Tụt mood là gì? Làm thế nào để khôi phục trạng thái vui vẻ khi bị tụt mood?
Tụt mood là gì? Hai từ này thường xuyên được sử dụng phổ biến trong các trang mạng xã hội của giới trẻ hiện nay. Mặc dù có mức độ phổ biến cao nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa mường tượng được ý nghĩa của hai từ “tụt mood” ra sao. Vì thế hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời bạn nhé.
Contents
Tụt mood là gì?
Vậy thì tụt mood là gì nhỉ? Trong tiếng Anh, từ mood mang theo ý nghĩa biểu trưng của những cảm xúc không quá mãnh liệt, nó thưởng chỉ một loại cảm xúc của con người. Ví dụ nếu tâm trạng hôm nay của bạn rất vui vẻ bạn có thể dùng “I’m in a good mood today”, và ngược lại nếu tâm trạng của bạn hôm nay không tốt và khó chịu thì người ta sẽ dùng “I’m in a bad mood”. Mood có thời gian đến và đi không có định, nó có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày.
“Tụt mood” (đọc là tụt mút) là từ ghép mà các bạn trẻ ghép vào sử dụng để biểu trưng một cách hài hước để nói về tâm trạng mất hết hứng thú, chán nản và buồn rầu.
Nhiều người lúc này sẽ thắc mắc là tại sao lại dùng “mood” hơn dùng “feeling”. Thì cơ bản từ “feeling” thường là từ dùng để diễn tả một cảm giác mà đích thân người dùng đã trải nghiệm qua mới có, ví dụ cảm thấy đau đớn là “feeling of pain”, cảm thấy vui vẻ sau khi nghe một câu chuyện nào đó là “a feeling pleasure” hoặc cảm thấy buồn ngủ là “feel sleepy”…
Lý do quan trọng thứ hai khiến chúng ta sử dụng từ “mood” thay cho “feeling” chính là việc phát âm hai chữ “tụt mood” nó thuận miệng hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây ra việc tụt mood
Nguyên nhân gây ra tụt mood thì vô vàn, stress trong công việc, stress trong cuộc sống, những áp lực và những nỗi lo khác nhau của con người luôn có thể khiến tâm trạng của bạn tụt dốc không phanh. Ngoài ra tụt mood cũng hay được sử dụng để biểu đạt tâm trạng mất hết hứng thú đột ngột, ví dụ trong một cuộc nói chuyện vui vẻ với bạn bè thì đột ngột có một câu chuyện hay ai đó cắt ngang cuộc nói chuyện, khiến tâm trạng của bạn đi xuống.
Với giới trẻ chúng ta, nguyên nhân gây nên tâm trạng tụt mood có thể do những điều sau đây.
Stress
Nguyên nhân chính gây ra việc tâm trạng của bạn đi xuống một cách thảm hại, đó có thể áp lực đến từ việc học hành thi cử, áp lực từ việc chạy deadline, áp lực đến từ gánh nặng lo cơm áo gạo tiền…khiến bạn nhiều lúc muốn chối bỏ tất cả và chạy trốn khỏi hiện thực.
Stress là vấn đề không của riêng ai, ai cũng có thể bị stress, điều này gia tăng áp lực tâm lý khiến sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể xác đều bị ảnh hưởng. Điều quan trọng lúc này là bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn và không nghĩ ngợi quá nhiều, lấy lại phong độ sớm để có thể nhanh chóng chống chọi với những “sóng gió” ngoài kia nhé!
Mất định hướng
Một dạng “tụt mood” hay gặp của người trẻ tuổi khi bước vào đời, khi mà hiện thực cuộc sống làm mài mòn những “giấc mộng” màu hồng khi xưa. Các bạn cảm thấy không biết nên làm gì tiếp theo, lo lắng tương lai mình sẽ phải làm gì, tâm trạng chán nản và thất vọng về bản thân khiến tâm trạng của bạn tụt xuống.
Cuộc sống không còn hứng thú
Đôi khi trong một thời gian nào đó, bỗng dưng bạn cảm thấy chán ghét cái cuộc sống hiện tại của mình, bạn thấy mình không có động lực để bắt tay vào làm bất cứ điều gì, bạn ghét cuộc sống lặp đi lặp lại đơn điệu hàng ngày…tóm lại là bạn cảm thấy cuộc sống chẳng còn điều gì có thể làm cho bạn vui.
Cách giải quyết tốt nhất chính là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi và buông thả đầu óc, hoặc tự đột phá bản thân theo cách mà bạn muốn nhé.
Nhạy cảm
Với những người nhạy cảm bẩm sinh thì việc tâm trạng “tụt mood” rất dễ gặp. Chỉ là bị nói nặng lời một câu là buồn, chờ mãi thấy người thương không trả lời tin nhắn cũng suy nghĩ đủ thứ…cảm xúc của những người nhạy cảm rất dễ bị dao động và lúc nào cũng có thể rơi vào tâm trạng “tụt mood”.
