Màng tang là gì? Tác dụng và bài thuốc từ cây màng tang có thể bạn chưa biết
Màng tang là gì? Đối với những bệnh nhân mắc các chứng bệnh như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, bị nhức chân hay phù chân lâu ngày…hẳn đã từng một lần nghe đến vị thuốc này. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem màng tang là gì, tác dụng cũng như các bài thuốc từ cây này nhé.

Contents
Màng tang là gì? Đặc điểm của cây màng tang
Màng tang là một loại dược liệu có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu có lợi cho cơ thể. Tên khoa học của loại cây này là Litsea cubeba (Lour) Pers và thuộc họ Long não (Lauraceae), ngoài cái tên Màng tang thì có thể gọi loại cây này là Sơn Thương, Mộc Khương, Tất trùng già…
Đặc điểm của cây Màng Tang
Dưới đây là các đặc điểm của cây Màng tang.
Vẻ bên ngoài
Cây màng tang thuộc loại cây nhỡ, vỏ thân màu xanh và có lỗ bì khi con non và chuyển dần về sang màu xám khi về cây đã về già. Các cành mọc ra khá nhỏ và thuộc dạng nằm. Chiều cao của loài cây này
Màng tang là loại cây nhỡ có chiều cao trung bình khoảng từ 5 – 8m. Vỏ thân màu xanh và có lỗ bì nhưng khi già thì sẽ chuyển dần sang màu nâu xám. Cành cây nhỏ và nằm.
Các tán lá mọc so le với nhau, lưỡi lá hình mác và dài chừng 10cm còn độ rồng từ 1,5 đến 2,5 cm, phiến lá của màng tang rất dày. Cuống lá rất mảnh, gân lá lộ rõ. Mép lá màng tang nguyên vẹn với mặt trên là màu xanh diệp lục, mặt dưới có màu xám, về sau chuyển dần sang màu đen.
Khi nở hoa thì hoa của cây màng tang sẽ có mọc thành từng chùm màu vàng nhạt ở dưới nách của lá. Khi hoa tàn và chuyển dần thành quả thì quả có hình tròn và hình quả trứng, toả mùi rất thơm tuy vỏ bên ngoài máu đen hơi xấu. Mùi hoa của cây màng tang rơi vào tầm tháng 1 đến tháng 3, còn mùa quả của màng tang thì từ tháng 4 đến tháng 9.
Màng tang mọc nhiều ở đâu?
Tại Việt Nam, cây màng tang mọc rất nhiều ở những nơi có địa hình núi cao và nhiều nắng như Lai Châu, Hà Giang, Lâm Đồng, Kon Tum…
Ngoài những cây mọc dại, người ta cũng dần trồng cây màng tang phục vụ cho nhu cầu kinh tế như lấy tinh dầu hoặc làm bóng râm che mát cho trà.

Bộ phận của màng tang được dùng làm thuốc
Khi sử dụng màng tang làm thuốc, người ta thường lấy ba bộ phận là rễ, cành lá cùng quả. Nếu quả phải lấy vào lúc chín thì hai bộ phận còn lại là rễ và cành lá đều có thể lấy quanh năm trên cây.
Quả của cây Màng tang chính là nguyên liệu chính sử dụng để chưng cất tinh dầu, còn phần rễ và cành cây người ta thường rửa sạch sau đó phơi khô, cắt chúng thành những lát nhỏ để có thể dùng dần.
Việc bảo quản Màng tang sau khi chế biến cũng không khó khăn khi mà bạn chỉ cần chú ý để những dược liệu này vào nơi khô thoáng, tránh những ẩm thấp hay bị ánh mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Màng tang có những tác dụng gì?
Tinh dầu có lẽ là thứ quý giá nhất của cây Màng tang, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, loài cây này còn chứa các chất là alkaloid cùng một số chất đi kèm trong tinh dầu của mỗi bộ phận, cụ thể:
- Thân cây sẽ chứa 0,81% tinh dầu cùng các hoạt chất như alcaloid laurote tanin…
- Tại lá cây có chứa 0,2 – 0,4% hàm lượng tinh dầu. Trong tinh dầu của lá cây như này sẽ chứa 20 – 35% cineol, 6 – 22% andehit cùng 20 – 25% ancol;
- Vỏ cây là bộ phận chứa hoạt chất alcaloid N – methyl – laurate tanin.
- Trong quả của cây Màng tang chứa 38 – 43% tinh dầu có chất citral;
- Hoa là một trong những bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất, trong đó hợp chất andehit chiếm khoảng 37%.
- Với bộ phần rễ cây, chúng sẽ chứa 0,2 – 1,2% hàm lượng tinh dầu. Trong tinh dầu này sẽ có thành phần chủ yếu là citronellol (chiếm từ 8 – 12%) và citral (chiếm khoảng 10%).

