Sensor máy ảnh là gì? Giải pháp chống nấm mốc sensor máy ảnh
Bạn đang thắc mắc không biết sensor máy ảnh là gì? Sensor máy ảnh nằm ở đâu? Hay cách vệ sinh sensor máy ảnh an toàn, không bị trầy xước. Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết ngày hôm nay, cùng theo dõi nhé.
Contents
Khái niệm sensor máy ảnh là gì?

- Sensor hay còn gọi là cảm biến máy ảnh, là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất của máy ảnh. Chi phí sản xuất cảm biến máy ảnh có khi chiếm ⅓ giá trị của máy (với cảm biến Full-frame).
- Cảm biến được xem như linh hồn của máy ảnh, yếu tố quyết định đến kích cỡ ảnh, độ phân giải ảnh, khả năng chụp, độ sâu trường ảnh, dải nhạy sáng, ống kính hay kích cỡ của toàn bộ chiếc máy ảnh (smartphone).
- Cảm biến máy ảnh là một thiết bị phần cứng nhỏ, có khả năng thu nhận ánh sáng và chuyển đổi những vật thể trên ống ngắm, màn hình LCD thành một bức ảnh.
- Hiện cảm biến có 2 loại mà bạn thường gặp nhất: CCD và CMOS:

- CCD là công nghệ được sử dụng lâu đời nhất trên máy ảnh số, có chất lượng chụp được đánh giá là hơn hẳn CMOS nhờ dải tần nhạy sáng, kiểm soát nhiễu tốt.
- Các loại máy ảnh du lịch giá rẻ hiện nay thường được sử dụng bộ cảm biến CCD nhưng nó lắp ráp khá khó khăn và điện năng tiêu thụ nhiều nên CMOS đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
Sensor máy ảnh bị mốc – nguyên nhân và cách khắc phục
Để sensor máy ảnh không bị trầy xước cũng như có ảnh tốt hơn thì việc vệ sinh rất quan trọng và nên được xử lý đúng cách. Cách an toàn nhất là bạn nên mang đến hãng máy ảnh uy tín. Bạn không nên tự tiện lau chùi sensor, nếu làm không đúng cách hay có sơ suất trong khi lau chùi, vệ sinh sẽ tiêu tốn hàng triệu đồng để thay thế, tệ hơn là phải mua máy mới.
Nguyên nhân dẫn tới nấm mốc
- Yếu tố giúp nấm mốc phát triển là thiếu ánh sáng mặt trời, nguồn dinh dưỡng, hơi ấm. Trong đó chất dinh dưỡng có thể đến từ nhiều nguồn như: khoáng chất sử dụng cho thấu kính, dấu vân tay, các tế bào chết, sợi sinh học… Việc tránh né gần như là không thể trong quá trình sử dụng.

- Độ ẩm cũng là yếu tố giúp nấm sinh trưởng. Thông thường nếu không có sự kết hợp với chất dinh dưỡng được đề cập ở trên thì hơi ẩm rất khó làm nấm phát triển. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn lại vô tình giúp chúng kết hợp với nhau. Ví dụ: Khi bạn thấy hạt bụi dính trên kính và thổi nó đi bằng miệng theo một thói quen. Điều này vô tình cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng phủ lên bề mặt thấu kính mà bạn không biết, đồng thời đẩy bụi vào bên trong thiết bị.
- Việc cất giữ các thiết bị ở chỗ tối như tủ, ngăn kéo, túi xách… thiếu ánh sáng mặt trời trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Cách phòng tránh cảm biến máy ảnh bị mốc

- Cất giữ thiết bị trong hộp chống ẩm hoặc tủ chống ẩm chuyên dụng, duy trì ở mức dưới 60% là được.
- Hạn chế vệ sinh thấu kính hay cảm biển bằng bình xịt khí nén bởi có thể đẩy tạp chất vào sâu bên trong. Thay vào đó hãy sử dụng các bóng khí kết hợp với khăn lau chuyên dụng.
- Hình thành thói quen vệ sinh thiết bị sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt là khi tác nghiệp ở khu vực nhiều bụi bẩn hay trời mưa. Hãy sử dụng các loại khăn không sợi để vệ sinh máy nhé.
- Nếu bạn là người có số lượng máy phong phú thì nên phơi định kỳ khoảng vài phút dưới ánh nắng mặt trời có cường độ vừa phải để tiêu diệt nấm mốc. Sử dụng xoay vòng thiết bị nếu có thể.
Đọc xong bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu sensor máy ảnh là gì. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa ra cho bạn một số giải pháp để phòng tránh nỗi ám ảnh mang tên nấm mốc. Thực tế chứng minh một khi đã bị mốc sẽ khiến chất lượng quang học và hiệu quả vận hành của ống kính, thân máy không còn được hoàn hảo như trước dù bạn có vệ sinh sạch sẽ đến đâu. Chính vì vậy “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” chính là tiêu chí mà bạn nên tuân thủ nhé.