Phân loại các loại máy nén khí cao áp thông dụng nhất hiện nay
Hiện nay, sự ra đời của các dòng máy nén khí đã giúp cho rất nhiều ngành công nghiệp phát triển. Do đó mà máy nén khí ngày càng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến hơn. Nhu cầu càng cao thì đồng nghĩa với các sản phẩm máy nén hơi này lại có nhiều những mẫu mã đa dạng để khách hàng có thể lựa chọn. Trong đó, dòng máy nén khí cao áp là một trong những dòng máy có áp suất cao, phù hợp ở hầu hết trong các ngành công nghiệp như: y tế, chế biến thực phẩm… Tuy nhiên, dòng máy nén khí cao áp này cũng được phân loại thành nhiều dòng máy khác nhau như: máy nén khí không dầu mini, máy nén khí cao áp không dầu và rất nhiều loại dòng máy khác nhau.
Cùng đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu chính xác hơn về dòng máy nén khí cao áp này để có lựa chọn sản phẩm, cũng như người dùng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường dòng máy này.
>>> TOP 50+ Máy nén khí cao áp tốt nhất hiện nay: https://santhuongmaidientu.vn/may-nen-khi.html
Phân loại các dòng máy nén khí cao áp
Để có thể phân loại được các loại máy nén khí cao áp này, thì người tiêu dùng có thể chia theo khả năng của từng loại máy đem lại lợi ích cho người sử dụng như sau:
- Theo áp lực khí cung cấp
+ Máy áp lực tiêu chuẩn: Là dòng máy phổ biến và thường có áp lực ~ 8 bar trở xuống.
+ Máy áp lực cao: Thường phù hợp đối với các công việc nặng hay có quy mô lớn, hầu hết các dòng máy này thường có áp lực khí từ 10 – 70 bar.
+ Máy khí nén áp lực siêu cao: Bao gồm các dòng loại máy đặc chủng, và thường có áp lực trên 70 bar cho đến hàng nghìn bar.
- Theo cấp nén (đối với máy piston)
+ Máy 1 cấp nén: Dòng máy này có khí được nén một lần và được đưa ngay vào bình tích. Là một trong những dòng máy được liệt vào dòng máy có áp lực tiêu chuẩn.
+ Máy 2 cấp nén: Khác với dòng máy 1 cấp thì dòng máy này khí được nén hai lần liên tiếp để có thể đạt áp cao hơn, sau đó mới được đưa vào bình tích. Người sử dụng có thể bắt gặp ở các dòng máy áp lực cao hoặc siêu cao.
>>>Có thể bạn sẽ quan tâm: Hướng dẫn cách đấu dây máy nén khí an toàn
- Theo kích cỡ
+ Máy cỡ tiêu chuẩn: Thường là dòng máy piston hoặc máy trục vít có công suất nhỏ và vừa, người dùng có thể gặp ở các xưởng sửa chữa, hay sản xuất thông thường.
+ Máy cỡ lớn: Thường là các dòng máy nén khí trục vít hoặc ly tâm có công suất lớn, hầu hết có trong các nhà máy hoặc xưởng sản xuất chuyên nghiệp có quy mô lớn.
+ Máy mini, cầm tay: Có trọng lượng nhẹ, và có bình tích khí cỡ nhỏ ~ 40L trở xuống. Được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu có sự lưu động, hoặc các ứng dụng bán chuyên, hay ứng dụng ngay trong gia đình.
- Theo nguồn cấp năng lượng ban đầu
+ Máy chạy điện: 99% các dòng máy nén khí này dùng mô tơ điện 1 pha hoặc 3 pha, để có thể vận hành đầu nén khí.
+ Máy chạy diesel hoặc xăng: Có một số máy được dùng động cơ chạy bằng xăng hoặc diesel, những bộ phận này thường được gọi là máy đầu nổ. Mục đích duy nhất chính là để giúp vận hành thiết bị khí nén đến những nơi mà sự tiếp cận nguồn điện là không thể như: ngành đường sắt, hay khai phá vùng sâu hoặc trên biển…
- Theo phương pháp bôi trơn
+ Máy có dầu: là một trong những phương pháp bôi trơn hiệu quả hơn, vì vậy mà dòng máy này thường được hoạt động bền bỉ hơn trong ứng dụng nặng, hay các công việc liên tục. Cũng vì vậy, mà máy có dầu thường được ưa chuộng hơn rất nhiều.
+ Máy nén hơi không dầu: thường dùng các chất bôi trơn vĩnh viễn thay cho dầu. Tuy nhiên phương pháp bôi trơn này hạn chế khả năng chịu việc nặng của máy, nhưng nó có khả năng giúp cho máy trở nên “sạch”, và cho ra khí hoàn toàn không bị ám dầu, vì vậy mà dòng máy này thân thiện với khá nhiều dụng cụ đặc thù. Ngoài ra, dòng máy không dầu này còn có ưu điểm chính là có trọng lượng nhẹ, chạy êm, và có thể hoạt động tốt trên nền không bằng phẳng như mái nhà.
- Theo cơ cấu nén khí
+ Máy piston: Có thiết kế truyền thống và lịch sử lâu đời nhất, tuy nhiên vẫn là loại máy phổ biến nhất bởi dòng máy này có tính đa dụng và có giá thành thân thiện.
