[HOT] Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA là gì?
Bạn đang thắc mắc HSA là gì? Với những người điều khiển xe ô tô thì không còn xa lạ gì với HSA còn với những người mới nghe lần đầu thì sao? Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về HSA. Đừng bỏ lỡ nhé.
Contents
Khái niệm HSA là gì?

- Khi xe dừng đỗ ngang dốc và cần khởi hành lại ngay sau đó khiến nhiều người cảm thấy vô cùng áp lực, đặc biệt là tay lái mới. Hay khi đang lên dốc xe ô tô bị chết máy đột ngột hoặc bị kẹt xe khiến bạn phải dừng và khởi hành ngang dốc gây ra không ít khó khăn. Nếu lái xe xử lý tình huống này không tốt sẽ gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
- Để khắc phục tình trạng trên thì HSA ra đời. HSA chính là tên viết tắt của cụm từ Hill-Start Assist System, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Công nghệ này còn có thể viết theo cách khác là HAC hay HLA.
- Xe được tích hợp hệ thống khởi hành ngang dốc HSA giúp người lái cảm thấy an tâm hơn khi điều khiển xe qua cung đèo hay vượt dốc, đặc biệt cần thiết với mỗi chiếc xe ô tô.
Lịch sử hình thành HSA

- HSA hay HAC có tiền thân là hệ thống hỗ trợ lái xe đường dốc Hill Holder. Hill Holder chính là tên phát minh của tập đoàn Wagner Electric và công ty Bendix Brake tại Indiana. Phát minh này giúp ngăn chặn xe bị trượt dốc khi dừng lại giữa đường đèo hay đường dốc.
- Phát minh này lần đầu ra mắt công chúng vào năm 1936. Đến năm 1937 thì công nghệ này được ứng dụng rất nhiều vào các mẫu xe hãng Studebaker President.
- Hiện nay hầu hết các hãng xe đều trang bị công nghệ hỗ trợ khởi hành ngang dốc tiên tiến HSA.
Nguyên lý hoạt động của HSA
- HSA được kích hoạt khi xe đang dừng giữa dốc và bắt đầu khởi động lại để xe tiếp tục di chuyển.
- Để quá trình được thực hiện thì người lái xe cần thay đổi chân phanh sang chân ga, quá trình này chỉ diễn ra vài giây nhưng quan trọng là người lái cần nắm chắc trình tự để xử lý.

- Khi hệ thống HSA được kích hoạt thì xe ô tô sẽ được hỗ trợ duy trì lực phanh trong vòng 3 giây. Đây chính là khoảng thời gian trống giúp người lái có thể hoàn thành các bước và độ an toàn vẫn đảm bảo.
- Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc của mỗi hàng sản xuất ô tô thường được kết hợp nhiều công nghệ hiện đại khác nhau tuy nhiên nó vẫn dựa trên nguyên tắc sử dụng cảm biến để có thể phát hiện góc nghiêng của xe là bao nhiêu. Hệ thống hoạt động nhờ kết hợp cùng các cảm biến khác, thông qua ECU kiểm soát hoạt động của ly hợp, điều khiển hệ thống phanh cũng như phân bổ momen xoắn của động cơ đến bánh xe.
- Một hệ thống HSA hoàn chỉnh sẽ bao gồm bộ xử lý ECU (trung tâm xử lý các tín hiệu được gửi đến từ các cảm biến) và các cảm biến khác nhau như: cảm biến phát hiện độ nghiêng, cảm biến áp suất giảm chấn, cảm biến chuyển động của bánh xe, cảm biến áp suất phanh.

Quá trình được diễn ra theo một trình tự như sau:
- Khi xe dừng trong trạng thái còn nổ máy, ở khu vực từ 5 độ dốc trở lên thì các cảm biến sẽ phát hiện độ nghiêng, gửi tín hiệu đến ECU.
- ECU thu thập tín hiệu từ các cảm biến và đánh giá khả năng tuột dốc có xảy ra hay không. ECU sẽ điều chỉnh áp suất nén của giảm chấn, đưa ra quyết định phanh xe hay lực phanh bao nhiêu đảm bảo đủ để xe vẫn có thể di chuyển.
- Cảm biến áp suất phanh chỉ hoạt động khi ECU nhận tín hiệu xe bị trôi và điều chỉnh phù hợp để tránh trôi xe.
Lưu ý: hệ thống khởi hành ngang dốc chỉ có tác dụng trong 3 giây và có thể áp dụng tương tự khi người lái xe điều khiển xuống dốc. Hệ thống khởi hành ngang dốc này sẽ không hoạt động nếu xe ô tô ở vị trí số P hay N.
Sau khi đã tìm hiểu HSA là gì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi điều khiển xe đúng không nào. Hiện hệ thống đang được trang bị trên các mẫu xe của hầu hết các hãng. Tuy nhiên ở nước ta thì tính năng này mới chỉ có ở những dòng xe phân khúc hạng B trở lên như Mazda3, Toyota Vios…