Portfolio là gì? Bí kíp tạo Portfolio ấn tượng với nhà tuyển dụng
“Portfolio” là một thuật ngữ không còn quá xa lạ trong giới designer. Một Portfolio đẹp sẽ là ấn tượng đầu tiên, có thể giúp nâng cao khả năng vượt qua vòng lọc hồ sơ ứng viên ban đầu. Vậy Portfolio là gì và đâu là cách để tạo cho mình một Portfolio hoàn hảo nhất? Nếu như bạn là một ứng viên “dân” thiết kế đang cần làm hồ sơ xin việc thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.
Contents
Một số thông tin cơ bản về Portfolio
Theo nhiều nhà tuyển dụng thì Portfolio có thể coi là một trong những điều tiên quyết để khách hàng (nhà tuyển dụng) lựa chọn designer. Đơn giản vì Portfolio là những ấn tượng đầu tiên (thiện cảm hoặc không) trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Nó sẽ nói cho nhà tuyển dụng biết về con người, tính cách, phong cách cũng như khả năng của ứng viên.
Vậy khái niệm Portfolio là gì?
Trong giai đoạn tìm kiếm một cơ hội công việc hoặc trở thành freelancer toàn thời gian thì bạn cần có Portfolio về những thiết kế của mình. Portfolio là bản tổng hợp những dự án mà bạn đã từng tham gia hoặc tự thực hiện. Đây chính là cách tốt nhất để tạo được ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng hoặc nhà tuyển dụng.
Thông thường, Portfolio sẽ thể hiện năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của bạn. Và nó sẽ là tài liệu để nhà tuyển dụng/doanh nghiệp có cái nhìn khái quát nhất về khả năng cũng như sự phù hợp với công việc của ứng viên. Portfolio sẽ tập trung vào tay nghề của bạn và cũng thường chỉ có những lĩnh vực có sản phẩm thì nhà tuyển dụng mới yêu cầu bạn nộp Portfolio (thiết kế, dựng phim,….).
Những thông tin cơ bản của design Portfolio là gì?
Mỗi người sẽ có cách trình bày Portfolio theo cách riêng của mình và những thông tin trong nó khá linh hoạt. Thông tin trong Portfolio phụ thuộc vào lĩnh vực hoặc yêu cầu riêng của nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản nhất trong một Portfolio dưới đây:
Thông tin về quyền sở hữu sản phẩm truyền thông
Bạn cần ghi rõ sản phẩm được giới thiệu trong Portfolio thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc đơn vị từng hợp tác và không ai có quyền sao chép. Bạn cũng có thể thêm phần diễn giải về sản phẩm (có thể có hoặc không). Ví dụ như những câu chuyện thú vị trong quá trình tạo ra sản phẩm hoặc các giải thưởng mà sản phẩm đó dành được… Đây sẽ là một cách “khoe” khéo léo để nhà tuyển dụng chú ý hơn đến Portfolio của bạn.
Triết lý công việc
Đây là những nhìn nhận và cảm quan của bạn về lĩnh vực mình theo đuổi hoặc về lĩnh vực của nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn
Hãy cho nhà tuyển dụng biết về mục tiêu của bạn trong những khoảng thời gian cụ thể (6 tháng, 1 năm, 5 năm…).
Sơ yếu lý lịch và những thông tin cá nhân cơ bản để liên lạc
Bạn có thể chèn một đường dẫn link của hồ sơ cá nhân của mình (trường hợp gửi Portfolio online). Tốt nhất là nên có thông tin liên lạc ngắn gọn tại một trang hoặc vị trí dễ tìm để nhà tuyển dụng không cần mất quá nhiều thời gian tìm số điện thoại hoặc các thức liên hệ với bạn.
Kỹ năng của cá nhân
Bạn nên điền từ 3 – 5 kỹ năng cơ bản và cần thiết đối với lĩnh vực mình theo đuổi để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn khi đánh giá sự phù hợp của bạn với công việc. Bạn có thể bổ sung thêm thư giới thiệu, nhận xét của khách hàng/đối tác bạn đã từng hợp tác trước đó.
Bằng cấp/chứng chỉ
Để nâng tầm giá trị của Portfolio, bạn cần đặt thêm một số giấy tờ chứng minh bằng cấp hoặc các tài liệu về dự án đã tham gia… Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn gửi resume và Portfolio riêng nhưng nếu bạn có thể khéo léo lồng ghép cả hai thì sẽ giúp người đọc tiết kiệm thời gian hơn khi theo dõi hồ sơ.
