Phân vi sinh là gì? Phân loại, tác dụng, đặc điểm phân vi sinh
Hiện nay, phân bón vi sinh chắc hẳn đã không còn xa lạ với bà con nông dân bởi nó vừa giúp nâng cao hiệu suất, cải thiện cây trồng vừa an toàn mà vẫn thân thiện với môi trường. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây cùng thietbimaycongnghiep.net để biết thêm nhiều thông tin về phân vi sinh đang rất được ưa chuộng này nhé!
Contents
Phân vi sinh là gì?
Phân vi sinh hay còn thường được gọi là phân bón hữu cơ sinh học, là một sản phẩm được tạo ra từ một hay nhiều loại vi sinh vật khác nhau có lợi cho môi trường.

Trong quá trình sản xuất ra phân vi sinh, các loại phân bón sẽ được pha trộn lên men cùng với các vi sinh vật và nguyên liệu hữu cơ tự nhiên. Nhờ đó mà loại bỏ, tiêu diệt được các mầm bệnh do vi khuẩn gây tổn hại cho cây trồng. Đây là sản phẩm phân bón giàu dinh dưỡng cung cấp các chất thiết yếu cho cây phát triển khỏe mạnh.
Tác dụng phân vi sinh
Các nhà khoa học, chuyên gia về cây trồng luôn khuyến khích người dân sử dụng các loại phân vi sinh để bón cho cây trồng bởi nó có rất nhiều công dụng khác nhau. Cụ thể công dụng của phân bón hữu cơ vi sinh có thể kể đến như sau:
– Các vi sinh vật trong phân vận động hỗ trợ đất trồng được cải tạo nhanh chóng, cung cấp cho đất một hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp đất ngày càng màu mỡ, phì nhiêu.
– Có thể tạo ra các hợp chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng, trung lượng. Đây là những yếu tố rất cần thiết trong quá trình sinh trưởng, tăng suất cây trồng.
– Phân bón vi sinh giúp làm giảm lượng hóa chất độc hại có trong đất, chuyển hóa những thành phần đó thành nguồn chất có lợi cho sự phát triển của cây.

– Đây là sản phẩm được nghiên cứu dựa trên công nghệ sinh học, vô cùng thân thiện an toàn với môi trường và con người, từ đó giúp bảo vệ các vi sinh vật và động vật xung quanh.
– Là sản phẩm nghiên cứu thành công, mở ra một định hướng phát triển nền nông nghiệp tiên tiến, hữu cơ xanh sạch đẹp và an toàn.
Đặc điểm và phân loại các loại phân vi sinh
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các loại phân bón hữu cơ vi sinh khác nhau đảm nhận công dụng, vai trò khác nhau như cải tạo đất trồng hay phòng trừ sâu, bệnh hại.
Dưới đây là đặc điểm và phân loại các loại phân vi sinh có trên thị trường hiện nay.
Phân vi sinh cố định đạm
Đúng như tên gọi, phân vi sinh cố định đạm bao gồm các loại vi khuẩn, vi sinh vật trong đất đảm nhận chức năng chính là cố định Nitơ (Đạm). Đây là loại phân vi sinh cần cho sự phát triển của cây trồng, bởi Nitơ được xem như một thành phần dinh dưỡng quan trọng thúc đẩy nguồn sống trong tế bào động vật và thực vật.

Đa phần trong không khí mới chứa nhiều Nitơ, còn Nitơ trong đất có hàm lượng tương đối ít. Tuy nhiên cây trồng lại không thể sử dụng được Nitơ trong không khí. Do đó khi canh tác đất chúng ta cần sử dụng phân vi sinh cố định đạm chứa Nitơ đã được chuyển hòa thành chất dinh dưỡng cho cây. Quá trình này được gọi là chu trình cố định đạm (cố định Nitơ).
Phân vi sinh hòa tan lân
Phân bón vi sinh hòa tan lân đang là một trong những loại phân được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thực tế lăn có trong quặng Apatit, Photphorit rất khó hòa tan trong đất. Đặc biệt càng khó hơn với những loại đất đen hay đất đỏ bazan.
Thông thường cây trồng chỉ có thể hấp thụ được dưỡng chất này khi lân được biến đổi thành dạng hòa tan dễ tiêu. Vì thế các vi khuẩn trong phân vi sinh có chức năng hòa tan lân, giúp cây trồng hấp thụ một cách dễ dàng.
Cây trồng hấp thụ đầy đủ lân sẽ có thể ngăn ngừa sâu bệnh, chống chịu được môi trường thời tiết khắc nghiệt, từ đó phát triển tốt hơn.
Phân vi sinh vật kích thích cây sinh trưởng tốt
Để thu được năng suất cây trồng cao, nhiều người dân cũng tìm đến loại phân bón vi sinh này. Đúng như tên gọi của nó, phân có tác dụng kích thích, thúc đẩy khả năng sinh trưởng của cây trồng.

Đặc điểm của loại phân này là các vi sinh vật, vi khuẩn có lợi trong phân tiết ra các chất Gibberellin, Auxin kích thích khả năng phát triển bộ rễ của cây. Phân tổng hợp từ nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau, chứa các sinh vật có thể chi phối điều hòa tốt chu trình trao đổi chất trong đất, tăng trọng lượng, hiệu suất nảy mầm cho hạt giống và hình thành rễ khỏe mạnh hút được nhiều chất dinh dưỡng.
Phân vi sinh phân giải các chất hữu cơ
Loại phân vi sinh phân giải chất hữu cơ giúp phân giải mùn và hợp chất hữu cơ như xenlulozo cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp cây sinh trưởng phát triển. Cây trồng sẽ dễ dàng hấp thu được xenlulozơ màu mỡ trong đất, nhanh chóng tăng trưởng khỏe mạnh cho ra năng suất cao cho người nông dân.
Phân vi sinh ức chế mầm bệnh, giữ ẩm đất
Ngoài các loại phân vi sinh trên, còn một loại không thể không nhắc đến đó là phân có chức năng ức chế các mầm bệnh, giữ lại độ ẩm cần thiết cho đất.
Phân bón vi sinh này có chứa các vi sinh vật tạo ra thể kháng sinh. Đây là hợp chất kìm hãm, ngăn ngừa các loại vi sinh vật có hại cho cây trồng vô cùng tốt. Nó giúp ức chế nguồn sống cần có của nhóm vi sinh vật gây bệnh, từ từ tiêu diệt sâu bệnh, đồng thời tăng sức đề kháng giúp cây chống chịu tốt trước các tác động tiêu cực của môi trường.

Ngoài ra phân vi sinh này còn giúp tăng độ ẩm cho đất nhờ tồn tại các vi sinh tiết ra hàm chất Polysacarit đảm nhận nhiệm phụ phối hợp các hạt khoáng, sét, limon trong đất trồng canh tác. Từ đó tăng được khả năng phân bố và giữ nước hiệu quả đảm bảo cây trồng luôn hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Cách sử dụng phân vi sinh hiệu quả
Việc sử dụng phân vi sinh như thế nào cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát huy tác dụng của phân. Chúng ta có thể sử dụng phân bón hữu cơ có chứa phân vi sinh bón trực tiếp cho cây trồng, tưới phân vi sinh trực tiếp lên cây hoặc cũng có thể tưới lên đất trước khi trồng cây.
Sử dụng phân vi sinh đúng cách
Phân vi sinh là loại phân có tác dụng từ từ chứ không nhanh chóng như phân hóa học. Do đó khi trồng những cây ngắn ngày nên sử dụng phân bón lót cung cấp dinh dưỡng cho cây tối ưu nhất.
Đối với những loại cây trồng lâu năm, cần cung cấp nguồn dinh dưỡng lâu dài nên sử dụng kết hợp cả phân bón lót và thúc đẩy định kỳ cho cây phát triển. Phân bón vi sinh cũng vô cùng tốt giúp bổ sung dinh dưỡng, cải tạo đất lâu năm.
Ngoài ra, khi sử dụng các loại phân bón vi sinh cũng cần quan tâm tới độ ẩm của đất, bởi vi sinh vật chỉ phát triển tốt khi có độ ẩm thích hợp.

Nếu đã lựa chọn sử dụng phân vi sinh cần phải hạn chế sử dụng phân hóa học, bơi các chất hóa học sẽ ảnh hưởng đến độ pH của đất và gây bất lợi cho sự phát triển của vi sinh vật tự nhiên. Ngoài ra, hạn chế sử dụng hóa chất cũng giúp rễ cây hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng, giữ cho đất không bị bạc màu và không bị tích trữ hóa chất trong đất.
Trên đây, thietbimaycongnghiep.net đã chia sẻ cho các bạn những kiến thức về phân vi sinh, giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về loại phân này. Mong rằng những kiến thức trên hữu ích với các bạn, từ đó có thể ứng dụng vào thực tế hiệu quả, nâng cao được chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà vẫn đảm bảo an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.