Cách xử lý xe bị trầy xước nặng và nhẹ HIỆU QUẢ
Tình trạng xe bị trầy xước nặng khi tham gia giao thông là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên để có thể xử lý những vết xước này một cách đơn giản, nhanh chóng thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những chia sẻ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc, hãy tham khảo ngay nhé.
Contents
Cách xử lý xe ô tô bị trầy xước nặng
Nguyên nhân khiến xe ô tô bị trầy xước

- Nguyên nhân chủ quan
– Nguyên nhân này đến từ phía tài xế, trong quá trình lái xe có gây ra va chạm với những phương tiện khác khiến xe bị xước hoặc bong tróc phần sơn bên ngoài.
– Rửa xe không đúng cách hoặc sử dụng hóa chất tẩy rửa không chuyên dụng có thể khiến xe bị xước, bay màu sơn và không còn độ sáng bóng như trước.
- Nguyên nhân khách quan:
– Đây là những tác động của yếu tố bên ngoài, không thể kiểm soát được như: áp lực không đều, dung môi khô nhanh, tỷ lệ sơn không phù hợp…
– Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: xác côn trùng dính lên xe có tính axit cao có thể làm mòn và bong tróc sơn xe hay bạn thường xuyên đi qua những nơi nhiều khói bụi, tro tàn… khi kết hợp với khí nước sẽ làm hư hỏng lớp sơn.
- Cụ thể một số trường hợp gây xước xe ô tô:
Sườn xe bị gương, tay phanh xe 2 bánh quệt vào

– Trường hợp này khá phổ biến do xe máy dễ luồn lách và việc gây ra và quệt là điều không tránh khỏi.
– Để hạn chế tính trạng này lái xe hãy bám sát vào đường phân cách cứng hoặc lề đường ở làn mà ô tô được phép đi. Hoặc bạn cũng có thể để một khoảng trống để xe hai bánh có thể thoải mái di chuyển.
Xe ô tô quệt vào giá để chân xe máy
– Rất nhiều xe máy khi di chuyển trên đường thường xòe giá để chân ra mặc dù không có người ngồi sau. Tài xế ô tô thường không nhìn thấy chướng ngại vật ở tầm thấp này hoặc khi tắc đường các xe máy thường vượt ô tô dẫn tới những va quệt gây tróc sơn xe.
– Để xử lý tình trạng này tài xế ô tô không nên đi quá sát xe hai bánh để tránh tình trạng va quẹt cũng như phòng trường xe hai bánh loạng choạng ngã vào xe.
Quệt vào ống xả xe máy

– Ở các vị trí ngã tư hay khúc cua, xe máy thường xuyên vượt mặt ô tô dẫn đến cản trước bên lái ô tô có thể quệt vào ống xả của xe. Hay khi dừng đèn đỏ ô tô không giữ khoảng cách với xe phía trước dẫn tới va chạm.
– Để giảm thiểu tình trạng trầy xước cũng như giữ an toàn các lái xe cần chú ý quan sát xe máy đang đi ngang đầu xe, luôn giữ khoảng cách với xe máy khi dừng đèn đỏ…
Xe máy đâm vào cản sau xe ô tô
– Các tài xế xe máy luôn bám sát đuôi ô tô vì nghĩ có thể di chuyển nhanh hơn và đỡ kẹt đường. Tuy nhiên nó lại gây nguy hiểm cho cả 2 phương tiện nếu ô tô phanh gấp có thể khiến xe máy đâm vào đuôi xe gây ra hư hại hoặc xe máy sẽ bị cản trở tầm nhìn gây ra va chạm với các phương tiện khác.
– Để giải quyết vấn đề này các tài xế cần tập trung lái xe, quan sát tình hình giao thông để tránh những pha phanh đột ngột, giữ khoảng cách với các xe đi trước và hai bên sườn.
Cách xử lý khi xe ô tô bị trầy xước nhẹ
Với những vết trầy xước nhẹ ở vỏ ngoài, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý bằng những dụng cụ đơn giản, các bước thực hiện như sau:
- Xác định rõ vết trầy xước

– Bề mặt xe ô tô rất dễ bị trầy xước nếu xảy ra va chạm nhẹ hoặc bị vật gì đó cọ xát vào. Tuy nhiên có khi nó cũng chỉ là vệ bẩn nên bạn cần sử dụng một chiếc khăn mềm đã được nhúng nước ấm, lau sạch xung quanh vị trí đó để xác định chính xác là vết bẩn hay vết xước.
– Trường hợp là vết xước bạn cần xác định độ nông, sâu để có cách xử lý phù hợp. Không nên chủ quan với những vết xước nhẹ bởi nó có thể nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý kịp thời.
- Rửa sạch vết trầy xước
– Sử dụng một chiếc khăn mềm thấm dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau sạch sẽ khu vực bị trầy xước. Sau đó dùng một chiếc khăn mềm khác để lau khô lại.
– Ngoài ra chủ xe cũng nên chú ý rửa ô tô thường xuyên bởi những lớp bụi bẩn tích tụ lâu trên bề mặt sơn cũng là nguyên nhân gây ra vết trầy xước nhẹ.
- Xử lý vết trầy xước bằng dụng cụ đơn giản

