Serverless là gì? Cách serverless hoạt động
Đôi lần bạn vào một trang web và bị báo server quá tải. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Câu trả lời là serverless. Serverless là gì? Cách hoạt động của Serverless là gì và ưu nhược điểm của nó là gì? Cùng thietbimaycongnghiep.net tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Serverless là gì?
Serverless là môi trường, nền tảng để thực thi các ứng dụng và dịch vụ mà không cần quan tâm tới máy chủ. Khi sử dụng Serverless người dùng không cần quan tâm tới các công việc phân bổ, quản lý tài nguyên hệ điều hành hay các vấn đề nâng cấp, bảo mật mà chỉ phải tập trung phát triển sản phẩm. Còn lại nền tảng này sẽ đảm nhiệm hết các vấn đề về vận hành. Điều khác biệt ở Serverless là bạn cần phải trả phí cho phần mình sử dụng.

Môi trường Serverless được cấu tạo từ 5 thành phần chính như sau:
– Authentication Service: là loại máy chủ mạng mà người dùng xác thực từ xa hoặc CNTT node kết nối với một ứng dụng hoặc dịch vụ.
– Product Database: tất cả các dữ liệu đều được chuyển tới kho quản lý. Các kho này sẽ được chia nhỏ ra cho khách hàng lẻ, từ đó tránh quá tải.
– Purchase Function: là tính năng do một nhà cung cấp khác. Những logic khác nhau đều được tách ra thành khối khác nhau. Đây cũng là cách tiếp cận rất phổ biến trong Microservices.
– Client: hay còn được gọi là máy khách.
– Search Function: một vài ràng buộc vẫn được server nắm như là chức năng tìm hiếm. Có thể gọi các API Gateway, những yêu cầu từ client, HTTP sẽ giúp lấy được dữ liệu từ kho và trả về cho người dùng.
Cách Serverless hoạt động
Có thể hiểu đơn giản Serverless là một mô hình điện toán đám mây, nhà cung cấp tự động quản lý, phân bổ cung cấp các loại máy chủ. Máy chủ sẽ giúp cho người dùng truy cập, giao tiếp với ứng dụng. Tuy nhiên việc quản lý máy chủ mất rất nhiều thời gian và phải cần đến sự hỗ trợ của các tài nguyên.

Bằng cách sử dụng Serverless các nhà phát triển có thể tập trung thiết kế mã ứng dụng đồng thời cũng khắc phục hiệu quả các lỗi xảy ra tại phần cứng máy chủ, bao gồm các lỗi bảo mật hay cập nhật phần mềm.
Ưu và nhược điểm Serverless
Ưu điểm Serverless
Một số lợi ích của Serverless có thể kể đến như sau:
– Không cần phải quản lý máy chủ: bạn không cần mất quá nhiều thời gian và công sức để có thể duy trì bất kỳ máy chủ nào. Vì thế, người dùng cũng không phải lo ngại bất cứ vấn đề nào về cài đặt, quản trị máy chủ hay nâng cấp.
– Có thể thay đổi quy mô linh hoạt: việc có thể thay đổi quy mô tự động bằng cách điều chỉnh dung lượng thông qua chỉnh đổi đơn vị sử dụng đơn giản hơn nhiều so với máy chủ độc lập.

– Độ sẵn sàng cao. Độ sẵn sàng ở đây là sẵn sàng tích hợp và tính đúng sai. Người dùng không phải tạo kiến trúc cho các khả năng này bởi các dịch vụ ứng dụng đã có cung cấp sẵn theo các kiểu mặc định. Ngoài ra, hỗ trợ người dùng chọn trung tâm dữ liệu ở một hoặc nhiều nơi để triển khai sản phẩm của mình dễ dàng hơn.
– Tiết kiệm nhiều chi phí. Sử dụng Serverless giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí bỏ ra để cấu hình, cài đặt, bảo trì máy chủ.
Nhược điểm Serverless
Ngoài ưu điểm, Serverless cũng có những nhược điểm khác như:
– Độ trễ: bản thân mô hình này đã gây nên độ trễ lớn trong quá trình phản hồi lại với các lệnh ứng dụng. Nếu như khách hàng yêu cầu hiệu suất cao, bạn cần sử dụng các máy chủ ảo phân bổ sẽ ưu việt hơn.
– Khả năng gỡ lỗi: việc giám sát và khả năng gỡ lỗi của Serverless còn gặp nhiều khó khăn. Việc không sử dụng tài nguyên máy chủ thống nhất dẫn đến các hoạt động đôi khi gặp nhiều trở ngại.

– Giới hạn bộ nhớ và thời gian: nhà cung cấp thường giới hạn mức tài nguyên cố định về bộ nhớ và cả thời gian thực thi. Giả sử thời gian thực thi tối đa 5 phút thì sau 5 phút, quá trình thực thi này sẽ bị ngắt. Bộ nhớ cũng sẽ được nhà cung cấp giới hạn bởi nhiều mức khác nhau.
– Phụ thuộc vào nhà cung cấp: người dùng không thể tùy ý chạy các phiên bản của phần mềm chính xác như bản thân mong muốn mà cần phụ thuộc vào bên cung cấp.
– Chi phí ngầm: chi phí này phụ thuộc vào nhà cung cấp có tính hay không tính. Ngoài ra còn có một số chi phí phát sinh khác như lưu trữ dữ liệu, lưu trữ mã nguồn, băng thông. Nếu người dùng không biết tối ưu đúng cách thậm chí còn xảy ra tình trạng chi phí ngầm cao hơn chi phí Serverless.
Sử dụng Serverless khi nào?
Có thể sử dụng Serverless trong một số trường hợp như sau:
– Website và APIs: bạn có thể xây được một trang web động hoặc bán tĩnh hay có thể là API. Thường người ta xây dựng Restful API với Serverless hoặc áp dụng cho Graphql.
– Xử lý đa phương tiện: Serverless Framework thích hợp dùng trong một số thao tác xử lý hình ảnh, các tác vụ video không có yêu cầu cao như giải nén, chuyển đổi mã video hay định dạng kích thước.

– Xử lý sự kiện: Serverless có thể đóng vai trò như cầu giao để thực hiện chuỗi các hành động khác nhau nếu chúng được kích hoạt theo từng sự kiện.
– Xử lý dữ liệu: tùy vào từng ngữ cảnh khác nhau để sử dụng các ứng dụng như ioT, Chatbox,.. Serverless được đánh giá là tương thích với mảng này là vì với Chatbox hay IoT chúng ta hoàn toàn không biết được bao giờ dữ liệu tới và khi nào cần nhận xử lý dữ liệu. Do đó chúng ta không cần phải xây dựng máy chủ chạy liên tục tránh lãng phí thời gian.
Như vậy, Serverless ra đời và trở thành cách giải quyết lý tưởng cho các bài toán server. Tất nhiên, không phải ứng dụng nào cũng hoàn hảo. Serverless cũng vậy, nó có các điểm mạnh và điểm yếu riêng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về Serverless từ đó đưa ra lựa chọn sử dụng hợp lý nhất.