Một số định nghĩa khác liên quan đến Portfolio bạn cần biết
Ngoài ý nghĩa là một bản tổng hợp các sản phẩm thì Portfolio còn có nhiều ý nghĩa khác. Đặc biệt các thuật ngữ liên quan đến Portfolio là gì tài chính, chứng khoán là tương đối phổ biến:
Business Portfolio là gì? – Đây là thuật ngữ để thay cho cách danh mục đầu tư kinh doanh. Đây có thể là bộ sưu tập các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đó cung cấp. Những thông tin này sẽ được các doanh nghiệp khác phân tích trước khi đầu tư. Hoặc hoạch định chiến lược cho chính công ty đó (phân loại sản phẩm, phân tích các yếu tố cạnh tranh, tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu,…).
Product Portfolio là gì? – Product Portfolio là một hạng mục mẫu các sản phẩm/dịch vụ mà công ty phân phối. Nghiên cứu Product Portfolio để nắm được triển vọng tăng trưởng, đánh giá thị trường, giảm rủi ro…
Investment Portfolio là gì? – Investment Portfolio là danh mục đầu tư, tổng hợp các loại chứng khoán khác nhau để tạo ra sự kết hợp giữa nhiều loại chứng khoán (sự đa dạng hóa trong đầu tư). Điều này giúp cho nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc đầu tư, sinh lời cao và giảm được rủi ro khi đầu tư.
Brand portfolio là gì? – Đây là thuật ngữ được sử dụng để nhắc đến các thương hiệu hoạt động trong một doanh nghiệp nào đó. Nó thể hiện chiến lược thương hiệu để tiếp cận rộng và sâu hơn với người tiêu dùng.
Market Portfolio là gì? – Market Portfolio là danh mục đầu tư (lý thuyết) gồm tài sản sẵn có trên thị trường và tài sản tương ứng với tài sản sẵn có đó.
Cách phân biệt giữa CV và Portfolio là gì?
Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa CV và Portfolio vì chúng đều là những hồ sơ cần thiết trong quá trình xin việc. Tùy vào từng vị trí công việc mà nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên của mình gửi CV hoặc Portfolio. Sau đây là một số điểm khác biệt của 2 loại hồ sơ này:
CV (Curriculum Vitae) | Portfolio | |
Về nội dung | CV là một bản sơ yếu lý lịch bao gồm các thông tin cá nhân, quá trình học tập, làm việc… Bên cạnh đó, bạn có thể đề cập đến sở thích, các kỹ năng, các chứng chỉ và giải thưởng đã đạt được, hoạt động ngoại khóa đã tham gia,… | Portfolio chú trọng đến các sản phẩm, dự án bạn đã thực hiện, tham gia. Portfolio được thể hiện ở dạng mô hình, hình ảnh, bản thảo,… với số lượng tùy thuộc vào quá trình hoạt động, làm việc của bạn hoặc yêu cầu của nhà tuyển dụng. |
Về hình thức | Không có bất cứ nguyên tắc nào cho nội dung CV nhưng CV nên ngắn gọn, súc tích (nên từ 1 – 2 trang là tốt nhất). | Lý lịch trích ngang chỉ nên là một phần nhỏ trong Portfolio còn lại các sản phẩm của bạn mới là chủ yếu và bạn cần chú ý đến phần này để thể hiện được các sản phẩm phong phú, màu sắc và ấn tượng nhất. |
Mặc dù đều là hồ sơ khi đi xin việc, ứng tuyển nhưng không phải vị trí và công việc nào cũng cần Portfolio. Thông thường, khi đi xin việc bạn đều cần phải có CV nhưng Portfolio thì chỉ cần trong một số lĩnh vực như thiết kế quảng cáo, truyền thông…
Những cách tiếp cận với nhà tuyển dụng qua Portfolio là gì?
Làm sao để nhà tuyển dụng biết được Portfolio của bạn? Một số cách tiếp cận với Portfolio thường được sử dụng là:
In ấn (bản cứng)
Đây là một trong những cách truyền thống nhất và cũng rất thông dụng nhất của mỗi người khi đi xin việc. Nếu chọn cách tiếp cận này, bạn cần chú ý đến chất lượng màu in, giấy in. Các thông tin và tư liệu cần được thể hiện rõ ràng bằng khổ A4. Tốt nhất bạn cần chú ý chỉn chu, ngắn gọn với những từ khóa để tạo ấn tượng, tránh quá nhiều chữ trên một trang. Một số trường hợp như Graphic Designer,…) thì chi phí cho một Portfolio là khá cao nên bạn có thể gửi Resume Online nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu nhé!
Bản PDF
Có thể chuẩn bị một bản Portfolio ở dạng PDF để có thể giảm dung lượng file trong khi vẫn giữ được chất lượng hình ảnh và các nội dung bên trong. Gửi bản PDF là một phương án dự phòng trong trường hợp không thể gửi file tài liệu bản cứng cho nhà tuyển dụng.
