New zealand thuộc châu nào?
New Zealand là một quốc đảo xinh đẹp có vị trí địa lý rất đặc biệt trên thế giới. Thậm chí, đã có rất nhiều tranh cãi về New Zealand thuộc châu nào đã từng xảy ra. Những thông tin qua bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này và hé lộ 8 điều ít ai viết về quốc đảo New Zealand.
Contents
New Zealand thuộc châu nào?
Thực tế đã có khá nhiều người nhầm lẫn New Zealand chính là nước Úc. Tuy nhiên, hai nước này hoàn toàn khác nhau. Trên bản đồ thế giới, New Zealand là một hòn đảo nằm tại khu vực phía Tây Nam của Thái Bình Dương và liền kề với nước Úc.

New Zealand một phần của Châu Úc hay còn có tên gọi khác là châu Đại Dương. Và đây cũng chính là châu lục nhỏ nhất trên thế giới.
Châu Úc có diện tích chỉ khoảng 9.008.500 km2, chưa bằng ¼ diện tích của Châu Á, Tại châu Úc, dân số cũng không đông như các châu lục khác. Cụ thể, châu lục này chỉ gồm 14 quốc gia, mật độ dân số chỉ khoảng 0,3% tổng dân số trên thế giới.
Hiện nay, châu Úc được bao quanh bởi Thái Bình Dương. Vậy nên, để giải đáp câu hỏi New Zealand thuộc châu lục nào thì ta có thể kết luận New Zealand thuộc châu Úc hay còn được gọi là châu Đại Dương.
Vị trí địa lý của New Zealand có gì đặc biệt?
Có thể bạn chưa biết, vị trí của châu lục là một yếu tố quan trọng để quyết định tài nguyên thiên nhiên cho một quốc gia. Đồng thời đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành văn hóa một quốc gia. Ở New Zealand, New Zealand thuộc châu nào sẽ quyết định đến các yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên quốc đảo này.

Ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên và khí hậu
Quốc đảo New Zealand nằm tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương bao gồm hai đại lục chính là đảo Nam và đảo Bắc, cách nước Úc chỉ khoảng gần 2 giờ đồng hồ bay. Chính bởi vậy mà đời sống tự nhiên và xã hội của New Zealand phần lớn là có nhiều nét tương đồng với nước Úc.
Diện tích New Zealand xấp xỉ bằng Việt Nam với số dân vỏn vẹn chỉ khoảng 4 triệu người.
Trong những giai đoạn năm thế chiến thứ hai, New Zealand từng là nước có đời sống và thu nhập cao nhất trên thế giới. Vào thời kỳ đó, tại đây trở thành nguồn cung cấp sản lượng nông nghiệp chính cho toàn thế giới bao gồm bơ, thịt, các loại sữa. Thậm chí, đến những năm 80 khi nền kinh tế suy thoái thì New Zealand vẫn nằm trong top 20 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới.
Nằm ở phía Nam Bán cầu, New Zealand làm cho các mùa ngược lại với phía Bắc bán cầu. Các mùa thời tiết của New Zealand thường sẽ đi cùng các tháng như sau:
- Mùa hè New Zealand từ tháng 12 đến tháng 2
- Mùa thu New Zealand từ tháng 3 đến tháng 5
- Mùa đông New Zealand từ tháng 6 đến tháng 8
- Mùa xuân New Zealand kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11
Ảnh hưởng về văn hóa
New Zealand là một quốc gia đa văn hóa gồm 5 nhóm sắc tộc lớn nhất là New Zealand, Māori, Chinese, European, Samoan và Indian. Vì là một xã hội đa văn hóa, người dân quốc đảo này vô cùng thân thiện và hiếu khách du lịch đến từ các dân tộc khác Cũng như đa dạng sắc tộc, New Zealand cũng là nơi có nhiều tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo…
Ảnh hưởng cho vấn đề gia tăng dân số
Vì nằm rìa thế giới nên châu Đại Dương là một trong những châu lục con người biết đến và đặt chân muộn nhất. Ban đầu, New Zealand vốn là nơi sinh sống dân tộc người Maori. Mãi cho đến năm 1642, Abel Tasman nhà thám hiểm người Hà Lan lần đầu tiên phát hiện ra New Zealand. Dù chịu ảnh hưởng bởi làn sóng di cư, tuy nhân dân số tại New Zealand vẫn đang khá thấp, chỉ khoảng 5 triệu người.
Ảnh hưởng tới nguồn gốc dân số
Xét về vị trí địa lý, New Zealand có sự gần gũi với châu Á hơn châu Âu. Theo các chuyên gia, phần lớn người châu Úc bản địa đều có mối liên hệ chặt chẽ về dân số với khu vực Nam và Trung Á. Thậm chí, trong một số nghiên cứu về di truyền năm 2011 đã tìm ra bằng chứng thể hiện rất rõ rằng thổ dân Papua và Mamanwa có gen di truyền của người Viking. Đây là một tộc người từng ở châu Á đã bị tuyệt chủng.
Bên cạnh đó, New Zealand thuộc châu lục nào còn ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố.
Cụ thể, về chính trị quốc gia này là một thành viên trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương Apec.
Thậm chí, tên gọi châu lục Australia cũng thể hiện phần nào mối liên quan rất mật thiết giữa châu lục này với châu Á. Vậy nên, dù quốc gia New Zealand nói riêng hay châu Úc thì các quốc gia này cũng đều có một mối quan hệ ràng buộc trong nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, bởi New Zealand cũng từng là thuộc địa của Anh. Vậy nên văn hóa của quốc gia này cũng chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa châu Âu hơn châu Á.
Ngoài ra, khí hậu New Zealand cũng có sự khác biệt rất rõ rệt với các nước châu Á. Sở dĩ, quốc đảo này nằm ở bán cầu Nam còn phần lớn các nước châu Á đều nằm ở bán cầu Bắc.
Nhiều ý kiến, tranh chấp trái chiều xoay quanh New Zealand thuộc châu nào?
Như đã tìm hiểu ở trên, phần lớn mọi người đều thống nhất New Zealand thuộc vào châu Đại Dương. Tuy nhiên, cho đến nay thì thắc mắc về đất nước New Zealand thuộc châu nào vẫn còn gây ra khá nhiều ý kiến tranh cãi. Cụ thể, xét về mặt địa lý thì New Caledonia và New Zealand đã từng được xếp chung vào Úc trong khu vực châu Đại Dương.

