Quy tắc an toàn khi lắp đặt và sử dụng cầu nâng ô tô 2 trụ
Với công dụng giúp nâng hạ ô tô lên xuống, cầu nâng 2 trụ đã trở thành một trợ thủ đắc lực và không thể thiếu trong các gara, tiệm sửa xe chuyên nghiệp, nhằm giúp quá sửa chữa và chăm sóc bảo dưỡng xe diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, để đạt được những hiệu quả như mong muốn và giảm thiểu các sự cố tai nạn có thể xảy ra thì đòi hỏi người sử dụng phải tuân thủ những quy tắc an toàn nhất định khi lắp đặt cũng như sử dụng.
Vậy những quy tắc an toàn khi lắp đặt và sử dụng cầu nâng 2 trụ đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Contents
Những vấn đề an toàn khi lắp đặt cầu nâng 2 trụ
– Chuẩn bị nền sàn đổ móng:
- Chiều cao bê tông tối thiểu phải đạt 12cm và để ít nhất 7-10 ngày sau khi đổ để bê tông được khô chắc hoàn toàn.
- Bê tông cần được gia cố bằng cốt thép với khả năng chịu lực trên 3000PA.
- Mặt nền bê tông phải phẳng, mức dung sai cho phép trong khoảng 10mm
- Tránh đặt cầu nâng trên nền bê tông có dấu hiệu bị nứt hoặc hư hỏng, đặc biệt không lắp đặt cầu nâng trên nền mà phía dưới có hệ thống tầng hầm khi chưa được sự đồng ý từ kỹ thuật viên.
- Khi đặt các cột trụ nâng cầu, cần tránh để bị nghiêng nhằm giúp quá trình vận hành giàn nâng không xuất hiện các hiện tượng rung lắc cũng như hiệu suất làm việc của cầu luôn được đảm bảo tốt nhất.
– An toàn khi lắp đặt cầu nâng:
Các vấn đề cần tiến hành kiểm tra trước khi lắp đặt:
- Kiểm tra các tác nhân gây cản trở: Trong khu vực làm việc của cầu nâng không nên có các tác nhân gây cản trở quá trình vận hành của thiết bị như chân cột, điện hoặc đường ống.
- Nền bê tông hỏng: Không nên lắp đặt thiết bị trên nền bê tông không đảm bảo độ dày và khả năng chịu lực hoặc có dấu hiệu bị nứt. Để tránh gặp phải sự cố này, bạn có thể dùng biện pháp khoan dò lỗ để xác định chiều dày của nền.
- Kiểm tra nguồn điện: Bạn cần đảm bảo sử dụng nguồn thích hợp nhất cho cầu nâng vận hành ổn định là 3 pha xoay chiều 380V/ 50Hz.
Phương pháp lắp đặt an toàn:
- Quá trình lắp đặt cầu nâng ô tô 2 trụ nên có sự chỉ dẫn hoặc tham gia hỗ trợ của người có chuyên môn, các kỹ thuật viên lành nghề đến từ các đơn vị bán cầu nâng ô tô uy tín.
- Đặt cầu nâng lên vị trí đã được xác định, giữ chân đế trùng với đường vạch dấu và ép thẳng xuống nền.
- Đặt chân trụ cầu vào các lỗ đã được định sẵn, khoan 6 lỗ vít tương ứng trên nền và tiến hành cố định chân trụ cầu bằng 6 con ốc vít.
- Thực hiện bơm đầy đủ lượng dầu thủy lực vào bình dầu của cầu (khoảng 10 lít)
An toàn khi sử dụng cầu nâng ô tô 2 trụ
– Chỉ người đã qua đào tạo hoặc được chỉ dẫn, có kinh nghiệm mới được phép vận hành cầu nâng.
– Trước khi sử dụng để nâng xe ô tô lên cao, người điều khiển cần thực hiện chạy thử không tải trước để kiểm tra khả năng vận hành của cầu, tránh xảy ra các lỗi kỹ thuật có thể gây tai nạn cho xe cũng như mọi người xung quanh.
– Không được vận hành cầu vượt quá tải trọng cho phép theo quy định từ nhà sản xuất. Mỗi sản phẩm giàn nâng đều đã được ghi rõ thông số vận hành trên thành cầu, vì vậy, người điều khiển cần lưu ý về vấn đề này.
– Khi đang có người ngồi trong ô tô hoặc có kỹ thuật biên đang làm việc gần khu vực cầu nâng, tuyệt đối không được vận hành cầu để đảm bảo an toàn cho con người cũng như thiết bị giàn nâng.
– Trong khu vực hoạt động của cầu nâng, tránh để các thiết bị khác hoặc linh kiện trong gara hoặc tiệm sửa xe làm cản trở quá trình nâng lên, hạ xuống của cầu.
– Trước khi cho ôtô tiến vào giàn nâng, cần phải dành một khoảng không đủ để ô tô xoay xở tự do mà không gặp phải trở ngại gì. Đừng để đâm phải càng nâng hoặc vật chướng ngại khác, bởi điều này có thể làm hư hỏng đến xe ô tô và chất lượng của cầu.
-Khi đưa xe vào giữa cầu nâng cần cho xe vào từ từ và khóa chặt càng nâng lại sao cho mâm chống của càng nâng tỳ đúng điểm nâng do nhà sản xuất chỉ định. Khi nâng cầu cần đảm bảo mâm chống của càng nâng đã được tỳ chặt và ô tô và nâng giàn nâng lên tới độ cao làm việc cần thiết.
– Các thợ sửa chữa và bảo dưỡng xe ô tô trước khi muốn làm việc dưới gầm cầu, đòi hỏi họ phải kiểm tra các chốt an toàn đã được khóa chặt chưa trước khi xuống gầm để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
– Sau khi đã tiến hành xong công việc bảo trì, bảo dưỡng và muốn hạ cầu nâng xuống, người điều khiển cần dọn sạch các thiết bị khác trong khu vực hạ cầu nâng.
– Hạ cầu nâng ô tô ở mức thấp nhất để cho xe ô tô ra khỏi cầu nâng ô tô 2 trụ.
Trên đây là những quy tắc an toàn khi lắp đặt và sử dụng cầu nâng ô tô 2 trụ nhằm giúp người dùng giảm thiểu tối đa những tai nạn và hư hỏng không đáng có khác có thể xảy ra. Hiện nay tại Yên Phát đang cung cấp rất nhiều loại cầu nâng như: cầu nâng 1 trụ (có cả Ấn Độ và Việt Nam), cầu nâng ô tô 2 trụ, cầu nâng cắt kéo, cầu nâng 4 trụ,…Nếu còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào thêm về vấn đề này, quý khách có thể tham khảo tại https://yenphat.vn/cau-nang.html hoặc liên hệ qua hotline 0912 370 282 để được nhân viên chăm sóc giải đáp nhanh chóng, chính xác và miễn phí.