Giải nghĩa tham sân si nghĩa là gì? Stt sân si ganh ghét
Tham sân si mạn nghi tà kiến là những thói hư tật xấu tồn tại trong mỗi con người mà chúng ta cần tránh. Trong những lời Phật dạy, để có thể sống an lạc, thanh thản thì chúng ta cần bỏ được những chấp niệm tham – sân – si trong chính tâm mình. Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về sân – si, thietbimaycongnghiep.net đã tổng hợp những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời quý vị tham khảo!
Contents
Tham sân si nghĩa là gì? Tạ sao cần bớt sân si?
Trong Tứ diệu đế, Đức Phật có nhấn mạnh rằng tất cả những nỗi khổ đau trên cuộc đời này suy cho cùng cũng đều phát sinh từ ham muốn, vô minh và sự tham – sân – si trong bản thân thúc đẩy mà thành. Nếu muốn tiêu diệt được nỗi khổ chỉ khi chúng ta loại trừ được nguyên nhân của nó và tham – sân – si chính là một trong số đó.
Tham sân si tiếng Anh lần lượt là “tham”: greed, “sân”: anger, “si”: delusion (trong đó, từ sân si tiếng Anh là gì thì từ này còn được viết là “angrily”). Đây là một trong những thuật ngữ có nguồn gốc trong các bài giảng pháp về Giáo lý của Đức Phật.
Sân – si là 2 trong 3 điều “tam độc” được Phật Thích Ca Mâu Ni nhắc đến, đều là những thứ có sẵn trong mỗi người, chỉ khác nhau ở chỗ có người có thể chế khắc chúng hoặc không.
Sân si có nghĩa là gì?
Sân là sự tức giận, dễ nổi nóng hoặc có thể dễ dàng sinh lòng thù hận với người khác nếu không được đáp ứng hoặc không có được thứ mình muốn. Đây là một trạng thái cảm xúc của con người, khiến cho người đó trở nên ích kỷ, dễ nổi nóng và có xu hướng cực đoan. Do vậy, nếu lòng “sân” nổi lên người ta có thể làm những điều trái với luân thường đạo lý hoặc tìm cách trả thù, hãm hại người làm mình ghét.
“Si” là sự si mê, u muội dẫn đến ngu dốt, không thể phân biệt đúng sai mà dựa trên cảm tính để đoán định, nhận xét về sự vật, hiện tượng. Chính bởi không suy xét đúng sai, lợi hại nên người đó có thể làm ra những việc có hại tới người khác hoặc hại chính bản thân mình. Chữ “si” khiến người ta không thể nhận ra được cái xấu đang gặm nhấm từ bên trong, lớn dần và dẫn tới những hành động sai trái, tội lỗi. Những người có chữ “si” thường rất bảo thủ, khó tiếp nhận ý kiến của người khác.
Sống sân si soi mói là là sự nóng nảy, ganh ghét, mê muội và mù quáng mà con người dễ dàng gặp phải. Những người mang lòng sân – si thường hay so sánh, ganh tị với thành công của người khác, rất bảo thủ, khó tiếp nhận ý kiến.
Sân si khẩu nghiệp là gì?
“Sân, si” thường là những tính cách trong con người và thể hiện ra bằng hành động. Nếu người đó khởi tâm việc ác và thể hiện ra bên ngoài sẽ tạo thành khẩu nghiệp. Mà theo quan điểm của Phật giáo thì khẩu nghiệp là một trong những nghiệp rất nặng của con người vì có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, khiến người khác tổn thương sâu sắc.
Khẩu nghiệp là nghiệp do miệng sinh ra, “lời nói đọi máu” cũng tức là như vậy. Một lời nói ra có thể làm tiêu tan sự nghiệp, hủy hoại cuộc đời của người khác nhưng cũng có thể làm rạng rỡ, giúp người ta đạt được thành tựu to lớn. Khẩu nghiệp hay không là ở chính mỗi người tự chọn và cũng cần trải qua quá trình rèn luyện để tốt hơn.
Tham là gì?
Không chỉ “sân si” mà “tham” cũng là một thói xấu có trong bản chất mỗi con người. Tham là lòng ham muốn, muốn những thứ không phải là của mình dẫn đến các hành động bất chấp để đạt được. Trong lòng tham át sinh ra sự ganh ghét, đố kị. Lòng ham muốn vô đáy sẽ lại chính là thứ đẩy con người đến bờ vực thẳm của tội lỗi.
Đức Phật có nhắc đến 3 thứ thường thấy của lòng tham đó là tham tiền tài vật chất, tham sắc dục và tham danh vọng. Bất cứ lòng tham nào cũng là khởi nguồn của những hành động sai trái.
Tìm hiểu nguồn gốc của tham sân si
Phật giáo luôn dạy người ta sống lương thiện, biết nhẫn nhục để hưởng được sự an lạc. Sự sân – si thường đi cùng với tham lam và hình thành nên bản tính ganh tị, u mê luôn cho mình là nhất, cứng đầu và bảo thủ.