Tự ti về bản thân
Câu nói “không có so sánh, không có tổn thương” không phải tự dưng sinh ra. Việc so sánh xuất thân, so sánh về năng lực làm việc của bản thân với những người khác đều là những nguyên nhân khiến bạn tự ti về bản thân và tụt mood. Đôi khi chính sự đố kỵ trong con người chúng ta với những người kia cũng gây nên các áp lực đến tinh thần, khiến cho ý chí phấn đấu của bạn bị sụt giảm. Nhiều lúc không thể kiềm chế sự xấu tính bằng cách chăm chăm bắt lỗi để thoả mãn tinh thần của bản thân.
Luôn nhớ rằng không có ai được quyền lựa chọn xuất thân của mình cả và mỗi người chúng ta để có thế mạnh riêng, khai phá tiềm năng và tích cực khám phá bản thân nhiều hơn bạn nhé.
Quá để ý và kỳ vọng của người khác
Đôi khi việc quá để ý cảm xúc và kỳ vọng của người khác khiến bạn lệ thuộc tâm trạng của mình vào họ. Đến khi bản thân người ta lại không đạt được kỳ vọng mà mình đặt ra khiến bạn cảm thấy thất vọng và tụt mood, đừng quá sống vì con mắt của người khác.
Làm thế nào để khôi phục trạng thái vui vẻ khi bị tụt mood?
Khi bị tụt mood nên làm gì để khôi phục lại trạng thái vui vẻ nhỉ, bạn có thể tham khảo những cách sau đây để thăng mood nhé.
Luôn giữ thái độ lạc quan
Thay vì đặt ra những suy nghĩ tiêu cực khi nhắc đến thất bại, chúng ta nên đổi cách nghĩ sang một phương hướng khác tốt đẹp cũng như bình tĩnh để giải quyết từng “nút thắt” một trong vấn đề mà bạn mắc phải. Bạn cũng có thể nhận lời khuyên và sự an ủi từ những người người có kinh nghiệm trước đó hoặc những người thân quen.
Theo dõi sự thay đổi tâm trạng của bản thân
Để tránh việc “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” thì bạn nên theo dõi cũng như tâm trạng của bản thân biến đổi hàng ngày ra sao. Chuyện nào sẽ khiến bạn vui nhất, chuyện gì khiến bạn khó chịu nhất. Bằng cách tự đánh giá này, bạn sẽ có thể tìm hiểu được nguyên nhân gây ra sự tụt mood của bản thân và dễ dàng trong việc tìm ra giải pháp giải quyết cho vấn đề đó.
Liên kết với mọi người, tạo dựng và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp
Con người không bao giờ nên sống một mình. Nếu tự bản thân cảm thấy mệt mỏi và khó có thể tự mình thăng mood, hãy một lần dựa vào những người xung quanh bạn nhé. Việc gìn giữ những mối quan hệ tốt đẹp nên là điều mà bạn nên duy trì thường xuyên để những cô đơn và khó khăn trong cuộc sống không còn quá nặng nề nữa.
Việc chia sẻ cũng như giải tỏa cảm xúc bản thân ra bên ngoài nên là điều bạn cần làm, để áp lực luôn được giải phóng và không tạo ra gánh nặng cho tâm lý. Bạn cũng có thể giúp bạn bè mình vượt qua những nỗi buồn và gánh nặng chỉ với việc chia sẻ và trò chuyện cùng họ.
Xây dựng lối sống và thói quen tốt cho bản thân và tinh thần
Việc tâm trạng lên xuống thất thường một phần cũng cơ thể gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến mood của bạn. Hãy cố gắng tạo một lối sống khoẻ mạnh, ăn đúng bữa – ngủ đúng giờ. Dưỡng cho thân thể khỏe mạnh để tinh thần luôn có thể lạc quan.
Ngoài ra bạn nên học cách chấp nhận việc thất bại, không suy nghĩ quá nhiều, biết lập ra những kế hoạch từ nhỏ đến lớn theo khả năng của bản thân, không quá tiêu cực với những thay đổi trong cuộc sống.
Nghỉ ngơi và thư giãn
Dường như là cách hiệu quả và giải quyết tạm thời những áp lực khiến bạn tụt mood nghiêm trọng. Hãy làm những điều bạn thích ngay bây giờ, nghe một bản nhạc vui vẻ yêu thích, đọc một quyển sách hoặc xem một show truyền hình giải trí nào đó…miễn sao tinh thần của bạn có thể thả lỏng một cách tự nhiên nhất.
Khi tinh thần được thả lòng, những khó khăn mà bạn đau đầu để tìm giải pháp có lẽ sẽ được bất chợt nghĩ ra trong thời gian này đấy.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu tụt mood là gì, nguyên nhân gây ra và cách khắc phục trạng thái tụt mood hiệu quả nhất. Sau tất cả thì quan trọng nhất vẫn là chính bản thân bạn phải vững vàng và tâm lý mạnh mẽ để có thể chống chọi được với những sóng gió của cuộc sống.