xác cao, thì giờ GMT dần được thay thế bởi giờ UTC. Theo đó, kinh tuyến gốc vẫn quy ước nằm ở Greenwich. Vậy nên, giờ GMT được xem là cơ sở của giờ UTC. Đồng thời đây vẫn là múi giờ chuẩn tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay.
Tìm hiểu về lịch sử hình thành của giờ GMT
Trước năm 1650 con người chúng ta đã tìm hiểu về quy luật vận hành ngày và đêm của trái đất và mặt trời. Cho đến năm 1650, người Anh chuyển quy luật này trở thành thời gian chính thống trên đồng hồ quả lắc.

Nhà thiên văn học John Flamsteed, người Anh đã phát minh ra bộ quy đổi giữa thời gian của mặt trời sang thời gian thực trên đồng hồ và xuất bản vào năm 1670. Sau đó, ông cũng trở thành Nhà thiên văn học Hoàng gia đầu tiên và chuyển về đài thiên văn Greenwich để tiếp tục nghiên cứu và phát triển sự nghiệp.
Tại Greenwich, nhà thiên văn học này đã cài đặt đồng hồ quả lắc, đặt theo giờ địa phương. Theo đó, được ông gọi đó là giờ trung bình của Greenwich. Trong thời gian này, giờ Greenwich chỉ quan trọng đối với những nhà thiên văn học.
GMT và việc phân chia múi giờ dựa trên kinh độ
Nhà thiên văn học người Anh Nevil Maskelyne đã phổ biến giờ GMT tới nhiều dân cư từ những năm 1700. Tiếp tục cho đến năm 1767, Maskelyne đã xuất bản cuốn Hải lý học về tầm quan trọng việc xét các yếu tố kinh độ khi tính giờ GMT.
Dữ liệu này đã cung cấp thời gian theo chuẩn cho các vị trí trên trái đất dựa vào kinh độ. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà thám hiểm dễ dàng tìm ra được vị trí của họ khi ở biển nhanh chóng hơn. Từ đấy, thủy thủ cũng bắt đầu giữ cho mình những chiếc đồng hồ được trang bị chế độ tra giờ quốc tế dựa vào múi giờ GMT. Theo đó, người ta dễ dàng tính toán được vị trí của họ dựa vào vị trí chuyển là kinh tuyến Greenwich (ở kinh độ 0 ° theo quy ước). Từ phát minh này đã giúp giờ GMT trở thành giờ chuẩn, được sử dụng phổ biến và rộng rãi vào những thế kỷ sau.
Cho tới giữa thế kỷ thứ 19, nhiều quốc gia vẫn sử dụng giờ địa phương mà không theo bất kỳ một quy định, quy chuẩn quốc gia nào. Tuy nhiên năm 1850 và 1860 việc mở rộng hệ thống đường sắt và mạng lưới liên lạc đã khiến người dân cảm thấy tầm quan trọng và cần thiết của một hệ thống giờ chuẩn toàn cầu.
Tại Anh, các công ty đường sắt bắt đầu sử dụng giờ chuẩn GMT cho việc xác lập thời gian biểu giúp các chuyến tàu không bị nhầm lẫn. Tháng 12/1847, khung giờ GMT đã được nhà thiên văn học Railway Clearing House thông qua rộng khắp nước Anh và được gọi theo tên là “giờ đường sắt”.
Giữa năm 1850, tại Anh các đồng hồ bắt đầu được chỉnh dần theo chuẩn giờ GMT và năm 1880 tiến hành hợp pháp hóa.
Giờ GMT trở thành tiêu chuẩn múi giờ thế giới
Năm 1884, kinh tuyến Greenwich được chọn làm kinh tuyến gốc thế giới. Đầu tiên là Mỹ, nước này đã chọn Greenwich là cơ sở của hệ thống giờ quốc gia riêng mình. Sau đó, vào cuối thế kỷ 19, 72% quốc gia trên toàn cầu chịu chi phối bởi hệ thống giờ này. Từ đó, các quốc gia khác cũng dần thay đổi, chọn Greenwich là Kinh độ 0º để thuận tiện cho việc trao đổi thương mại các nước.

Vậy nên, kinh tuyến gốc tại Greenwich trở thành điểm gốc, trung tâm thời gian biểu cho các nước toàn thế giới. Đồng thời trở thành nền tảng thời gian mà toàn nhân loại đang sử dụng.
Theo đó, kính viễn vọng (Airy Transit Circle) là thiết bị được sử dụng để xác định kinh tuyến gốc của thế giới được thiết kế bởi nhà thiên văn học người Anh George Biddell Airy.
Hiện tại, múi giờ GMT còn được sử dụng không?