– Bạn có thể sử dụng: kem đánh răng, sơn móng tay, giấy chà nhám… để làm mờ vết trầy xước nhẹ và tạo độ bóng.
– Thấm kem đánh răng với một chút nước hoặc dùng sơn móng tay có cùng tông màu với sơn xe và chà cùng chiều với vết trầy xước để tránh làm lan rộng và khiến vết xước sâu hơn. Đợi khoảng 1 tiếng để kem đánh răng hoặc sơn móng tay được khô.
- Dùng dung dịch đánh bóng làm sạch, làm mịn vết trầy xước
– Rửa sạch lại vết trầy xước và dùng khăn mềm lau khô một lần nữa.
– Thoa dung dịch đánh bóng lên vị trí trầy xước đã được làm mờ, dùng khăn mềm nhúng nước và lau sạch dung dịch này ngay lập tức. Đợi khoảng 5 phút và tiếp tục đánh bóng vết xước lần 2.
– Cuối cùng vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa xử lý là xong.
Cách xử lý khi xe ô tô bị trầy xước nặng
Với những vết xước nặng ngoại cách đưa ra các trung tâm bảo dưỡng bạn có thể tự xử lý tại nhà với những bước đơn giản như sau:

Bước 1: Dùng một khăn bông mềm nhúng vào nước và làm sạch bề mặt xe, nơi bị trầy xước.
Bước 2: Nặn một ít chất độn lên bề mặt gần khu vực bị trầy xước. Dùng cần gạt qua gạt lại cho đến khi che lấp vết xước, để khô trong khoảng 15 phút.
Bước 3: Nhúng một ít dung dịch vào một chiếc khăn bọc miếng xốp bên trong để lau sạch sẽ.
Bước 4: Đánh đè sơn cùng màu lên xe để che lấp vết xước
Xe máy bị trầy xước nặng phải làm sao?
Cách xử lý vết xước nhẹ
– Với các vết xước xe máy nhẹ bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như: sơn móng tay màu trắng, giấy nhám mềm, khăn vải mềm, bông y tế, chậu nước sạch và dung dịch làm bóng chuyên dụng.

– Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Dùng khăn vải thấm nước làm sạch bụi ở vị trí trầy xước
Bước 2: Tiến hành quét sơn móng tay màu trắng lên vết xước
Bước 3: Sử dụng giấy nhám đánh bóng
Bước 4: Xoa dung dịch làm bóng lên vị trí xước bạn sẽ thấy vết xước hoàn toàn biến mất và màu xe đẹp như cũ.
– Nếu thực hiện theo cách trên mà vẫn không xử lý được hết vết xước bạn có thể thực hiện theo phương pháp sau:
Bước 1: Ngâm giấy nhám vào chậu nước để làm mềm giấy nhám, vẩy một ít nước lên chỗ trầy xước.
Bước 2: Dùng giấy nhám chà nhẹ lên vết xước. Lưu ý: không trà mạnh vì bạn có thể làm cho vết xước sâu hơn.
Bước 3: Lấy khăn vải lau sạch bụi bẩn ở vết xước
Bước 4: Thoa dung dịch làm bóng chuyên dụng lên khu vực trầy xước.
Bước 5: Dùng bông y tế thấm và lau mạnh vào khu vực trầy xước cho đến khi dung dịch làm bóng đã khô. Bôi dung dịch làm bóng lên bông y tế để đánh bóng chỗ trầy thêm lần nữa.
Cách xử lý vết trầy xước nặng
– Để xử lý những vết trầy xước nặng ngoài dụng cụ như trên bạn cần chuẩn bị thêm: 1 lọ sơn xe cùng màu với xe của bạn, 1 chiếc chổi sơn nhỏ, 1 chiếc mút xốp mềm và 1 ít xăng.
– Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Dùng khăn vải mềm lau sạch bụi bẩn ở vết trầy xước
Bước 2: Ngâm giấy nhám vào nước, vẩy một ít nước lên bề mặt vết trầy xước.
Bước 3: Dùng chổi sơn đã chuẩn bị quét một lớp sơn nhẹ lên vết xước. Bôi đều tay và chỉ tập trung ở khu vực trầy xước, sau đó chờ cho nước sơn khô.

Bước 4: Dùng miếng mút xốp mềm thấm xăng lau sạch những vết sơn còn dính lại quanh vết xước
Bước 5: Dùng giấy nhám đã ngâm nước lau nhẹ vết xước. Lưu ý lau một chiều, không lau vòng tròn.
Bước 6: Lấy khăn vải mịn lau lại vết xước một lần nữa.
Bước 7: Thoa dung dịch làm bóng chuyên dụng lên vết trầy xước cũng như xung quanh chỗ bị trầy.
Bước 8: Dùng bông y tế lau mạnh vào khu vực bị trầy cho đến khi dung dịch làm bóng khô. Tiếp tục bôi dung dịch làm bóng lên bông y tế để đánh bóng chỗ trầy thêm lần nữa.
Với những cách xử lý trên, xe bị trầy xước nặng sẽ không còn là vấn đề bạn phải lo lắng nữa. Vết trầy xước sẽ biến mất nhanh chóng, trả lại diện mạo bóng đẹp cho chiếc xe của bạn. Hãy thử áp dụng để xem hiệu quả như thế nào nhé.