Hồ là gì? Những thông tin thú vị về hồ
Có bao giờ bạn thắc mắc hồ là gì? Biển hồ là gì? Tựa hồ là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những kiến thức liên quan về hồ. Cùng với đó là bật mí nhiều điều thú vị về hồ. Điểm qua những hồ tự nhiên đẹp, lớn nhất nước ta nhé.
Contents
Hồ là gì?
Hồ là gì? Hồ được định nghĩa là những vùng nước nằm hoàn toàn trong đất liền. Hồ độc lập và tách biệt hoàn toàn với biển và đại dương.

Hồ sâu hơn và lớn hơn khi so sánh với những vùng nước được gọi là ao. Hiện nay, nhiều hồ cấp và thoát nước bởi các con sông và suối.
Theo ước tính, trên toàn cầu hiện nay có khoảng 200 triệu hồ. Một số hồ nằm tại các khu vực miền núi. Trong khi có những con hồ được người ta tìm thấy tại độ cao gần với mực nước biển.
Có những loại hồ nào?
Hồ là gì có những loại hồ nào? Trên thực tế, hồ có nhiều nguồn gốc khác nhau hình thành nên. Dựa vào tính chất, người ta đã phân hồ thành nhiều loại khác nhau như sau:
- Hồ móng ngựa: Hồ được hình thành bởi uốn khúc của một con sông. Theo thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy bị mất đi đã tạo ra đường đi cho dòng sông mới, để lại vết tích dòng sông cũ. Ví dụ: Hồ Tây ở Hà Nội.
- Hồ băng hà: Hồ được hình thành bởi hiện tượng băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đặt. Đào sâu vào chỗ khu vực đá mềm đã để lại vũng nước lớn.
- Hồ nhân tạo: Hồ được chính con người hình thành nên.
- Hồ kiến tạo: Hồ được hình thành tại những vùng đất bị sụt lún bởi tác động từ động đất tạo ra và di chuyển các mảng kiến tạo.
- Hồ miệng núi lửa: Loại hồ hình thành trên miệng núi lửa, nước bị tụ lại khi chảy ra sông.
Bên cạnh đó, dựa vào tính chất hồ còn được chia thành hai loại chi tiết như sau:
- Hồ nước ngọt: Phần lớn trong lục địa đều là hồ nước ngọt. Hồ nước ngọt được hình thành do mưa hoặc do dòng sông nước ngọt chảy qua.
- Hồ nước mặn: Hồ nước mặn nay còn được gọi là hồ muối. Đây là một vùng nước kín trong đó có chứa hàm lượng chất khoáng và muốn lớn hơn phần lớn các loại hồ bình thường.
Hồ nước mặn có thể do di tích của biển hay đại dương bị cô lập giữa lục địa. Hoặc có thể là do trước kia vốn dĩ là hồ nước ngọt. Nhưng điều kiện khí hậu khô hạn nên dần nước trong hồ dần cạn, tỷ lệ muối khoáng có trong hồ tăng.
Hồ có lợi ích gì?
Sự hình thành, xuất hiện của hồ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chế độ cho nước sông. Sở dĩ, khi vào mùa lũ nước sông dâng lên thì nước sẽ chảy vào các đầm, hồ. Khi vào mùa khô (nước sông xuống) để cho đỡ cạn.

Điển hình là sông Mekong luôn được điều hòa là bởi biển Hồ tại Campuchia.
Danh sách 30 hồ lớn nhất trên thế giới theo diện tích bề mặt
Những hồ tự nhiên đẹp và lớn nhất Việt Nam
Dưới đây là những hồ tự nhiên đẹp, lớn nhất Việt Nam mà bạn có thể chưa biết:
Hồ Ba Bể – Hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam
Nằm tại độ cao 145 mét so với mặt nước biển, chiều dài gần 8 km và độ sâu khoảng 25 mét hồ Ba Bể được biết đến là hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Hồ Ba Bể có lịch sử lâu dài hơn 200 triệu năm, nằm lưng giữa giữa vùng núi đá và 3 nhánh hồ thông nhau là Pé Lù, Pé Lầm và Pé Lèng.

Hồ nằm trong vườn quốc gia Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn. Nằm giữa những vách núi đá vôi vô cùng hùng vĩ, nhiều hang động bí ẩn Hồ Ba Bể còn trở thành khu du lịch sinh thái được nhiều người yêu thích.
Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái
Hồ Thác Bà nằm ranh giới giữa 2 huyện Yên Bình và Lục Yên. Hồ có chiều dài khoảng 80km, chiều rộng khoảng 15 km và độ sâu khoảng 60 mét. Diện tích của hồ hơn 23.000 ha.

Hồ Thác Bà là hồ nước lớn thứ 2 và cũng là hồ nhân tạo lớn nhất nước ta gồm 1334 đảo lớn nhỏ. Hồ tạo nên nhiều hang động phong cảnh sơn cước hữu tình rất thu hút du khách đến thăm.
Hồ Gươm tại Hà Nội
Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm) có diện tích khoảng 12 ha, nằm giữa ngay lòng thủ đô của Hà Nội. Hồ cũng được bao quanh bởi những con phố sầm uất nhất Hà Nội như phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay.

Là hồ nổi tiếng với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng trong thế kỷ XV hồ Gươm cũng trở thành một địa điểm được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm.
Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa và đền Ngọc Sơn nổi tiếng ngay bên cạnh. Xung quanh hồ còn nhiều danh thắng khác như cầu Thê Húc, Tháp BÚt, đền Bà Kiệu, Tượng Vua Lý Thái Tổ…
Hồ Tây – Hà Nội
Hồ Tây hay còn được gọi là Tây Hồ, hồ Mù Sương. Hồ Tây là hồ lớn nhất khu vực nội thành của Hà Nội.
Tại Hồ Tây còn có rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng như: Làng Nhật Tân, làng Nghi Tàm, phủ Tây Hồ, Chùa Trấn Quốc…
Hồ Tơ Nưng
Hồ Tơ Nưng hay còn được biết đến với tên gọi là biển hồ Pleiku. Biển nằm ở thành phố Pleiku của tỉnh Gia Lai. Hồ Tơ Nưng nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7km.

Diện tích của hồ khoảng 240 ha. Hồ được hình thành từ 3 miệng núi lửa cổ và là nguồn nước ngọt khổng lồ cung cấp cho cả thành phố Pleiku. Đặc biệt, đây còn là một trong những thắng cảnh, điểm đến của Quốc Gia.
Hồ Tơ Nưng là hồ tự nhiên lớn nhất khu vực Tây Nguyên, được người dân coi là biển trên núi. Bởi hồ có thể tạo ra những cơn sóng to khi gió đến.
Hồ Lắc tỉnh Đắc Lắc
Hồ Lắc là hồ nước ngọt lớn nhất của Tây Nguyên và cũng là hồ nước ngọt lớn thứ hai tại Việt Nam chỉ sau hồ Ba Bể. Hồ có vị trí tại tỉnh Đắc Lắc.

Hồ bắt nguồn từ mạch nước sâu trong các dãy núi như Chư Changshin. Hồ nối liền với dòng sông Krông Ana. Diện tích của hồ là 500 ha, độ cao 500 mét so với mặt nước biển. Toàn bộ hồ được bao bọc bởi dãy núi cao hùng vĩ và các cánh rừng nguyên sinh xanh mát. Tất cả điều đó đã tạo nên một khung cảnh hồ Lắc quyến rũ, thơ mộng không hồ nào có thể sánh bằng.
Hồ Xuân Hương, Đà Lạt
Hồ Xuân Hương là một trong những hồ tự nhiên lớn nổi tiếng tại Việt Nam. Hồ được mệnh danh là “trái tim của Đà Lạt” với tổng diện tích 25ha và chu vi khoảng 5km. Hình dạng của hồ rất đặc biệt, gần giống với vầng trăng lưỡi liềm ấn tượng gần giống với vầng trăng lưỡi liềm ấn tượng với bất kỳ ai khi ghé thăm.

Khí hậu quanh hồ Xuân Hương vô cùng trong lành, mát mẻ tỏa mùi hương thơm từ cỏ cây nên mọi người đã đặt cho hồ cái tên Hồ Xuân Hương.
Hồ Tuyền Lâm – Lâm Đồng
Hồ Tuyền Lâm nằm vị trí tại tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm của Đà Lạt khoảng 6 km đi về phía Nam. Hồ nằm ngay dưới Thiền Viện Trúc Lâm nổi tiếng. Diện tích thuộc tỉnh Lâm Đồng cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6 km về phía Nam, ngay dưới Thiền Viện Trúc Lâm nổi tiếng. Hồ có diện tích 350ha với độ sâu khoảng 30m.