Tuy nhiên, mạng truyền hình cáp Hoa Kỳ CNN đã dẫn tin từ một ấn phẩm trên Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ cho biết New Zealand nằm trên một khối đất rộng khoảng 1,8 triệu dặm vuông. Đây được gọi là lục địa Zealandia. Lục địa này hoàn toàn mới và bao gồm New Caledonia, New Zealand, một số vùng lãnh thổ và nhóm đảo khác, không bao gồm nước Úc.
Thuật ngữ Zealandia ra đời vào năm 1995 bởi một nhà địa vật lý và hải dương học Bruce Luyendyk. Những nghiên cứu về khu vực này đã được nghiên cứu, tiến hành suốt hơn 1 thập kỷ qua và được xác định rằng đây không chỉ là một nhóm đảo và mảnh vỡ lục địa. Đây là một lớp vỏ lục địa lớn được tách ra, hoàn toàn đủ để xác định đó là một lục địa riêng biệt.
Thậm chí, một số nhà khoa học đã gọi Zealandia là lục địa thứ 8 trên thế giới.
Những điều chỉ có ở đất nước New Zealand
New Zealand không chỉ là đất nước nổi tiếng bởi nền kinh tế phát triển, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn rất nhiều điều độc đáo. Dưới đây là 8 điều ít ai biết về quốc đảo New Zealand, dải đất xinh đẹp mang biểu tượng loài chim Kiwis.
Nguồn gốc của tên gọi Kiwis

Có thể bạn đã biết thì “xứ sở Kiwis” là một tên gọi khác của quốc đảo New Zealand . Tuy nhiên, ở đây Kiwi không phải tên một loại quả để ăn. Đây là tên gọi của một loài chim không biết bay và sinh sống rất nhiều tại đảo quốc này. Biểu tượng này cũng xuất hiện trên đồng tiền 1 NZD (khoảng 16.000 VND).
Vị trí đắc địa, trung tâm của thế giới
New Zealand nằm ở vị trí địa lý vô cùng đặc địa, nằm ngay trung tâm của thế giới. Chính vì thế, ở quốc gia này lĩnh vực hàng không vô cùng phát triển. Thậm chí, New Zealand còn được biết đến là một trong những “lò” đào tạo ra phi công thương mại lớn nhất toàn thế giới bởi hệ thống kiểm tra và công tác huấn luyện được cho là chuẩn mực nhất.

