Psi là gì? Cách chuyển đổi từ Psi sang các đơn vị đo lường khác
Hiện nay, với hầu hết các thiết bị như đồng hồ đo áp suất, cảm biến đo áp suất,.. được biết đến là các thiết bị đo áp suất. Nhiều người làm trong các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật đều biết các đơn vị để đo áp suất rất nhiều như: Mpa, Pa, Kpa,… Bài viết này, sẽ giúp bạn biết thêm một đơn vị định lượng áp suất đó là Psi. Vậy Psi là gì? Nào, đi tìm câu trả lời ở ngay bài viết dưới đây nhé.
Contents
Định nghĩa Psi là gì?
Psi là cụm từ viết tắt của Pound per Square Inch và được hiểu theo nghĩa là trọng lượng trên đơn vị diện tích. Cách định nghĩa đầy đủ nhất là đơn vị đo áp suất theo tiêu chuẩn Mỹ. Cụ thể nước Mỹ, dùng đơn vị này là đơn vị đo áp suất chuẩn với các sản phẩm do nước này tự sản xuất. Bên cạnh đó, trên thế giới còn có rất nhiều đơn vị đo lượng áp suất khác nhau ví dụ Châu Âu (đơn vị Bar hay kg/cm2,…), châu Á (đơn vị Kpa, Mpa,..)
Bên cạnh đó, còn có Ksi và Psf là hai đơn vị được ứng dụng để đo áp suất trên 1 đơn vị diện tích. Ksi: là đơn vị đo áp suất của Mỹ, thể hiện các giá trị áp suất lớn hơn Psi. 1Ksi = 1000Psi
Psf: là đơn vị người Mỹ sử dụng trong đo áp suất. 1 Psi = 144 Psf
Chỉ số Psi thể hiện giá trị của lực tác động vào vị trí đo. Các giá trị thường gặp: 65 Psi, 125 Psi, 150 Psi, 300 Psi, 1000 Psi,.. Khi đồng hồ hiển thị giá trị Psi là 125 Psi, khi đó áp suất đang bị nén tới mức 125. Vì vậy ngoài tên gọi là chỉ số Psi thì những thông số được hiển thị còn được biết đến là áp suất Psi
Ứng dụng
- Trước hết Psi thường được ứng dụng trong việc đo áp suất của chất khí hoặc chất lỏng, các giá trị được thể hiện theo đơn vị Psi giống như thước đo độ bền của lực tức là thông qua chỉ số Psi bạn có thể biết được khả năng chống biến dạng và độ cứng của vật liệu.
- Trong các ứng dụng về đo áp suất khí và thủy lực, Psi chỉ ra những thông số giúp người đo có thể so sánh lực tác động lên bình chứa bằng hai chất lỏng tương đối.
- Là đơn vị áp suất được đo độ bền trong vật liệu và cũng là đơn vị được sử dụng trong ngành kỹ thuật liên quan đến nén khí và chất lỏng (thủy lực). Đơn vị này được coi như đồng hồ đo nhiên liệu khi dùng khi đo áp suất khí nén.
Cách chuyển đổi đơn vị PSI
Đối với những người làm trong phòng kỹ thuật thường xuyên phải tính các thông số áp suất, chính vì vậy ngoài việc nắm vững kiến thức Psi là gì thì các kỹ thuật viên cần phải thực hiện các thao tác tính toán cẩn thận tỉ mỉ. Trong phần này, bạn sẽ được hướng dẫn cách chuyển đổi đơn vị Psi một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Chuyển đổi đơn vị Psi sang các đơn vị khác
Trên thực tế, việc chuyển đổi từ đơn vị Psi sang các đơn vị đo áp suất khác rất khó hiểu và dễ bị nhầm lẫn. Nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị chính là “ chìa khóa” để việc tính toán của bạn trở nên dễ dàng hơn. Một số đơn vị được chuyển đổi thường xuyên với Psi như bar, mbar, Kpa, Pa, Mpa,…
1 Psi = 68.95 mBar
1 Psi = 0.0689 Bar
1 Psi = 0.0681 Atm
1 Psi = 6.895 kPa
1 Psi = 6895 Pa
1 Psi = 0.0704 kg/cm2
1 Psi = 0.000895 Mpa
Ngoài ra bạn có thể đổi đơn vị đo từ Psi sang đơn vị mmH2O, mmHg, in.Hg
Hướng dẫn cách đổi đơn vị
Để tiết kiệm thời gian, hiện nay bạn hoàn toàn có thể dựa vào bảng chuyển đổi đơn vị Psi có sẵn. Với bảng đơn vị này, bạn dễ dàng nhận thấy thang điểm được quy đổi từ Psi sang các đơn vị khác.
Để việc tính toán được chính xác theo bảng quy đổi bạn cần thực hiện những thao tác như sau:
- Bước 1: Bạn cần quan sát và tìm đơn vị bạn muốn quy đổi ở cột bên trái
- Bước 2: Tìm đơn vị muốn được quy đổi để ra kết quả cuối cùng
Lưu ý: bạn cần gióng thẳng giá trị cột dọc và hàng ngang, điểm giao của hai giá trị này chính là kết quả bạn cần.
Qua bài viết trên, đã giúp bạn hiểu hơn về đơn vị Psi, những câu hỏi thắc mắc như Psi là gì? Cách đổi đơn vị như thế nào đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ trong bài viết. Hy vọng ở những bài viết sau, chúng tôi sẽ được tiếp tục đồng hành cùng với bạn giúp bạn có những thông tin bổ ích trong cuộc sống.