Giờ GMT là hệ thống giờ chuẩn, có quy luật rõ ràng. Tuy nhiên, vòng quay của trái đất không đều, có xu hướng chậm lại. Điều này gây ra một số vấn đề về tính chính xác của múi giờ GMT.

Vậy nên, tháng 1/1972 giờ UTC (giờ phối hợp quốc tế) đã được thay thế cho giờ CMT. Giờ UTC đo chính xác với các đồng hồ nguyên tử hiện đại với sự thay đổi linh hoạt từng giây bù đắp cho quá trình vận động khác thường của trái đất.
Vậy giờ GMT thường được dùng cho những đối tượng nào?
Theo giờ GMT là gì? Theo giờ GMT giúp bạn dễ dàng thực hiện việc theo dõi thời gian 2 nơi cùng lúc. Vậy nên, các loại đồng hồ có giờ GMT rất cần thiết cho những đối tượng như tiếp viên hàng không, phi công, doanh nhân hay những người thường đi nước ngoài.
Ngoài ra, nếu bạn muốn theo dõi thời gian chính xác để tương tác với người nước ngoài nhanh chóng nhất. Tránh mất nhiều thời gian để tra cứu mùi giờ thì cũng có thể sử dụng đồng hồ sử dụng giờ GMT.
Tìm hiểu về đồng hồ được trang bị giờ GMT
Cách nhận biết đồng hồ được trang bị chức năng giờ GMT
Đồng hồ GMT là đồng hồ được trang bị 2 múi giờ khác nhau. Chúng sẽ được xác định dựa vào tiêu chuẩn giờ GMT. Để nhận diện những mẫu đồng hồ có giờ GMT chúng ta sẽ dựa vào một số đặc điểm như sau:

- Đồng hồ GMT cần phải có thiết kế 24 múi giờ ở mặt số của đồng hồ.
- Ngoài 3 kim thông thường, đồng hồ GMT phải có thêm một kim GMT. Đây chính là kim giờ thứ 2, thể hiện thời gian tại bất kỳ vị trí nào trên thế giới mà ta vừa đặt chân đến. Tùy từng mẫu đồng hồ khác nhau, vị trí những chiếc kim này cũng có sự khác biệt. Thông thường, kim giờ GMT nằm ở vị trí trung tâm của mặt số hoặc cũng có thể nằm ở mặt phụ.
- Đồng hồ GMT sẽ có vòng quay là vòng 24 giờ hoặc vòng Bezel được xoay theo cả 2 chiều.
- Phần núm chỉnh đồng hồ có giờ GMT sẽ có 4 nấc. Trong đó, 3 nấc được dùng để chỉnh thời gian, 1 nấc để đóng.
Hướng dẫn chi tiết cách xem đồng hồ có giờ GMT
Rất dễ dàng chúng ta có thể thấy được 3 kim đồng hồ giờ, phút giây sẽ biểu thị thời gian định dạng 12 giờ thông thường. Kim giờ GMT cho bạn biết được múi giờ thứ 1 theo định dạng là 24 giờ.
Vậy nên khi tìm hiểu theo múi giờ GMT là gì ở các nước. Trường hợp bạn muốn được biết thêm múi giờ thứ 3 thì cần ghi nhớ múi giờ của kim GMT hiện đang ở vị trí của thành phố nào, ở múi giờ nào?
Nếu muốn theo dõi múi giờ ở đồng hồ GMT khung bezel chúng ta có thể thực hiện như sau:
- Cho khung bezel nằm tại vị trí 12h, lúc này mũi tên trong khung bezel cũng ở vị trí là 12 giờ, kim GMT sẽ cùng hiển thị thời gian giống với kim giờ, kim phút.
- Bạn xoay khung beze để xác định được thời gian ở múi giờ thứ 2. Để biết được nhanh hơn, bạn sẽ xoay khung bezel tiến về trước, xoay lùi nếu muốn chậm hơn. Hãy quan sát vào kim GMT giúp bạn biết được múi giờ thứ 2 muốn theo dõi.
Cách chỉnh đồng hồ có GMT
Tùy từng thiết kế của đồng hồ có GMT sẽ có cách chỉnh giờ khác nhau. Về cơ bản, điểm chung là bạn cần thực hiện thao tác cả 3 nâng chính. Trên đồng hồ sẽ có 3 kim giờ, kim phút giây và kim GMT điều chỉnh qua một núm chỉnh.
Trường hợp muốn điều chỉnh đúng cách, bạn cần làm theo đúng hướng dẫn trong tài liệu sử dụng được đi kèm với đồng hồ đó.
Đối với các loại đồng hồ GMT không xoay được vòng bezel, bạn có thể thực hiện thao tác điều chỉnh bằng cách xoay núm vặn cho ký hiệu GMT dừng tại vị trị số 0 (vị trí 12 giờ). Quan sát kỹ tên quốc gia, nhìn vào kim giờ để biết được thời gian hiện tại ở vị trí của quốc gia mà bạn đang đứng hoặc cần biết.
