Tìm hiểu sRGB là gì và các định nghĩa liên quan đến sRGB
sRGB là gì chắc hẳn sẽ có nhiều người khá lạ lẫm đối với thuật ngữ này. Tuy nhiên, đối với các nhiếp ảnh gia hay những người làm việc liên quan đến hình ảnh đều nắm khá rõ về vấn đề này. Vậy để giúp mọi người hiểu rõ hơn về sRGB chúng tôi sẽ đi tổng hợp lại những thông tin chi tiết, liên quan trong bài viết sau đây.
Contents
Các định nghĩa về sRGB
Khi nhắc đến sRGB mọi người thường có nhiều thắc mắc xung quanh như chế độ màu sRGB là gì hay sử dụng sRGB là gì? Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ phân tích, làm rõ những định nghĩa liên quan dưới dây.

Độ phủ màu sRGB là gì? Dải màu sRGB là gì?
Độ phủ màu hay dải màu được xem là một tập hợp con trong các màu sắc thực tế. Thường dùng biểu thị cho khả năng tái tạo màu sắc của thiết bị trong những công việc liên quan đến hình ảnh như: Nhiếp ảnh, đồ họa kỹ thuật số.
sRGB đã được áp dụng cho màn hình, internet và kỹ thuật in ấn vào năm 1996. Và đây được xem là dải mài truyền thống. Sau đó vào năm 1999, IEC đã được tiêu chuẩn hóa và trở thành dải màu phổ biến nhất với các màn hình hiện nay.
100 sRGB là gì? 99 sRGB là gì?
99 hay 100 sRGB chính là mức độ mà độ phủ màu, hay dải màu thể hiện lên màn hình. Để có thể mang tới những trải nghiệm tuyệt vời về màu sắc cho người xem thì màn hình có độ bao phủ màu 99, 100% là tốt nhất.
Bạn có thể xem được thông số này khi mua màn hình phổ thông khi bán ra trên thị trường. Thông số sẽ được in cụ thể trên bao bì và chủ yêu vẫn là sử dụng dải màu sRGB này.
Màn hình sRGB là gì?

Còn màn hình sRGB sẽ là điểm trình chiếu màu sắc, hay nói một cách đơn giản hơn thì nếu độ phủ màu càng lớn thì thì màn hình sRGB càng thể hiện màu rộng hơn, rực rỡ và đẹp mắt hơn.
Các chuẩn màu thường gặp nhất hiện nay
Sau khi nắm rõ được định nghĩa về sRGB là gì và những định nghĩa liên quan. Để tìm hiểu rộng hơn chúng tôi sẽ cập nhật thêm về các chuẩn màu như sau:
sRGB – Chuẩn màu truyền thống

Như chúng tôi đã nói ở trên, đây là dải màu truyền thống và phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù nó có độ bao phủ nhỏ nhất nhưng đối với những người sử dụng thông thường như: xem phim, giải trí, chơi game thì dải màu này đã cho mọi người có được những trải nghiệm cực kỳ tuyệt vời rồi.
Adobe RGB – Đồ họa, in ấn
Kỹ thuật càng ngày càng phát triển, yêu cầu về độ sắc nét của màu sắc trong hình ảnh cũng vì thế mà tăng lên. Đáp ứng nhu cầu này tập đoàn phần mềm Adobe đã công bố chuẩn màu Adobe RGB vào năm 1998. Với bước đột phá ấn tượng là dải màu lớn hơn rất nhiều so với sRGB trước đó.

Chính sự đột phá này mà chuẩn màu Adobe đã được ứng dụng phổ biến hơn trong công nghệ in ấn và đồ họa kỹ thuật số. Và cũng chỉ có những màn hình chuyên dụng cho đồ họa mới có thể đạt được tối đa độ phủ màu của chuẩn màu này. Do đó, những chuyên gia đồ họa đều trang bị cho mình những màn hình chuyên dụng để làm việc.
DCI-P3- Chuẩn màu điện ảnh
Cuối cùng, mãi đến năm 2010 thì SMPTE đã giới thiệu chuẩn màu mới đó là DCI-P3. Chuẩn màu này được dùng trong công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ và đặc biệt là có độ phủ màu nhỏ hơn sRGB và Adobe RGB. Hiện nay, không chỉ được sử làm làm tiêu chuẩn cho ngành điện ảnh mà chuẩn màu DCI-P3 này lại được sử dụng cho những màn hình gaming cao cấp. Nhằm mục đích đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho các game thủ.

Hơn nữa vì DCI-P3 là chuẩn màu của điện ảnh Mỹ nên những màn hình trang bị chuẩn màu này đều rất tối ưu cho những hình ảnh trong các bộ phim. Nếu sử dụng màn hình 4K và có độ phủ màu DCI-P3 trên 90% chắc chắn sẽ mang lại cho người xem những hình ảnh cực kỳ mãn nhãn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chuẩn màu sRGB và những chuẩn màu phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn khi lựa chọn màn hình trang bị chuẩn màu phù hợp nhất với yêu cầu công việc hay mục đích lựa chọn của mình. Cảm ơn các bạn đã đọc tin.