Nise Da Silveira – Vị bác sĩ cứu tinh bệnh nhân tâm thần Google Doodle vinh danh
Nise da Silveira là một nữ bác sĩ người Brazil đã tiên phong và phát triển thành công liệu pháp trị liệu bệnh tâm thần phân liệt bằng mỹ thuật được Google Doodle vinh danh 15/02 vừa qua. Bà đã vượt qua rất nhiều sự định kiến, khó khăn đến cùng cực khi tiếp xúc với những bệnh nhân tâm thần vốn không tự kiểm soát hành vi của họ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Nise da Silveira là ai? Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của bà đối với nhân loại qua bài viết này nhé.
Contents
Nise Da Silveira được Google Doodle vinh danh là ai?
Nise Da Silveira sinh ngày 15/02/1905 tại thành phố Maceió, thủ phủ bang ven biển Alagoas, Brazil. Sau khi tốt nghiệp ngành Y Khoa tại trường Y Bahia năm 1926 bà tiếp tục dành cả cuộc đời nghiên cứu cho ngành tâm thần học và chưa bao giờ đồng ý sử dụng các phương pháp điều trị xâm lấn như giam giữ trong bệnh viện tâm thần, liệu pháp insulin, sốc điện và cắt thùy não. Được biết, thời điểm tốt nghiệp ngành y khoa bà mới chỉ 21 tuổi và là người phụ nữ duy nhất trong số 157 người đàn ông trong lớp học.

Thay thế cho liệu pháp thiếu nhân đạo đó, nữ bác sĩ Nise Da Silveira đã khuyến khích chữa bệnh tâm thần phân liệt bằng vẽ mang tính nhân văn hơn. Bà chính là nữ bác sĩ đầu tiên đã tiên phong liệu pháp chữa bệnh tâm thần phân liệt bằng mỹ thuật.
Vào ngày 30/10/1999 bà qua đời tại thủ đô Rio De Janeiro, Rio de Janeiro, Brasil ở tuổi 94 và đã để lại một di sản độc đáo. Sự tận tâm và niềm đam mê của bà đối với giá trị của kết nối cảm xúc, nhân đạo và lòng trắc ẩn như một lời nhắc về tầm quan trọng của những phẩm chất trong cả điều trị và phục hồi chức năng của những người bệnh tâm thần.
Con đường đấu tranh vì bệnh nhân của nữ bác sĩ đã tạo cảm hứng mạnh mẽ cho rất nhiều người trên thế giới về sau. Dẫn đến việc thành lập nên các tổ chức trị liệu ở Brazil và trên toàn thế giới.
Nise Da Silveira và một số cột mốc quan trọng trong cuộc đời
Cả cuộc đời nỗ lực, vượt qua những định kiến khó khăn nữ bác sĩ Nise Da Silveira đã thành công trong liệu pháp chữa bệnh tâm thần phân liệt bằng mỹ thuật. Chúng ta có thể nhắc đến những cột mốc quan trọng trong cuộc đời bà như sau:

Năm 1933, sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa nữ bác sĩ Nise Da Silveira quyết định làm việc tại một bệnh viện tâm thần vùng ngoại ô thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Tại đây, được tận mắt chứng kiến những thủ tục y tế hết sức khắc nghiệt mà các bác sĩ đã dựa vào để điều trị cho bệnh nhân tâm thần bà cảm thấy bất bình.
Thay vào đó, nữ bác sĩ Nise Da Silveira khuyến khích bệnh nhân tâm thần phân liệt vẽ. Bà đã trực tiếp gửi một số bản vẽ cho Gustav Jung. Một nhà tâm thần học người Áo Carl Gustav Jung và cũng là người thầy hướng dẫn bà đến gần hơn với công việc này.

Năm 1934, vì sở hữu văn chương Marxist do một ý tá làm việc cùng tố cáo Nise da Silveira bị giam cầm suốt 18 tháng. Sau đó, khi được quay trở lại công việc điều trị cho bệnh nhân tâm thần, nữ bác sĩ Silveira ngày càng thất vọng hơn trước những liệu pháp được cho là tích cực thời đó. Cũng như sự vô nhân đạo đối với sức khỏe bệnh nhân tâm thần mà bà tận mắt chứng kiến.
Theo nữ bác sĩ Silveira, kinh nghiệm trong nhà tù cho thấy có sự nhầm lẫn đáng tiếc giữa bệnh viện tâm thần và nhà tù. Nơi mà những bệnh nhân vốn chỉ được coi là tù nhân. Ngay từ đầu nữ bác sĩ Nise da Silveira đã không thích cách tiếp cận này và bảo vệ quan điểm nhân văn trong Casa das Palmeiras. Đây chính là một tổ chức phát triển dự án phi hạt nhân hóa tị nạn đầu tiên tại đất nước Brazil.
Năm 1952, Nise da Silveira đặt Museum of Images of the Unconscious tại Rio de Janeiro. Tại đây là trung tâm để học tập và nghiên cứu trong các xưởng vẽ và mô hình. Qua đó giúp nữ bác sĩ giới thiệu ngành phân tích tâm lý học rộng rãi và phổ biến hơn tại Brazil.
Nữ bác sĩ tài giỏi đã nhận ra nghệ thuật tạo hình chính là một kênh giao tiếp, kết nối với các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt nghiêm trọng. Những tác phẩm do chính họ thiết kế đã góp phần mang lại “tiếng nói” cho những xung đột nội bộ mà họ đang gặp phải.
Cho đến năm 1956, bác sĩ Nise da Silveira tiếp tục phát triển thành công một công trình có tính cách mạng vào thời điểm ấy: mở “Casa das Palmeiras” (Palms House). Một phòng khám cho những bệnh nhân khoa tâm thần cũ để họ được tự do sáng tác nghệ thuật; điều trị như những bệnh nhân ngoại trú. Bà cũng thành lập và chủ trì thêm nhóm nghiên cứu C.G. Jung.
Nise da Silveira đưa nghệ thuật vào trị liệu tâm thần
Không chấp nhận những bất công diễn ra hàng ngày với các bệnh nhân tâm thần, nữ bác sĩ Nise da Silveira đã bắt đầu nghiên cứu và ủng hộ những phương pháp điều trị phục hồi nhân đạo.
Thay vì sợ hãi, tàn nhẫn với bệnh nhân tâm thần, Nise da Silveira khuyến khích họ bước vào thế giới tư duy của riêng mình thông qua điêu khắc và hội họa. Sau này, bà trở thành một trong số những người tiên phong trong việc kết hợp động vật vào thực hành với tư cách là nhà đồng trị liệu