Nước hồ chảy qua một đập gồm 6 bậc. Hồ Tuyền Lâm đã trở thành nguồn cung cấp nước để tưới cho vùng đất dưới chân khu du lịch Prenn. Ngày 15/02/2017, Hồ Tuyền Lâm đã được công nhận là thắng cảnh Quốc Gia.
Hồ Tà Đùng – Đăk Nông
Hồ Tà Đùng là kiệt tác và niềm tự hào của người Đắk Nông. Hồ được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long” có thật tại Tây Nguyên.

Hồ sở hữu khoảng 40 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích là 22103 ha. Hồ nằm gọn trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng thuộc địa phận xã Đăk Som và Đắk Plao. Hồ Tà Đùng là một vùng sở hữu nhiều chủng loại chim nhất tại Việt Nam, Đây cũng là nơi sở hữu số lượng cá khổng lồ cho vùng đất đỏ Bazan này.
Hồ Tà Đùng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Khi nhìn từ trên xuống bạn sẽ thấy rõ cảnh tượng của những hòn đảo nhấp nhô trải dài từ đảo này sang đảo khác.
Hồ Đầm Lập An – Huế
Đầm Lập An là đầm nước lợ lớn nhất của Huế và là một phần của Vịnh Lăng Cô. Diện tích của đầm khoảng 600ha được bao bọc bởi dãy núi Bạch Mã hùng vĩ. Cảnh Vịnh Lăng Cô êm ả, mềm mại và thanh bình. Cùng những con đường uốn lượn quanh Đầm tạo nên một khung cảnh vô cùng nên thơ.
Những thông tin thú vị về hồ
Hiện nay, có khoảng 200 triệu hồ rải rác trên toàn cầu. Dưới đây là một số thông tin thú vị về hồ có thể bạn chưa biết:
- Xét theo diện tích bề mặt thì biển Caspian là hồ lớn nhất thế giới. Diện tích bề mặt của hồ là 394,299 km², lớn hơn điện tích của 6 hồ lớn kế tiếp cộng vào.
- Hồ Victoria lớn nhất châu Âu và cũng là hồ lớn thứ hai trên thế giới tính theo diện tích của bề mặt.
- Hồ Baikal ở Siberia ở Nga là hồ sâu nhất trên thế giới. Hồ sâu 1637 m (5371 ft). Đây cũng chính là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới khi xét về thể tích.
- Hồ Baikal là hồ cổ nhất thế giới, tiếp đó là hồ Tanganyika (Tanzania).
- Hồ Ojos del Salado nằm ở độ cao 6390m là hồ cao nhất trên thế giới.
- Hồ cao nhất trên thế giới có thể cho tàu bè đi lại được là hồ Titicaca. Hồ cao 3821 m so mực nước biển. Đây là hồ lớn thứ hai tại Nam Mỹ và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất khu vực đó.
- Biển chết là hồ thấp nhất thế giới. Hồ thấp hơn mực nước biển khoảng 418 mét (năm 2005). Đây cũng là một trong số những hồ có hàm lượng muối lớn nhất trên thế giới, được xếp vào loại hồ “siêu mặn”.
- Hồ lớn nhất trên thế giới nằm ở một hòn đảo là hồ Nettilling đảo Baffin.
- Hồ Tonle Sap lớn nhất Đông Nam Á.
- Hồ Ladoga là hồ nước ngọt lớn nhất châu Âu, kế đó là hồ Onega. Hai hồ này đều nằm ở khu vực Tây Bắc của nước Nga.
- Hồ Maracaibo là hồ lớn nhất tại Nam Mỹ. Hồ Maracaibo chỉ ăn thông được với biển nên cũng có thể được gọi là vịnh.
- Hồ Wanapitei là hồ lớn nhất nằm hoàn toàn ở ranh giới của một thành phố ở khu đô thị Sudbury, Ontario, Canada. Trước khi ranh giới thành phố này được xác định vào năm 2001 thì vị trí này thuộc về hồ Ramsey, cũng ở Sudbury.
- Hồ nước mặt duy nhất trên thế giới có cá sấu sinh sống là hồ Enriquillo.
- Hồ Eyre, Úc là hồ có diện tích mặt nước thay đổi nhiều nhất thế giới: dao động 0 đến 8.200 km², phụ thuộc vào nước mưa. Khi mưa nhiều, mặt nước hồ cao hơn so với mặt biển 15 m, chiếm diện tích hơn 8.000 km², khi hồ cạn, mặt đáy của hồ lộ ra một lớp muối khá dài.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn giải đáp đến bạn đọc về kiến thức hồ là gì? Ao hồ là gì? Hy vọng bài viết đem đến cho bạn nguồn thông tin bổ ích, khám phá thêm nhiều điều thú vị về hồ ở quanh ta.