Hướng dẫn cách đổi giờ GMT sang giờ Việt Nam
Cách tính theo giờ GMT
Giờ chuẩn Greenwich tính từ Greenwich, thay đổi dần theo quy luật địa lý sang hướng Bắc và Nam. Vì trái đất hình cầu, nên cần phải có kinh tuyến gốc ở đài thiên văn Greenwich làm điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Chính vì thế, giờ GMT tại các quốc gia, vị trí khác nhau sẽ được tính bằng cách cộng, hoặc trừ theo múi giờ GMT.

Cách tính giờ GMT theo phương pháp thông thường khá phức tạp. Theo đó, bạn cần thực hiện lần lượt theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định rõ đường kinh tuyến gốc ở Greenwich, Anh và kinh tuyến của nước cần xem (kinh tuyến chính là đường chạy dọc nối dài từ cực Bắc đến cực Nam). Đường kinh tuyến sẽ được sử dụng cho việc đi lại, tính thời gian.
Để tính giờ GMT chúng ta chỉ cần đếm số đường kinh tuyến giữa kinh tuyến của nước cần tính với kinh tuyến gốc.
- Bước 2: Quan sát bản đồ thế giới để biết được phía Đông hoặc phía Tây so với kinh tuyến gốc. Trường hợp ở phía Tây thì GTM sẽ trừ đi là GMT -0. Còn nếu ở phía Đông thì GMT của nước đó sẽ được cộng thêm GMT +0.
Đặt dấu cộng hoặc dấu trừ theo quy tắc trên ta sẽ ra được số giờ GMT ở nước bạn. Ví dụ, so với kinh tuyến gốc thì Việt Nam nằm ở phía Đông và cách kinh tuyến gốc 7 kinh tuyến. Vậy nên giờ GMT của Việt Nam được xác định là GMT+7.
Nếu như hướng dẫn trên quá phức tạp, bạn có thể sử dụng những trang web chuyển đổi giờ GMT online rất nhanh chóng.
Cách đổi giờ GMT sang giờ Việt Nam
Hiện nay, vẫn chưa có giải pháp chung cho việc chuyển đổi múi giờ GMT sang giờ Việt Nam. Bạn có thể cài đặt sự khác nhau về thời gian giữa các khu vực, địa điểm. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có nhiều hơn một múi giờ.
Về cơ bản để đổi giờ GMT sang giờ của Việt Nam bạn có thể thao tác theo các bước như sau:
- Bước 1: Tìm giờ GMT ở một nơi.
- Bước 2: Tìm giờ GMT ở một nơi khác.
- Bước 3: Bạn lấy giờ GMT ở bước 1 trừ đi giờ GMT ở bước 2.
Ví dụ sau sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn nhé:
Ví dụ: Chuyển đổi giờ GMT ở Washington D.C Hoa Kỳ sang giờ GMT tại Việt Nam.
Theo chuẩn giờ GMT trên thế giới thì giờ GMT ở Washington D.C là GMT –5. Giờ GMT của Việt Nam được xác định là GMT +7. Như vậy, khi lấy hai giờ GMT đó trừ cho nhau sẽ ra chênh lệch giờ giữa 2 địa điểm là 12 giờ. Điều này có nghĩa là giờ GMT của Washington chậm hơn nước ta 12 giờ. Như vậy, nếu ở Washington đang là 2 giờ sáng thì tại Việt Nam sẽ là 2 giờ chiều rồi.
Tại sao Việt Nam không sử dụng múi giờ GMT+8?
GMT+7 chính là múi giờ GMT của Việt Nam. Tại Việt Nam, thông thường vào mùa hè trời 5h đã sáng, 6h là nắng và 7h thì trời nắng chang chang. Khi trời quá sáng thì sẽ không có nhiều lợi, vì phần lớn mọi người vẫn đang ngủ. Khi tan làm thì chơi đã tối mịt dù chỉ mới 7,8 giờ tối. Vậy nên, có khá nhiều đề xuất cho rằng Việt Nam nên đổi múi giờ GMT+8 thay vì múi giờ GMT +7. Tuy nhiên, đến giờ chúng ta vẫn không chọn múi giờ GMT +8 bởi 3 lý do sau:
Do yếu tố lịch sử
Kể từ khi dùng múi giờ +7 thì chúng ta đã quá quen với thói quen này. Đồng thời cũng tạo nên thói quen cho mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa. Thực tế, mọi lĩnh vực đều đang có sự phát triển tốt lên, đã đi vào nề nếp sẵn. Vậy nên nếu có thay đổi thì cũng tương đối khó. Mặt khác, sự thay đổi này chưa được coi là quá quan trọng và cần thiết.
Do yếu tố địa lý
Về địa lý, Việt Nam thuộc múi giờ GMT+7 theo quy chuẩn quốc tế. Sự phân chia này hoàn toàn tự nhiên và không thể phủ nhận. Đặc biệt, nước ta trong sự trải dài từ Bắc xuống Nam trên bản đồ thế giới thì vẫn nằm trọn trong múi giờ GMT+7. Điều này không có sự chênh lệch như nhiều quốc gia diện tích rộng lớn khác.
Đây là một điểm cộng cực kỳ thuận lợi cho việc thống nhất được khoảng thời gian trên cả nước. Hoàn toàn không có hiện tượng chênh lệch thời gian về mặt sinh học. Cả nước chúng ta đều đón bình minh, hoàng hôn cùng nhau. Và nếu có sự chênh lệch thì cũng không quá lớn.
Chưa có nghiên cứu chính xác, cụ thể
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào cụ thể cho việc đổi sang múi giờ GMT +8. Tất cả thông tin trên mạng đều không phải là thông tin chính thống. Những suy luận không đảm bảo tính xác đáng hoặc không được đặt cụ thể trong một bối cảnh.
Sự khác nhau giữa giờ GMT và giờ UTC
Thực tế, giờ GMT và giờ UTC có sự khác nhau rất cụ thể. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phân loại múi giờ này.
Giờ UTC là gì?
UTC là chữ viết tắt tiếng Anh của cụm từ Coordinated Universal Time. Được hiểu đơn giản và ngắn gọn là thời gian phối hợp quốc tế được BIPM cơ quan Đo lường Quốc tế đề xuất lựa chọn làm cơ sở pháp lý để định vị thời gian.
Trên thế giới được chia khoảng 24 múi giờ. Tùy từng vị trí địa ly, một số tiểu bang, quốc gia, khu vực chia thời gian của họ thành 1/2 (ví dụ: Tại Đài Loan, khu vực Changpai sử dụng múi giờ UTC + 8:30).
Giờ UTC được áp dụng theo tiêu chuẩn múi giờ cũ là giờ GMT hay giờ trung bình Greenwich vào thế kỷ thứ XIX. Sau đó, chúng được được đổi tên thành Universal Time, nghĩa là giờ quốc tế.
Sự khác nhau giữa giờ GMT và giờ UTC
Múi giờ UTC được phát triển dựa vào chuẩn giờ GMT. Tuy nhiên, trên thực tế giữa giờ GMT và giờ UTC có sự khác biệt rất riêng như sau:

Giờ GMT được phát triển hoàn toàn dựa trên sự chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời. Giờ GMT được sử dụng phổ biến hơn tại một số quốc gia Châu Phi và Châu Âu. Thông thường, thời gian hiển thị theo 2 kiểu là: 24 giờ (0 – 24) và 12 giờ (1 – 12 giờ sáng/ chiều).
Giờ UTC thì không đo lường theo tiêu chuẩn các múi giờ. Giờ UTC là tiêu chuẩn thời gian dựa trên khái niệm khoa học của giây (giây SI đồng hồ nguyên tử). Đồng hồ nguyên tử sẽ không phụ thuộc vào thời gian quay trái đất. Vậy nên nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi tốc độ quay trái đất. Trong khi đó, tốc độ quay trái đất đang có xu hướng dần chậm đi.
Trên thế giới, không có quốc gia nào sử dụng giờ UTC là giờ địa phương chính thức.
Trước khi giờ GMT và UTC ra đời, múi giờ được xác định như thế nào?
Trước khi tiêu chuẩn giờ GMT, sau này là giờ UTC ra đời. Thời gian được con người tính toán, xác định bằng cách quan sát trên bầu trời hoặc trên mặt đất. Một số kỹ thuật xác định, tính toán tinh vi hơn nữa là xem Mặt trời lúc chính ngọ vào buổi trưa; hoặc dựa vào bóng nắng. Sở dĩ, bóng của vật thay đổi bởi sự di chuyển Mặt trời.
Sau khi đồng hồ xuất hiện, con người bắt đầu xác định, tính toán thời gian dựa trên thời điểm bình minh và hoàng hôn. Vậy nên, thời gian có sự khác nhau giữa các quốc gia, các khu vực. Thực tế, đây không phải là một vấn đề lớn. Bởi lúc đó vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn việc đi lại, trao đổi thương mại giữa các quốc gia lãnh thổ.
Tuy nhiên, kể từ khi giao thông vận tải phát triển. Nhu cầu đo thời gian chính xác mới bắt đầu được nghiên cứu, thực hiện.
Trên đây là toàn bộ thông tin về giờ GMT mà chúng tôi đã tổng hợp và muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết chia sẻ những thông tin hữu ích về múi giờ dựa theo kinh độ. Theo dõi thietbicongnghiep.net thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày.