Transistor mosfet là gì? Đặc điểm của Transistor mosfet
Transistor mosfet là gì? Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất từ quý độc giả, các bạn quan tâm đến ngành kỹ thuật nhưng không hề biết Transistor là gì? Đó quả là một thiếu sót lớn, để giải đáp câu hỏi đang được nhiều người quan tâm. Hôm nay chúng tôi sẽ có câu trả lời về transistor mosfet và những vấn đề xoay quanh nó. Bây giờ, cùng đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Contents
Transistor mosfet là gì?
Để hiểu được thuật ngữ “transistor mosfet” ta cần hiểu cắt nghĩa của hai từ “transistor” và “mosfet” là gì?
- Transistor hay còn gọi là tranzito là một linh kiện bán dẫn chủ động, được sử dụng để khuếch đại hay khóa điện tử.
- Mosfet là từ viết tắt của cụm từ “Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor” nó là một transistor đặc biệt có cấu tạo và hoạt động khác với tranzito thông thường.
Vậy Transistor mosfet là gì? Nó là một transistor hiệu ứng thường, là một linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp cho khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu.
Loại transistor này có khả năng đóng nhanh các dòng điện và điện áp khá lớn nên được sử dụng nhiều trong các bộ dao động tạo ra từ trường. Dòng điện là dòng điện biến thiên do các đóng ngắt nhanh, nó thường được thấy ở các bộ nguồn xung và các mạch điều khiển điện áp cao.
Đặc điểm của Transistor mosfet là gì?
Mosfet được xây dựng dựa trên các lớp chuyển tiếp Oxit kim loại và bán dẫn. Hiện nay có 2 loại mosfet thông dụng đó là:
- N – Mosfet: Hoạt động khi nguồn điện Gate là 0 (zero), các electron bên trong vẫn tiến hành hoạt động cho đến khi bị tác động bởi nguồn điện Input
- P- Mosfet: Các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế vào Gate
Cấu tạo
Nó thường có cấu trúc bán dẫn và cho phép người dùng có thể điều khiển bằng điện áp với dòng điện điều khiển cực nhỏ nhất định. Trong phần này, chúng ta tìm hiểu cấu tạo của mosfet kênh N.
- G (gate): là cửa cổng, G là cực điểm điều khiển được cách ly hoàn toàn với cấu trúc bán dẫn bởi lớp dung môi. Tuy nhiên, nó lại có độ cách điện vô cùng lớn.
- S (source): là cực nguồn
- D (drain): là cực máng có nhiệm vụ đón các hạt mang điện
- Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và điện trở của cực G với cực D là vô cùng lớn. Điện trở giữa 2 cực D và S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G và cực S
- Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở rất lớn. Trường hợp UGS >0 từ đó hiệu ứng từ trường làm cho điện trở RDS giảm, điện áp UGS càng lớn thì điện trở RDS càng nhỏ.
Nguyên lý hoạt động
Transistor mosfet hoạt động ở 2 chế độ là đóng và mở. Chính vì vậy, khi một phần tử là các hạt mang điện cơ bản nên mosfet có thể đóng cắt với tần số rất cao. Để đảm bảo thời gian đóng cắt ngắn thì việc điều chỉnh lại là vấn đề quan trọng
Mạch điện tương đương của mosfet, việc thực hiện quy tắc đóng mở phụ thuộc vào các tụ điện ký sinh trên nó. Cụ thể là:
- Đối với kênh P: Nguồn điện áp điều khiển mở mosfet là Ugs 0, dòng điện sẽ đi từ cực S đến cực D
- Đối với kênh N: Dòng điện áp điều khiển mở mosfet là Ugs >0, khi đó điện áp điều khiển đóng là Ugs ≤0, khi đó dòng điện sẽ đi từ cực D xuống cực S.
Và để đảm bảo thời gian đóng mở là ngắn nhất, với mosfet sẽ quy định kênh N điện áp khóa là Ugs = 0V, kênh P thì Ugs ≈0
Ứng dụng của Transistor mosfet
Cùng với sự phát triển của những công nghệ bán dẫn, linh kiện điện tử mosfet được sử dụng rộng rãi trong các bo mạch điện tử, chip xử lý,.. một số chức năng của mosfet được ứng dụng trong các thiết bị như sau:
- Bộ khuếch đại mosfet sử dụng trong các ứng dụng vô tuyến với tần số cao
- Hoạt động thụ động giống như một điện trở, tụ điện và cuộn cảm
- Điều khiển công suất động cơ DC
- Mosfet có tốc độ chuyển mạch cao nên là l thiết kế lý tưởng tạo nên mạch chopper
- Cảm biến của nó được sử dụng trong việc hiển thị các thông số vật lý, sinh học, hóa học,… hoặc trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng
- Bên cạnh đó, sự ra đời của mosfet đã cho phép bóng bán dẫn tham gia vào thành phần của lưu trữ bộ dữ liệu,…
Nhìn chung, bài viết này đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về một loại linh kiện bán dẫn, được dùng phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật đó là mosfet. Bài viết đã giúp bạn hiểu “transistor mosfet là gì”, gợi ý cho bạn những ứng dụng của mosfet trong thực tế là như thế nào? Chúng tôi mong muốn được giải đáp tất cả những thắc mắc từ các bạn, đừng quên để lại chia sẻ và đóng góp bên dưới bài viết nhé.
Tham khảo thêm các bài viết khác: