Tham ô là gì? Sự khác biệt giữa tham ô và tham nhũng
Có lẽ chúng ta đã không còn xa lạ với thuật ngữ “tham ô”, bởi đây là loại tội điển hình được thấy rất nhiều ngày nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đã hiểu rõ về tội danh này, thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn tham ô với tham nhũng. Bài viết dưới đây hãy cùng với thietbimaycongnghiep.net đi tìm hiểu tham ô là gì, phân biệt tham ô và tham nhũng nhé!
Contents
Tham ô là gì? Tội tham ô tài sản là gì?
Tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, địa vị, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản mà mình đang có trách nhiệm quản lý. Người phạm tội là người thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Theo đó, tội tham ô tài sản được coi là một trong những tội tham nhũng đã được quy định rõ ràng trong Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
Điều 353. Tội tham ô tài sản
- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt những tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp sau đây, bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- a) Đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi này nhưng vẫn tái phạm;
- b) Đã từng bị kết án về một trong các tội được quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tù từ 07 đến 15 năm tù:
- a) Có tổ chức;
- b) Dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt;
- c) Phạm tội 02 lần trở lên;
- d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền hay tài sản dùng vào mục đích trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; xóa đói, giảm nghèo; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền và tài sản trợ cấp, quyên góp cho vùng bị dịch bệnh, thiên tai hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
- e) Gây thiệt hại lớn về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng
- g) Ảnh hưởng xấu tới đời sống của cán bộ, công, viên chức và người lao động trong tổ chức, cơ quan.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, sẽ bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- a) Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- b) Gây thiệt hại lớn về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
- c) Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội;
- d) Dẫn đến doanh nghiệp hay tổ chức khác bị phá sản hoặc bị ngừng hoạt động.
- Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc bị tử hình:
- a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị 1.000.000.000 đồng trở lên;
- b) Gây thiệt hại về tài sản từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn bị cấm không được đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.
- Người có chức vụ và quyền hạn trong các doanh nghiệp hay tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Dấu hiệu pháp lý về tội tham ô tài sản

– Về khách thể: là những mối quan hệ xã hội liên quan đến các hoạt động của cơ quan tổ chức, doanh nghiệp hay tổ chức nước ngoài có hành vi làm ảnh hưởng xấu, gây mất uy tín, làm suy yếu,… đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này, từ đó làm cho nhân dân mất dần niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
– Về khách quan: hành vi tham ô tài sản là một hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn bản thân nhằm chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp tới chức vụ và quyền hạn của người phạm tội.
– Về chủ thể: chủ thể phạm tội tham ô tài sản là những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà nước, tổ chức ngoài nhà nước, từ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
– Về chủ quan: Người phạm tội thực hiện các hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức được rõ hành vi bản thân là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước được hậu quả nhưng vẫn cố ý thực hiện.
Xử phạt hành vi tham ô tài sản
Đối với các hành vi tham ô tài sản ở cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp trong mức cấu thành cơ bản của tội, người phạm tội có thể bị xử lý với khung hình phạt khoảng 2 đến 7 năm tù. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cấu thành tăng nặng hay nhẹ mà mức phạt cũng có thể lên tới 20 năm tù, tù chung thân hay thậm chí là tử hình.

Ngoài ra, những người bị phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm các chức vụ nhất định trong khoảng 1-5 năm và có thể bị phạt hành chính từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng và bị tịch thu một phần hoặc bị tịch thu toàn bộ tài sản.
Việc áp dụng các hình phạt bổ sung đối với người phạm tội tham ô tài sản giúp hỗ trợ hình phạt chính, tăng khả năng trừng trị, giáo dục, răn đe họ về ý thức tuân thủ pháp luật và những nguyên tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ lại tái phạm tội mới. Đồng thời cũng giáo dục cho người khác tôn trọng pháp luật, biết phòng ngừa và đấu tranh để chống tội phạm.
Phân biệt khái niệm tham ô và tham nhũng
Tham nhũng là gì?
Trước tiên để tìm được điểm khác biệt giữa tham ô và tham nhũng cần phải hiểu thêm được tham nhũng là gì.
Tham nhũng là hành vi những người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó của họ để vụ lợi. Cụ thể, căn cứ theo khoản 1, điều 3 trong Luật phòng chống tham nhũng 2018 đã đưa ra khái niệm tham nhũng.

Những người có chức vụ và quyền hạn là người đã được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, hợp đồng hay do một hình thức khác. Họ có hưởng lương hoặc không hưởng lương và được giao nhiệm vụ, công vụ nhất định, có quyền hạn nhất định khi thực hiện nhiệm vụ công vụ đó. Cụ thể bao gồm:
+ Cán bộ, công viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức và viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an ở trong cơ quan hay đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Người đại diện phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Người giữ các chức danh hay chức vụ quản lý ở trong doanh nghiệp, tổ chức;
+ Những người được giao việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong lúc thực hiện các nhiệm vụ, công vụ đó.
Vụ lợi chính là việc những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ và quyền hạn của họ nhằm đạt các lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
Phân biệt chính xác tham ô và tham nhũng
Tiêu chí | Tham ô | Tham nhũng |
Bản chất | Thuộc một trong những hành vi tham nhũng. Đây là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. | – Là hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn trực tiếp hay thông qua trung gian để nhận lợi ích hay làm một việc nào đó vì lợi ích, hoặc theo yêu cầu người đưa hối lộ. – Tham nhũng cũng bao gồm cả hành vi tham ô. |
Đối tượng của hành vi | Các tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý | – Đối tượng tài sản mà mình đang có trách nhiệm quản lý. – Đối tượng là tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ yêu cầu. |
Mục đích | Chiếm đoạt tài sản | – Chiếm đoạt tài sản – Làm hoặc không làm điều gì đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu người đưa hối lộ. |
Các yếu tố tác động tới việc thực hiện hành vi | Tự bản thân người phạm tội thực hiện hành vi một cách cố ý | – Tự bản thân chủ thể thực hiện hành vi cố ý, trực tiếp hay là trung gian làm theo yêu cầu người đưa hối lộ. |
Có thể thấy được rằng hiện nay xuất hiện không ít những vụ tham ô tham nhũng từ nhà nước đến các công ty tư, chẳng hạn như kế toán tham ô, hiệu trưởng tham ô, tham ô tại các trường đại học,… Đây đều là những hành vi sai trái cần phải lên án, trừng trị thích đáng.
Trên đây là những thông tin về tham ô. Mong rằng thông qua bài viết trên các bạn đã hiểu chính xác tham ô là gì, từ đó biết cách phòng tránh, chung tay chống lại hành vi tham ô để góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.