Một số trường đào tạo phi công nổi tiếng tại New Zealand có thể nhắc đến gồm: Eagle Flight Training, Air New Zealand Aviation Institute, CTC Wings New Zealand…
Mỗi thành phố của New Zealand đều có một nickname
Nếu tìm hiểu kỹ hoặc có dịp du lịch tại New Zealand, bạn sẽ thấy tại New Zealand mỗi thành phố đều sở hữu một nickname, biệt danh riêng. Chẳng hạn như:

- Auckland – Thành phố của những cánh buồm: Đây chính là điểm đến, nơi neo đậu hàng trăm nghìn thuyền buồm và du thuyền của du khách khắp bốn phương.
- Wellington – Thành phố “tổ ong” – bảo tàng quốc gia Te Papa. Đây là một trong số những công trình kiến trúc tiêu biểu thể hiện rất rõ tính sáng tạo vượt trội của người dân New Zealand với hình dáng bên ngoài được mô phỏng như một chiếc tổ ong. Đó cũng chính là một lý do Wellington vẫn thường được gắn liền với một nickname “Beehive”.
- Christchurch- Thành phố vườn tược: Dọc sông Avon và gần khu vực nhà thờ lớn Christchurch bạn sẽ thấy đặc điểm chung của những ngôi nhà tại đây đều có khu vườn khoe sắc trước cửa nhà.
- Dunedin – Thành phố giáo dục: Nơi được đánh giá có ngành giáo dục phát triển bậc nhất trên thế giới
New Zealand – Xứ sở bộ môn thể thao ngoài trời
Có lợi thế lớn về địa hình nên những môn thể thao mạo hiểm tại xứ sở Kiwis vô cùng phát triển. Đến với quốc gia này, bạn sẽ có cơ hội được tham gia vào rất nhiều trò chơi cảm giác mạnh, mạo hiểm như nhảy dù, nhảy bungee, leo núi tại Queenstown…
Điểm đặc biệt ở New Zealand đó là người dân không mê bóng đá. Họ tôn thờ bóng bầu dục. Với họ, bóng bầu dục không phải là một môn thể thao. Đó là cả một tôn giáo. Chính vì thế, mỗi trường đại học của họ đều xây một sân bóng bầu dục vô cùng rộng lớn.
New Zealand luôn được đánh giá cao về giáo dục, chính trị và xã hội
Trong bảng Chỉ số Hòa Bình toàn cầu năm 2016, New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh yên bình nhất trên thế giới. Đây cũng là quốc gia luôn dẫn đầu về các chỉ số thịnh vượng và hạnh phúc theo nghiên cứu từ viện Legatum của thủ đô London. Đồng thời, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế New Zealand cũng là đất nước có ít tình trạng tham nhũng nhất.
Trong giáo dục, danh sách top 100 trường tốt nhất thế giới cùng có rất nhiều trường đại học từ “xứ sở kiwis”. Ngoài ra, về chất lượng đào tạo bậc trung học, quốc gia này cũng đứng vị trí thứ 7 trên toàn cầu theo một khảo sát vào năm 2016 có tên HSBC.
Ngành làm phim rất phát triển
Là đất nước được thiên nhiên vô cùng ưu ái nên New Zealand thường xuyên và liên tục được các nhà làm phim chọn lựa để quay nhiều thể loại phim bom tấn, trong đó có Series Chúa tể những chiếc nhẫn cùng những cảnh quay hùng vĩ và tuyệt đẹp. Ngành Film-making cũng cực kỳ phát triển nên đây sẽ là điểm đến hoàn hảo cho những bạn có dự định du học.
New Zealand – thiên đường của du học
New Zealand là một trong những quốc gia có nền giáo dục đặc biệt chất lượng với bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới. Vậy nên, hứa hẹn đây luôn là một điểm đến hấp dẫn các bạn học sinh, sinh viên.
Trên đây là những thông tin về đất nước New Zealand. Hy vọng qua bài viết giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc về New zealand thuộc châu lục nào. Và có thêm một số thông tin về đất nước xinh đẹp này.