Portfolio trực tuyến
Portfolio trực tuyến là cách mà các Freelancer hoặc dân thiết kế thường dùng để thể hiện được trình độ và kỹ năng của mình. Bạn có thể tham khảo một số trang Web giúp tạo Portfolio trực tuyến nhanh chóng, đơn giản như: Dribble, Behance,…
Portfolio video
Đây là một trong những hình thức gây ấn tượng mạnh mẽ cho nhà tuyển dụng. Portfolio video thể hiện được sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và kỹ càng của bạn trong mắt người tuyển dụng và chắc chắn họ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Bạn có thể tạo Portfolio video tại Vimeo, Youtube hoặc trên Instagram, TikTok,…
Bí kíp tạo ấn tượng trong hướng dẫn làm Portfolio là gì?
Yêu cầu cốt lõi nhất của mỗi Portfolio là bạn cần thể hiện được năng lực qua các sản phẩm và dự án mà bạn đã thực hiện. Và cũng không có bất cứ quy tắc nào khi trình bày, bạn có thể thỏa sức sáng tạo của mình để tạo Portfolio.
Bạn có thể tham khảo một số trang Web tạo Portfolio hoặc trình bày đơn giản bằng PowerPoint như các bài thuyết trình. Một số lưu ý để có thể tạo Portfolio ấn tượng nhất mà chúng tôi tổng hợp được như sau:
“Khoe” những gì chọn lọc nhất
Có thể bạn đã có rất nhiều sản phẩm hoặc tham gia nhiều dự án trong quá trình học tập và làm nghề. Tuy nhiên, hãy ưu tiên chất lượng hơn là số lượng nhé! Chọn lọc những sản phẩm ưng ý, đẹp nhất để vừa tạo được Portfolio ngắn gọn mà vẫn ấn tượng nhất. Cũng không cần thiết phải đưa mọi thông tin chi tiết lên giao diện Portfolio chính. Bạn chỉ cần đặt một vài bức ảnh nổi bật cùng với các tiêu đề là đủ.
Nếu như chuyên ngành của bạn không liên quan lắm đến thiết kế đồ họa và bạn không biết cách thể hiện thì có thể nhờ (hoặc thuê) người làm giúp. Điều này giúp việc trình bày khoa học, trọng tâm và cân đối hơn. Một Portfolio tốt sẽ mang đến nhiều cơ hội trúng tuyển hơn. Và bạn có thể sử dụng Portfolio nhiều lần thì tại sao không “đầu tư” để nó được chỉnh chu nhất phải không nào?
Thường xuyên cập nhật và cách đa dạng Portfolio là gì?
Trình độ và khả năng của bạn chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian, tuổi đời với nghề. Vì thế, bạn cần phải thường xuyên cập nhật Portfolio của mình với các sản phẩm mới nhất, chất lượng hơn. Để lại những sản phẩm cũ để có sự so sánh sự tiến bộ và phát triển về tư duy, tay nghề của bạn nhé!
Tuy nhiên, nếu các sản phẩm trên 3 năm thì bạn cũng không nên để lại quá nhiều. Xu hướng về thiết kế và công nghệ thay đổi liên tục nên bạn hãy cho nhà tuyển dụng/đối tác của mình thấy bạn là người biết thích ứng và cập nhật thời cuộc.
Portfolio chỉ có 1 kiểu phong cách thiết kế có thể gây ra sự nhàm chán. Với công việc cần sự sáng tạo thì bạn nên đa dạng Portfolio để tránh “một màu” nhàm chán.
Nội dung và hình thức thể hiện cần song song với nhau
Các Portfolio nên có từ 10 – 20 sản phẩm/dự án khác nhau hoặc tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chú ý đến số lượng Portfolio cũng là điều khá quan trọng, ít quá thì không thể hiện đầy đủ năng lực của bạn, nếu nhiều quá khiến người xem mất sự tập trung vào những sản phẩm nổi bật nhất.
Ngoài ra, mỗi sản phẩm hoặc dự án cũng cần có ghi chú những thông tin quan trọng. Điều này giúp người xem nắm được quy trình thiết kế hoặc đánh giá được mức độ thành công của dự án đó.
Chung quy lại thì nhà tuyển dụng sẽ vẫn cần nội dung Portfolio hơn là cách bạn trình bày nó ra sao. Nhưng bạn vẫn cần lựa chọn cách trình bày, hiệu ứng để cho Portfolio trở nên sinh động và hấp dẫn hơn (nên cân nhắc để sử dụng cho phù hợp). Với một số lĩnh vực hoặc công ty, bạn có thể trình bày Portfolio bằng tiếng Anh. Nhưng hãy chú ý đến ngữ pháp và chính tả để không mắc các lỗi cơ bản nhé!
Tổng kết
Thực ra cách làm Portfolio không khó và bạn có thể tham khảo, nhờ sự trợ giúp của các mẫu Portfolio trên các Website, phần mềm. Vừa rồi là những thông tin cơ bản nhất về Portfolio mà bạn cần nắm được. Hy vọng những chia sẻ này của thietbimaycongnghiep.net đã giúp bạn hiểu được Portfolio là gì cũng như nắm được cách thể hiện Portfolio gây ấn tượng tốt nhất.