Trong người để chữ “si” lấn át sẽ có “sân” và “tham”, người đó sẽ bị chữ “si” chinh phục mà làm mất đi chữ “tâm”, sau cùng lại chỉ thu về cảm giác ưu khổ cho tâm mình. Vì thế, người giác ngộ Phật giáo thường có thể đi ra khỏi “tam độc”: tham – sân – si nên tâm sẽ được an lạc, bớt khổ đau trong cuộc đời.
Bên cạnh “tham sân si” thì “mạn” và “nghi” cũng là những thói xấu mà Đức Phật nhắc đến. Theo đó, “mạn” là ngạo mạn, kiêu căng, luôn tự cho rằng bản thân là nhất, thường hơn thua, tự mãn và đây chính là căn nguyên sinh ra sự ghét bỏ, đố kỵ và phiền não, khổ đau cho con người. “Nghi là nghi ngờ, ngờ vực khiến cho suy nghĩ cứ quẩn quanh, không tìm được lối thoát, không thể nhìn xa, giam cầm chính sự phát triển của bản thân.
Biểu hiện của những người mang “tam độc” tham – sân – si
Người mang tham, sân, si trong người thường ở trạng thái u uất, ghen tị với những người xung quanh. Họ dường như không cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có, không hưởng thụ cuộc sống mà chỉ mải mê ganh tị thậm chí là cố gắng vượt quá sức chịu đựng của mình. Những người tham, sân, si thường không biết thế nào là đủ nên rất khó để có một cuộc sống đầy đủ, trọn vẹn và hạnh phúc.
Trong một xã hội tồn tại quá nhiều người mang tham, sân, si thì không thể phát triển. Từng người luôn đố kỵ, ganh ghét và vùi dập nhau để đạt được mục đích của mình thì sẽ kéo theo cả xã hội bị thụt lùi.
Từ những lý do trên, mỗi người đã có thể tự trả lời cho mình câu hỏi tham sân si hỉ nộ ái ố có tốt hay không. Trong bản ngã của ai cũng luôn mang 3 đức tính tham, sân, si nhưng tùy vào từng người mà đức tính ấy thể hiện ở các mức độ khác nhau.
Có người thể hiện ra bên ngoài, có người ẩn bên trong, có người biết tiết chế và đẩy lùi nhưng cũng có người lại để chúng thành bản năng,… Và điều “hơn người” đó chính là bạn có thể tiết chế chúng được hay không để tiến bộ, phát triển và có được cuộc sống hạnh phúc hơn.
Phải làm sao để có thể bớt sân si cho đời bớt khổ?
Hiện nay, sân – si được giới trẻ sử dụng phổ biến mặc dù không mang ý nghĩa gốc vốn có của nó. Sân – si với giới trẻ thường được dùng để nói vui đùa về những người thích quan tâm đến chuyện của người khác hoặc sân si soi mói về những chuyện mà mình không hiểu. (Ví dụ: tìm kiếm cụm từ “sân si cùng Misthy” trên mạng xã hội, ta sẽ được kết quả là hàng loạt video cô nàng streamer này “sân – si” với những người một cách hài hước, vui vẻ).
Nhưng dù là bạn sân – si ở đâu, sân – si như thế nào thì đây cũng là một trong những điều nên loại bỏ. Vậy làm sao để có thể loại bỏ nó trong cuộc sống và suy nghĩ của bản thân?
- Hãy luôn ghi nhớ tham – sân – si – mạn – nghi đều là những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới chính mình và những người xung quanh.
- Mỗi cá nhân là một cá thể khác nhau với các sở trường, sở đoản khác nhau tạo thành những kỹ năng và thành công riêng biệt. Cần biết bản thân là ai, những kỹ năng của mình là gì và thực hiện tốt nó thay vì “đứng núi này trông núi nọ”, ganh tị, ghen tức với người khác.
- Biết cách tôn trọng người khác, nhìn nhận sự vật, sự việc theo hướng đa chiều chứ đừng chỉ đăm đăm vào điểm tốt hoặc điểm xấu. Từ đó có thể cảm thông, thấu hiểu cho nhau giúp đỡ người cũng chính là giúp bản thân mình tốt đẹp hơn.
- Chỉ nên chú tâm vào công việc của mình, cố gắng để làm tốt nó. Đừng cố so sánh thành quả của mình với người khác mà cần học cách tôn trọng cố gắng và nỗ lực của chính mình.
Một số câu stt sân si ganh ghét đáng suy ngẫm
Sự đố kỵ, ghen tức thời đại nào cũng có, người nào cũng có, thậm chí nhiều người còn dấn thân quá mức vào nó đến độ u mê. Có thể tiết chế và làm chú được những cảm xúc này mới là bản lĩnh. Cùng tham khảo một số câu stt về sự tham – sân – si để cùng suy ngẫm và thay đổi bản thân mình ngày càng tốt hơn nhé!
- Những người sống trong sân – si chỉ biết ganh ghét, đố kỵ có khác gì những người mù? Họ không thể nhìn thế giới theo cách mà nó vốn có mà chỉ bóp méo đi mà thôi.
- Nếu càng lún sâu vào những sự đố kỵ thì bạn càng dễ đánh mất đi sự tôn trọng của người khác và niềm kiêu hãnh của chính mình.
- Kẻ mang tâm đố kỵ luôn so sánh bản thân với người khác một cách vô thức.
- Ai đang ghen ghét mình là họ thua mình, người muốn kéo mình xuống tức là đang ở dưới mình, kẻ nói xấu mình là vị họ sợ mình. Còn người mắng chửi mình là bởi họ kém hiểu biết, bởi vì họ không phải là mình thì cũng chẳng thể nào hiểu được mình.
- Nếu người nào đó đột nhiên không còn tốt đẹp như bạn vẫn thường nghĩ thì không hẳn là họ thay đổi. Có thể ngay từ đầu là bạn đã đánh giá sai về họ, họ ngay từ đầu đã không phải người tử tế, tốt đẹp.
- Một người sẽ không thể thành công nếu như không đi tiếp mà cứ đứng ném đá vào con chó bên đường vì tiếng sủa của nó.
- Đừng bao giờ sống trong sự ghen tị với sự trưởng thành, chín chắn của người khác. Đó rất có thể họ đã gặp nhiều người xấu, gặp nhiều khó khăn hơn bạn.
- Nếu như bạn chỉ xuất sắc một chút, sẽ có người ganh tị, ganh ghét với bạn. Nếu bạn xuất sắc hơn họ rất nhiều thì họ lại sẽ hâm mộ, ngưỡng mộ bạn. Đó chính là điểm khác biệt mà bạn cần biết.
- Bớt sân si với đời cuộc sống nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn vì mỗi người sẽ có cuộc đời riêng, cứ mải mê đố kỵ thì cái cuối cùng nhận được cũng chỉ là lún sâu vào khổ đau, bản thân cứ mãi ở đó trong khi mọi người và xã hội không ngừng phát triển.
- Những người thường xuyên nói xấu sau lưng ta thường tự cho bản thân là thanh cao và chỉ dùng những chuẩn mực đạo đức để giẫm đạp lên người khác. Kỳ thực người đó có thực sự tốt đẹp hay cũng chỉ là do ghen tỵ với ta?
- Hãy cẩn trọng với những lời nói xấu người khác bạn nghe được vì rất có thể đó cũng là những gì người khác nghe về bạn.
- Đố kỵ thường đến từ những kẻ ở dưới, những kẻ tầm thường nhất.
- Trong cuộc đời này ganh ghét sẽ được gì, thù hận nhau để làm chi? Trong cuộc sống này, sống sân si đời như ly không đáy. Mỗi người mỗi tính, chúng ta cần bao dung, bớt so bì tị nạnh, biết bản thân mình ở đâu, là ai thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn rất nhiều.
- Cuộc đời này sẽ dịu dàng hơn biết bao nếu như mỗi người biết đặt vào vị trí của nhau để thấu hiểu, cảm thông cho nhau.
- Con người khi ghen tức, ganh đua, hãm hại nhau cũng là một cách thể hiện trình độ, đẳng cấp của họ.
- Ganh tị, đố kỵ là cách nhanh nhất để tự hủy hoại bồ đề tâm của chính chúng ta. Khẩu nghiệp, sống sân si soi mói khiến những thiện nguyện công đức đã gây dựng biến mất trong chốc lát, tâm bồn chồn không yên ổn thì làm sao có được hạnh phúc?
- Sự đố kỵ thật sự rất ghê gớm, nó là thứ thầm lặng giết chết mọi mối quan hệ, giết chết mọi thứ tốt đẹp trong mỗi con người.
- Đố kỵ rất khó chữa mà lại có thể lây lan rất nhanh. Nó xâm nhập vào con người mà không ai hay biết và làm sứt mẻ, phá vỡ tình cảm và mối quan hệ của những người vừa là đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè,… của nhau.
- Những người bận rộn và thành công thường rất hiếm có thời gian rảnh rỗi để soi mói, so bì, nói xấu người khác sau lưng.
- Những gì mắt nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, những gì chính tai nghe được cũng chưa chắc đã đúng. Bởi vì lòng người khó đoán, miệng đời đồn thổi thường đã được dặm thêm mắm muối. Bớt sân si với đời mới là cách để bản thân an yên và nhìn đúng về cuộc đời nhất.
- Ích kỷ, sân si muôn đời nát/Khiêm tốn, nhường nhịn vạn kiếp sang
Lời kết
Những người biết hạn chế “tham – sân – si” thường là những người thành công, được nhiều người yêu mến. Nếu có thể, bạn hãy cố gắng để bớt sân si với đời để tìm được bình yên trong cuộc sống vốn xô bồ, nhiều bon chen này nhé!