Ngoài ra, bên trong đầu nén luôn có ít nhất 1 piston di chuyển để có thể tạo khí nén. Máy nén khí piston 2 cấp còn có thể đạt được áp lực cao hoặc áp lực siêu cao (1000 bar).
+ Máy trục vít: Là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều các nhà máy hoặc xưởng sản xuất bởi tính hoạt động ổn định và có độ tin cậy cao. Dòng máy này thường tạo khí nén từ việc di chuyển 2 trục vít chính và phụ đi về phía nhau, vì vậy mà giúp cho không gian trong khoang chứa giảm đi. Máy trục vít này thường có độ ồn thấp, và cũng được chia làm 2 phiên bản là có dầu và không dầu.
+ Máy khí nén đối lưu: Được hoạt động bởi việc nén khí thông qua các hệ thống cánh quạt có trong rotor. Trong đó, không khí được đẩy vào rotor, và từng bước đi qua được hệ thống cánh quạt giúp cho không gian giảm dần để có thể tăng áp suất. Bên cạnh đó, dòng máy nén khí này còn có ưu thế về lưu lượng khí xả, cho nên được ứng dụng rất nhiều trong các công việc đòi hỏi cần lưu lượng khí cực lớn.
+ Máy ly tâm: Chủ yếu máy này được dùng trong các ứng dụng công nghiệp nặng và kéo dài, do đó mà công suất của dòng máy này thường đạt đến hàng trăm đến hàng nghìn bar. Kiểu máy này được cấu tạo đĩa xoay hình cánh quạt hay được kết cấu thành các bánh đẩy để có thể ép khí vào phần rìa của bánh, giúp làm tăng tốc độ của dòng khí. Cùng lúc đó, bộ phận khuếch tán của máy sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng từ tốc độ thành áp suất nén.
+ Máy dòng hỗn hợp: Nguyên tắc hoạt động của dòng máy này tương tự máy nén khí ly tâm, tuy nhiên máy được cơ cấu vận tốc trục và xuyên tâm tại đường ra của rotor. Vì vậy mà bộ khuếch tán thường có nhiệm vụ biến dòng khí hỗn hợp thành dòng đối lưu.
Bên cạnh đó, cùng với những dòng máy nén khí cao áp có công suất lớn, thì các dòng loại nhỏ hay còn gọi là máy nén khí cao áp mini lại thường được sử dụng rộng rãi trong gia đình.
Hiện nay, các dòng máy nén khí loại nhỏ được phân loại thành loại không dầu và có dầu. Hầu hết các loại máy có dầu bôi trơn thường có tuổi thọ cao hơn so so với các dòng máy phiên bản không dầu. Đầu nén có dầu còn giúp cho máy có khả năng nạp khí nhanh hơn, và có thể giúp máy có lưu lượng khí lớn hơn rất nhiều so với máy không dầu cùng công suất.
Lựa chọn máy nén khí cao áp loại nào phù hợp?
Một trong những lựa chọn quan trọng và quan tâm đầu tiên của người tiêu dùng trước khi tiến hành mở xưởng sản xuất, hay sửa chữa, hoặc sử dụng trong gia đình chính là lựa chọn được loại máy nén giá rẻ.
– Sử dụng trong gia đình: Người sử dụng có thể lựa chọn các dòng máy có bình chứa nhỏ từ 10-30L là đủ như: máy nén khí cao áp mini hoặc có thể sử dụng các dòng cao áp không dầu để có thể vận hành giúp giảm được tiếng ồn. Các dòng sản phẩm này hầu hết có thể đáp ứng rất tốt các công việc vừa phải như: xì khô, phun bọt tuyết, hoặc để tiến hành việc hút dầu thải xe máy, hay được sử dụng trong các công việc đơn giản như: bắn đinh, hay là phun sơn lưu động.
– Sử dụng trong các xưởng sửa chữa, bảo dưỡng: Đối với công việc này, người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình các dòng máy nén có áp lực bình thường là ổn rồi. Hoặc bạn hoàn toàn có thể lựa chọn dòng máy nén khí áp lực cao để giúp tăng năng suất.
Ngoài ra, máy nén khí trục vít có công suất nhỏ cũng là một trong những lựa chọn tốt cho người dùng. Dòng sản phẩm này tuy có công suất nhỏ và chạy êm hơn các dòng máy Piston tuy nhiên giá của thiết bị này thường khá đắt.
– Sử dụng trong các xưởng quy mô vừa (như: cắt plasma, làm đá hoặc phun cát, hay các dịch vụ làm lốp…): Đối với quy mô này, người tiêu dùng có thể sử dụng dòng máy nén khí piston 2 cấp. Đây là một trong những dòng có áp lực cao giúp người dùng tối ưu nhất được chi phí. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này thường phù hợp với tính chất công việc nặng và không liên tục trong việc sử dụng khí nén được.
– Sử dụng trong các xưởng sản xuất quy mô lớn hoặc trong các nhà máy: Người dùng có thể sử dụng máy trục vít cho quy mô lớn này, vì hầu như dòng máy nén khí áp lực cao này sẽ cho bạn một áp suất cực lớn mà có thể giúp cho các hoạt động một cách liên tục.
Hy vọng nhưng chia sẻ trên có thể giúp cho người dùng hiểu hơn về các dòng máy áp lực cao, cũng như dòng máy nào phù hợp với công việc nào, giúp tiết kiệm chi phí và công sức cho người sử dụng, cũng như tận dụng hết được hiệu quả mà các dòng máy nén khí này đem lại.