Tác dụng của cây màng tang theo Y học hiện đại
Thông qua nhiều nghiên cứu khoa học, người ta đã xác nhận loại cây này sẽ có thể giúp bạn:
- An thần hiệu quả
- Ức chế và hỗ trợ loại bỏ các kháng khuẩn có hại cho sức khỏe con người
- Hỗ trợ tốt cho việc chống viêm loét dạ dày vì Axit clohidric
- Phòng chống việc rối loạn nhịp tim hoặc thiếu máu cơ tim.
Tác dụng của cây màng tang theo Y học cổ truyền
Theo Đông Y thì cây Màng tang có công dụng chính là ôn trung hạ khí, có tác dụng giảm đau nhức, phong hàn, khu phong… Cụ thể hơn thì:
- Rễ cây: Hỗ trợ việc trị đau đầu, các loại đau liên quan đến dạ dày như đầy hơi, trướng bụng, trị cảm, kinh nguyệt không đều, trị bụng đau sau việc sinh con, các bệnh đau xương khớp…
- Lá cây: Thường được sử dụng để trị các bệnh như viêm vú, mụn nhọt và viêm mủ trên da, có thể trị cả rắn cắn.
- Quả: Người ta thường sử dụng quả của cây màng tang để hỗ trợ trị các loại bệnh dạ dày như đau dạ dày hoặc ăn uống không tiêu.
Khuyến cáo khi sử dụng cây màng tang
Màng tang có thể sử dụng rất đa dạng, từ bôi bên ngoài, sắc thuốc uống hay đắp…đều được. Thế như “cái gì quá cũng đều không tốt”, tuy cây màng tang đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe, thế nhưng bạn nên có một liệu lượng sử dụng nhất định.
- Nếu sử dụng rễ để làm thuốc sắc thì chỉ nên sử dụng từ 15 – 30gr/ ngày;
- Nếu dùng quả để làm thuốc sắc thì nên tán quả cây thành bột mịn và liều lượng khuyến cáo khi sử dụng là từ 3 – 10gr/ngày.
- Còn đối với việc sử dụng phần lá để đắp bên ngoài thì bạn có thể đắp liều lượng không cố định.

Một số bài thuốc hay từ cây Màng tang
Mang lại nhiều lợi ích thiết thực nên cây màng tang được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh lý khác nhau. Bạn có thể tham khảo dưới đây.
Chữa rối loạn tiêu hoá
Nguyên liệu cần thiết: Quả màng tang (8gr), lá mơ lông (12gr), lá chè (4gr).
Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi sử dụng ấm sắc toàn bộ với 750ml nước. Sau khi hoàn thành, bạn hãy đun thuốc trên lửa nhỏ liu riu trong khoảng thời gian 15 hoặc 20 và chắt lọc phần bã để lấy nước. Nước thuốc hãy chia thành 3 – 4 lần và uống khi còn ấm.
Chữa tê thấp và đau nhức xương khớp
Nguyên liệu cần thiết: Thân và rễ cây màng tang (15 – 30gr)
Cách làm: Rửa sạch và cắt thành những đoạn vừa ấm, cho nước ước chừng và đun để lấy nước để dùng.
Chữa đau bụng kinh niên, đầy hơi, ỉa chảy
Nguyên liệu cần thiết: Quả màng tang, rễ kim xương, rễ xuyên tiêu, rễ chanh, rễ cúc áo hoa vàng, số lượng nhau và trong mức khuyến cáo khi sử dụng quả màng tang phía trên.
Cách làm: Bạn hãy rửa sạch toàn bộ nguyên liệu và nấu tất cả thành dạng cao lỏng và uống.
Chữa bệnh cảm mạo
Nguyên liệu cần thiết: Lá cây màng tang, lá bưởi, lá sả, bạc hà (có thể thay thế bằng lá tía tô hoặc kinh giới). Mỗi thứ 1 nắm.
Cách làm: Rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 3 đến 4 lít nước để có thể xông lên toàn bộ cơ thể.

Chữa muỗi đốt hoặc côn trùng cắn
Nguyên liệu cần thiết: Lá màng tang
Cách làm: Chưng cất là để lấy tinh dầu. Nên làm sẵn để có thể sử dụng tinh dầu từ lá bất cứ lúc nào. Khi sử dụng thì thoa tinh dầu đó lên chỗ bị đốt và cắn. Nếu cần sử dụng gấp và không có sẵn tinh dầu, bạn có thể giã nát lá rồi lấy nước cốt thoa lên chỗ bị thương.
Chữa đầy bụng, khó tiêu, ăn uống không ngon
Nguyên liệu cần thiết: Quả cây màng tang (10gr), gừng, thuỷ xương bồ, trần bì (5gr).
Cách làm: Rửa sạch rồi đem sắc thành thuốc, hãy sử dụng khi thuốc còn nóng để đạt được kết quả tốt nhất.
Mong rằng thông qua bài viết này, bạn có thể biết được màng tang là gì cũng như các tác dụng và bài thuốc từ loại cây hữu ích này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc dân gian nào bạn vẫn nên tham khảo bác sĩ để được đảm bảo an toàn nhất nhé.