Tìm hiểu ứng dụng, nguyên lý làm việc tháp giải nhiệt
Nguyên lý làm việc tháp giải nhiệt có gì nổi bật? Tháp giải nhiệt được sử dụng nhiều trong các nhà xưởng công nghiệp hiện nay để làm mát cho thiết bị máy móc trong nhà xưởng. Tuy nhiên, vẫn còn có khá nhiều người dùng còn chưa hiểu được nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt. Bởi vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ đem tới cho bạn nhiều thông tin chi tiết về tháp giải nhiệt, hãy theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

Tháp giải nhiệt còn có tên gọi khác là tháp giải nhiệt cooling tower được dùng để làm giảm nhiệt độ bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra ngoài khí quyển. Thiết bị hoạt động dựa trên sự chuyển đổi năng lượng dư thừa qua sự bay hơi của nước vào không khí nên lượng nước còn lại bên trong tháp được làm mát đáng kể
Lượng nước sau quá trình làm mát sẽ được đưa tới bộ phận tản nhiệt để làm mát cho máy móc trong nhà xưởng hay hệ thống điều hòa qua các đường ống dẫn nước.
Contents
Tìm hiểu nguyên lý làm việc tháp giải nhiệt
Đa số, các model tháp giải nhiệt khác nhau, nhưng có nguyên lý làm việc tháp giải nhiệt tương đối giống nhau dù là tháp giải nhiệt Kumisai hay là tháp làm mát Tashin, đó là:
Tháp tản nhiệt được thiết kế theo dạng luồng khí trực tiếp, theo chiều thẳng đứng xuống bồn chứa. Luồng khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt màng của tháp, lưu lượng nước sẽ chảy xuống bởi trọng lực. Lúc này không khí sẽ được luân chuyển qua màng nhiệt và hòa vào không khí bên ngoài.

Đầu tiên, nước nóng sẽ được đưa vào bên trong hệ thống tháp giải nhiệt, sau đó chúng phun thành dạng tia và rơi xuống bề mặt tấm tản nhiệt. Lúc này, luông không khí từ bên ngoài được đưa vào tháp và đẩy từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng.
Đồng thời, luồn không khí tiếp xúc trực tiếp với nước nóng sẽ cuốn theo hơi nước nóng lên cao và thải ra ngoài môi trường bên ngoài.
Kết quả, nguồn nước được làm mát sẽ rơi xuống đế bồn và dẫn qua hệ thống đường ống để phục vụ cho nhu cầu làm mát trong thiết bị nhà xưởng công nghiệp.
Lợi ích của sử dụng tháp giải nhiệt công nghiệp
Việc lắp đặt tháp hạ nhiệt trong các nhà xưởng với số lượng máy móc lớn là việc làm vô cùng cần thiết bởi chúng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, phải kể đến như:
– Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng máy móc thường xuyên
Khi máy móc vận hành liên tục sẽ sinh ra một nguồn nhiệt lớn đặc biệt vào mùa hè. Lúc này, quá trình ma sát giữa các linh kiện máy, lượng dầu nhớt bôi trơn nhanh hết,…làm cho động cơ máy nóng dễ gặp phải sự cố hỏng hóc làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc. Để giải quyết tình trạng này, doanh nghiệp nên lắp đặt cho xưởng sản xuất một thiết bị tháp giải nước với công suất làm việc phù hợp.
Nhờ vậy, nguồn nhiệt nóng được giải quyết, đảm bảo cho máy móc vận hành trơn tru, ổn định hơn, tăng tuổi thọ cho thiết bị cũng như giảm thiểu tình trạng hỏng hóc khi làm việc, tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.
– Đem lại hiệu quả kinh tế cao
Bên cạnh việc tăng tuổi thọ cho thiết bị thì tháp làm mát cooling tower còn tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, tăng năng suất giúp người lao động có thêm nhiều việc làm và đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp
Ứng dụng của tháp tản nhiệt trong cuộc sống

Với nhiều tính năng nổi bật, tháp làm mát được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của người dùng. Thiết bị được dùng chủ yếu trong các lĩnh vực như:
– Ngành điện lạnh: Phục vụ cho quá trình sản xuất và hoạt động của điều hòa, sản xuất nước đá,…
– Ngành thực phẩm: Hỗ trợ quá trình chế biến, bảo quản nông sản, thủy-hải sản, thịt gia súc,…
– Ngành nhựa: Cung cấp nước để làm mát cho máy ép nhựa, sản xuất bao bì, túi nilon để không làm ảnh hưởng để motor máy móc do bị tăng nhiệt đột ngột.
– Một số lĩnh vực khác như: Luyện kim, xử lý nước hay làm mát các lò phản ứng trong công nghiệp hóa chất.
Kinh nghiệm chọn mua tháp hạ nhiệt phù hợp
Để chọn lựa model tháp giải nhiệt công nghiệp phù hợp người dùng cần:
– Xác định nhu cầu sử dụng
Bạn đang có ý định đầu tư một tháp tản nhiệt cho xưởng sản xuất của mình thì bạn cần phải xác định được nhu cầu giải nhiệt bằng cách thực hiện các công thức tính toán khoa học thay vì việc ước lượng để không phải trả giá về việc chọn sai model.
Nếu như người dùng mua tháp giải nhiệt có công suất làm việc quá cao so với nhu cầu sử dụng thì sẽ khiến cho doanh nghiệp tiêu tốn một khoản chi phí khá lớn và ngược lại. Khi nhu cầu giải nhiệt của nhà xưởng lớn trong khí đầu tư model tháp làm mát công suất nhỏ sẽ khiến cho hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng, dễ hỏng hóc khi quá tải. Chính vì thế, yếu tố này giữ vai trò quyết định và không thể thiếu.
– Lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng

Sở hữu nhiều tính năng nổi bật nên tháp giảm nhiệt được khá nhiều doanh nghiệp “săn đón”. Tuy nhiên trên thị trường không phải thương hiệu nào cũng sở hữu sản phẩm tốt, chất lượng cao. Để tránh “tiền mất tật mang” bạn nên chọn lựa các sản phẩm đến từ thương hiệu như tháp giải nhiệt Tashin, Kumisai, tháp giải nhiệt nước Liang Chi,…Bởi các sản phẩm đến từ thương hiệu này được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, ráp nối chắc chắn, cấu thành từ nhiều vật liệu tốt nên đem lại hiệu quả giải nhiệt lớn và độ bền cao
– Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín
Ngoài những tiêu chí trên thì việc chọn lựa đơn vị cung cấp uy tín cũng cần được người dùng quan tâm tới để không mua phải sản phẩm kém chất lượng
Để xác định được đâu là một địa chỉ uy tín bạn cần quan tâm tới địa chỉ, số điện thoại,…được đăng tải trên các website và thông tin được cập nhật liên tục. Đa số, các đơn vị uy tín thường được các hãng sản xuất ủy quyền phân phối nên sẽ có mức giá rẻ và có đầy đủ giấy tờ xác minh nguồn gốc chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra còn có đội ngũ nhân viên tư vấn, kỹ thuật chu đáo, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Với các thông tin trên đây về nguyên lý làm việc tháp giải nhiệt, mong rằng sẽ hữu ích đối với quý khách hàng. Dựa vào nhu cầu sử dụng của nhà xưởng và điều kiện tài chính mà các doanh nghiệp nên chọn lựa cho mình model làm mát hiệu quả. Để được tư vấn thêm về các model tháp giải nhiệt chính hãng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
||Bài viết liên quan khác: