Mosfet là gì? Cấu tạo nguyên lý làm việc của Mosfet
Mosfet là gì đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm? Với dân kỹ thuật thì không còn xa lạ với linh kiện điện tử bán dẫn này. Tuy nhiên để giúp mọi người có cái nhìn chi tiết nhất, chúng tôi đã tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến Mosfet trong bài viết ngày hôm nay. Hãy tham khảo nhé.
Contents
Transistor Mosfet nghĩa là gì?
Khái niệm

- Transistor Mosfet là một thiết bị bán dẫn được sử dụng rộng rãi như một công tắc điện tử và khuếch đại tín hiệu điện tử.
- Mosfet là linh kiện có 3 chân gồm: chân nguồn (S), chân cổng (G), chân máng (D).
- Phần thân của Mosfet thường được kết nối với chân nguồn làm cho nó trở thành một linh kiện 3 chân giống như bóng bán dẫn hiệu ứng trường.
- Mosfet là loại bóng bán dẫn phổ biến nhất, có thể sử dụng trong cả mạch tương tự và kỹ thuật số.
Mosfet có ký hiệu là gì?
Một số ký hiệu của linh kiện điện tử Mosfet, được thể hiện bằng hình ảnh dưới đây:

Cấu tạo của Mosfet
Mosfet có cấu tạo gồm 4 bộ phận như sau:
- G (Gate) gọi là cực cổng, cực điều khiển
- S (Source) gọi là cực nguồn
- D (Drain) gọi là cực máng
- Chất nền

- G được cách ly hoàn toàn bởi lớp điện môi cực mỏng SiO2 với cấu trúc bán dẫn còn lại.
- D là cực đón các hạt mang điện
Điện trở giữa cực G và cực S, giữa cực G và cực D là vô cùng lớn. Điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch UGS. Lúc này sẽ có một số trường hợp xảy ra, cụ thể như:
- Điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn
- Điện áp UGS > 0 thì điện trở RDS giảm do hiệu ứng từ trường: UGS càng lớn thì RDS càng nhỏ và ngược lại.
Có 2 loại Mosfet là:
- Mosfet kênh N
- Mosfet kênh P
Trong mỗi loại trên lại có 2 loại nên Mosfet hoạt động ở bất kỳ chế độ nào dưới đây:
- Chế độ tăng cường kênh N (tắt)
- Chế độ tăng cường kênh P (tắt)
- Chế độ suy giảm kênh N (bật)
- Chế độ suy giảm kênh P (bật)
Nguyên lý làm việc của Mosfet

- Thí nghiệm như sau: Cấp nguồn một chiều UD qua một bóng đèn D vào hai cực D và S của Mosfet Q, bóng đèn không sáng tức là không có dòng điện đi qua cực DS khi chân G không được cấp điện.
- Khi công tắc K1 đóng, nguồn UG cấp vào hai cực GS làm điện áp UGS > 0, đèn Q1 dẫn và bóng đèn D sáng.
- Khi công tắc K1 ngắt, điện áp tích trên tụ C1 vẫn duy trì cho đèn Q dẫn tức là không có dòng điện đi qua cực GS.
- Khi công tắc K2 đóng, điện áp tích trên tụ gốm C1 giảm bằng 0, UGS = 0V, lúc này đèn tắt.
Từ thí nghiệm trên ta nhận thấy rằng điện áp đặt vào chân G không tạo ra dòng GS như trong Transistor thông thường mà nó chỉ tạo ra từ trường cho cho điện trở RDS giảm xuống.
Các khái niệm liên quan đến Mosfet
Sò Mosfet là gì?
- Sò là một linh kiện bán dẫn được sử dụng trong amply và kết hợp với IC. Sò trong amply có thể kết hợp với một tỷ Transistor trên một diện tích nhỏ, đồng thời quyết định công suất amply giúp khuếch đại tín hiệu một cách hoàn hảo hơn.
- Sò Mosfet viết tắt là Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor, là Transistor hiệu ứng trường có cấu tạo và hoạt động không giống với Transistor thông thường, được sử dụng như một thiết bị khuếch đại hay một khóa điện tử.
Power Mosfet là gì?
Power Mosfet hay còn gọi là Mosfet công suất lớn là một biến thể dẫn xuất có cấu trúc bán dẫn,có thể điều khiển bằng điện áp với dòng điện điều khiển cực nhỏ.
Driver Mosfet là gì?
Driver Mosfet là trình điều khiển dùng điện áp thấp và cấp dòng điện cho các thiết bị điện công suất như Mosfet hay IGBT…
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Mosfet là gì đúng không nào. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm cho mình nhiều thông tin thú vị và bổ ích.