Màn hình OLED là gì? Ứng dụng công nghệ OLED trong đời sống
Hiện nay, công nghệ OLED đang trở thành xu hướng phát triển mở rộng trong tương lai. Với các thiết kế ưu việt màn hình Oled đã mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời. Vậy màn hình Oled là gì? Ứng dụng của nó trong một số lĩnh vực như thế nào? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về ứng dụng hiện đại này nhé.
Contents
Màn hình Oled là gì?
Trước hết ta cần biết Oled là cụm từ viết tắt của Organic Light Emitting Diode, dịch với nghĩa phát quang hữu cơ. Công nghệ Oled là gì? Nó là dòng công nghệ thông minh, được xem là công nghệ tương lai bởi những tính năng ưu việt hơn so với công nghệ truyền thống.
Màn hình Oled chính là công nghệ màn hình có cấu tạo bao gồm các Diode (đi-ốt) phát sáng và có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Nó trở thành xu hướng công nghệ mới được đánh giá cao hơn dòng màn hình LCD truyền thống. Trong tương lai, chắc chắn công nghệ thông minh này sẽ dần thay thế LCD bởi các tính năng và ứng dụng vượt trội của nó.

Kết cấu màn hình vượt trội của Oled – Ưu/nhược điểm của nó
Kết cấu
Được sản xuất ra từ công nghệ hiện đại nhất, vì vậy cấu tạo của màn hình này cũng là điều khiến nhiều người quan tâm. Vậy màn hình Oled được kết cấu như thế nào? Có điểm nào đặc biệt so với dòng màn hình truyền thống
Được xây dựng nhờ 6 lớp màn sau đây:
- Tấm nền: Sử dụng chất liệu nhựa trong suất, thủy tinh,… có tác dụng như màn chống cho Oled
- Anode: Đây là lớp mang những lỗ trống dẫn điện dương khi có bất kì dòng điện nào đi qua
- Lớp hữu cơ: Được hình thành bởi những phân tử hữu cơ hoặc polymer.
- Lớp dẫn: Là lớp mang các hạt phân tử hữu cơ dẻo có nhiệm vụ truyền tải cho các lỗ trống tại lớp anode. Trong đó có loại polymer có thể dẫn được và sử dụng trong các Oled gọi là polyaniline.
- Lớp phát sáng: Cũng mang phân tử hữu cơ dẻo, nhưng lớp này có nhiệm vụ truyền các hạt electron từ cathode, trong đó sẽ có một loại polymer có khả năng phát sáng gọi là Polyfluorene
- Cathode: Được tạo ra bởi các electron mang điện.

Ưu/ nhược điểm của màn hình Oled
Bạn có bao giờ thắc mắc: Tại sao có thể bẻ cong màn hình máy tính, màn hình tivi một cách “vi diệu” đến vậy? Cụm từ “ màn hình cong” giờ đây không phải là từ mới, mà nó chính là một trong những ưu điểm tuyệt vời của màn hình Oled
- Chất lượng hình ảnh tốt hơn: Sử dụng màn hình bộ lọc màu sắc riêng, chính vì vậy đã tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao. Người xem cảm thấy khá hài lòng khi sự phân giải màu sắc khá đồng đều trên một màn hình lớn như vậy.
- Màn hình mỏng và có độ dẻo: Với chất liệu là nhựa dẻo cùng kết cấu hữu cơ khá mỏng tạo ra một màn hình OLed mang lại cảm giác tuyệt vời cho người dùng. Nó có thể uốn cong, gập lại rất tiện lợi thậm chí có thể cuộn tròn lại. Với các dòng tivi sử dụng dụng màn hình OLed đều có góc hình ảnh rộng và sắc nét đến từng chi tiết.
- Tiết kiệm nguồn điện năng: Khác hoàn toàn với dòng màn hình Led truyền thống, phải cần dòng điện để phát sáng đèn Led. Màn hình Oled lại không cần bất cứ dòng điện hay nguồn điện năng nào phát sáng, vì vậy sẽ giúp tiết kiệm nguồn điện hơn.
- Tuổi thọ bền hơn- chất lượng màn nhẹ hơn: Khi loại bỏ lớp đèn nền và lớp màn trập, kết cấu màn hình OLed là tấm nền bằng nhựa có trọng lượng nhẹ và bền hơn.

Nhược điểm: Nó sẽ không phù hợp với người dùng khi sử dụng cho mục đích công việc yêu cầu độ hiển thị trung thực cao của màn hình. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cho màn hình này là khá cao.
Ứng dụng của công nghệ Oled trong lĩnh vực công nghệ sản xuất tivi và smartphone
Oled – hiện nay đang từng bước khẳng định “thực lực” của mình trên thị trường về dòng sản phẩm Tivi và Smartphone. Các hãng công nghệ lớn như Samsung, LG, Apple đều ứng dụng công nghệ này trong các thiết kế của mình. Theo thống kê gần nhất, hãng công nghệ Samsung đã đưa vào sản xuất số lượng màn hình Oled của smartphone, chiếm trên 97% thị trường trong quý I năm 2017 và số liệu mới nhất về doanh thu của Samsung trong nửa đầu năm 2020 là 55,33 nghìn tỷ won (ứng với 45,4 tỷ USD). LG tập trung vào sản xuất màn hình Oled với số lượng “khủng”, gần đây cũng đã sử dụng trong các thiết kế dòng sản phẩm điện thoại di động.

Không để bị bỏ lại phía sau, Apple cũng có “động thái” với đối thủ Samsung khi ứng dụng công nghệ Oled vào các thiết kế điện thoại của mình. Sự ra đời của Iphone X chính là bước khởi đầu mạnh mẽ cho xu hướng công nghệ mới Oled. Vậy màn hình Iphone X Oled là gì? Đây được coi là niềm tự hào của Apple trong việc sở hữu màn hình lớn 5:8 inch không viền, công nghệ Oled được ứng dụng thành công với tên gọi “super Retina”. Màn hình với độ phân giải cao tới 2,436x 1,125 pixel, mật độ điểm ảnh 458 ppi, giúp chi tiết hình ảnh trở lên sắc nét, mịn màng và chân thực hơn so với các thiết kế điện thoại trước đó.

Với các ưu điểm vượt trội công nghệ Oled nói chung và ứng dụng màn hình Oled nói riêng đã tạo cho người dùng cảm giác vô cùng thích thú với các sản phẩm này. Công nghệ tiên tiến này đã trở thành xu hướng công nghệ trong tương lai, được áp dụng trong hầu hết các thiết kế của những “gã khổng lồ” như Samsung, LG, Apple, Google,…
Như vậy, bài viết này đã mang đến cho bạn hiểu hơn về công nghệ Oled, màn hình Oled là gì? Đồng thời giúp bạn cập nhật xu hướng công nghệ mới trong tương lai.