Vào năm 1946, nữ bác sĩ đã thành lập Seção de Terapêutica Ocupacional e Rehabilitação (Khoa Trị liệu và Phục hồi chức năng nghề nghiệp) Trung tâm Psiquiatrico de Pedro II, Rio de Janeiro. Tại đây, những hoạt động để vẽ tranh và điêu khắc liên tục được bà tổ chức. Nơi những người bệnh được khuyến khích để thử nghiệm qua phương tiện biểu lộ cảm xúc mới.
Vốn là một tín đồ của Carl Gustav Jung, Nise da Silveira vận dụng các ý tưởng của Jung để giải thích các tác phẩm của người bệnh. Qua đó nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết sâu sắc và chi tiết hoá hơn về những cá nhân đã áp dụng biện pháp điều trị. Từ đó xây dựng lên các phác đồ điều trị triệu chứng loạn thần của họ.
Nữ bác sĩ đã chỉ ra những sai sót trầm trọng trong tâm thần học. Thực hành thách thức, đưa ra giải pháp, những phác thảo và ý nghĩa mới cho phương pháp điều trị. Đồng thời xây dựng mối quan hệ tích cực nhân đạo giữa bác sĩ tâm thần và người bệnh.
Thành công của phương pháp này dần được chứng minh với số bệnh nhân của nữ bác sĩ tái hòa nhập cộng đồng trở lại cuộc sống xã hội ngày càng nhiều.
Cuối cùng, tác phẩm của những người bệnh này đã được trưng bày tại Museu de Imagens do Inconsellecte (Bảo tàng Hình ảnh Vô thức) mà bà Nise da Silveira thành lập năm 1952. Cho đến ngày nay, bảo tàng vẫn được duy trì và hoạt động. Hiện tại, bảo tàng đang lưu giữ và trưng bày hơn 350.000 tác phẩm của các bệnh nhân kể từ những năm 1940 đến nay.
Năm 1956, nữ bác sĩ Nise da Silveira tiếp tục thành lập phòng khám Casa das Palmeiras. Đây là một phòng khám dành riêng để phục hồi chức năng cho các người bệnh cũ của bệnh viện tâm thần.
Vì sao Nise da Silveira được Google Doodle vinh danh
Google Doodle là gì?
Google Doodle hay còn được gọi là “những nét vẽ nguệch ngoạc” được chính đội ngũ Google thiết kế, biến tấu để thay đổi logo tạm thời. Sự thay đổi này nhằm mục đích kỷ niệm các sự kiện, ngày lễ lớn trên toàn cầu. Hoặc tri ân các nhân vật có sức ảnh hưởng lớn.

Tại Việt Nam nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chính là người đầu tiên được Google Doodle vinh danh kỷ niệm nhân dịp sinh nhật để tôn vinh những cống hiến to lớn của ông trong âm nhạc.
Nise da Silveira được Google Doodle vinh danh
Ngày 15/02 vừa qua, Google Doodle đã vinh danh để kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Nise da Silveira – nữ bác sĩ tâm thần người Brazil.
Google cho hay, Nise da Silveira là một trong số ít nữ bác sĩ thời đại của bà mạnh dạn phá bỏ những thủ tục khám chữa trong lĩnh vực tâm thần. Đồng thời tiên phong về cách tiếp cận nhân đạo hơn để điều trị cho người bệnh. Thành tựu của Nise da Silveira được Google Doodle tôn vinh kỷ niệm đã truyền cảm hứng sâu sắc cho nhiều người thành lập các cơ sở trị liệu ở Brazil và khắp thế giới.

Trong bản phác Google Doodle vào ngày 15/02 được nghệ sĩ Kevin Smile Lin thực hiện. Google Doodle tôn vinh kỷ niệm Nise da Silveira có phạm vi tiếp cận với người dùng của Google rộng rãi tại các khu vực Nam Mỹ, Italia và Việt Nam.
Trên đây là những thông tin về nữ bác sĩ Nise da Silveira mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn nhân ngày kỉ niệm của bà được Google Doodle vinh danh. Bên cạnh đó bạn đọc có thể tìm xem bộ phim Nise: The Heart of Madness của đạo diễn Roberto Berliner để hiểu hơn về những công lao to lớn của bà. Hãy đón xem các bài viết sau cùng chúng tôi nhé.