Xe côn tay là gì? Những lưu ý cho người chạy xe côn tay
Kiểu dáng thể thao, sự mạnh mẽ, nam tính khiến cho nhu cầu sử dụng xe tay côn ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng biết xe côn tay là gì? Hãy cùng đồng hành với chúng tôi trong bài viết ngày hôm nay để biết được dòng xe này có gì đặc biệt nhé.
Contents
Khái niệm xe côn tay là gì?
– Xe máy côn tay là gì? Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là loại xe được lắp đặt hệ thống đóng/ngắt ly hợp bằng tay. Bên tay trái xe được thiết kế cần côn, khi bạn thực hiện thao tác bóp vào là ngắt côn, khi nhả ra là đóng ly hợp.
– Xe côn tay còn gọi là gì? Côn tay còn được gọi với một cái tên khác là ambrayage tay, sở hữu nhiều ưu điểm về hiệu suất, tốc độ nên được dùng phổ biến ở những dòng xe thể thao, những giải đua xe ô tô trên thế giới…
– Một số loại xe tay côn phổ biến ở Việt Nam như: Yamaha Exciter, Honda Winner 150, Winner X…
Những lưu ý cho người mới chạy xe côn tay là gì?
Cách khởi động
– Theo chia sẻ của những người chạy xe lâu năm: khi bạn để xe nguội (tức không sử dụng) trong vài ba giờ thì hầu như lượng nhớt trong máy đều chảy hết xuống phía dưới bình chứa. Do đó khi bạn khởi động động cơ cần để máy ở chế độ ga nhỏ khoảng vài phút sau đó mới chạy ga lớn. Mục đích của việc làm này là để nhớt kịp bơm lên bôi trơn các chi tiết máy, đảm bảo máy chạy êm hơn.
– Trường hợp máy nguội không có ga-răng-ti tức là máy đang thiếu xăng, bạn nên đóng vít gió thêm một chút theo nguyên tắc: mở ốc gió (gió nhiều) thì xăng ít, đóng ốc gió (gió ít) thì xăng vào nhiều hơn.
– Trước khi vào số nên về ga vài lần để xăng vào đủ bộ chế hòa khí, nhiên liệu dễ vào buồng đốt giúp xe khởi động tốt hơn.
Tập ra côn
– Với những người mới chạy xe côn thường có tâm lý sợ chết máy nên sẽ kéo ga ngay sau khi mới ra côn. Hành động này khiến động cơ gầm lên, xe không thể di chuyển do côn chưa đủ khoảng cách cần thiết.
– Để luyện tập ra côn cần chọn nơi bằng phẳng, rộng rãi. Bạn bắt đầu vào số 1, tay trái thả côn từ từ và không kéo ga cho đến khi xe bắt đầu lăn bánh chầm chậm. Hãy ghi nhớ khoảng ra côn này và luyện tập nhiều lần để đẩy nhanh tốc độ ra côn. Sau nhiều lần tập bạn sẽ biết được nhả côn ở đoạn nào để xe chuyển động và điều chỉnh tay ga phù hợp.
Điều chỉnh cấp số phù hợp với tốc độ
– Một lưu ý quan trọng khi chạy xe mà bạn không được quên là: vận tốc nào thì chạy với cấp số đó. Xe chạy với vận tốc càng nhỏ thì số cũng càng nhỏ và ngược lại.
– Cụ thể như sau: số 1 (0-10km/h); số 2 (10-30km/h); số 3 (30-50km/h); số 4 (50-80km/h); vận tốc cao hơn 80km/h có thể sử dụng số 5 hoặc 6 tùy mẫu xe.
– Cấu trúc hộp số xe tay côn khá đặc biệt: số 1 nhấn về phía trước, các cấp số còn lại sẽ móc về phía sau.
Không cắt côn thả dốc
– Mọi người thường lợi dụng việc cắt côn thả dốc để tiết kiệm xăng nhưng cách làm này hoàn toàn sai lầm. Khi bạn cắt côn xe có thể trôi nhanh hơn vì không còn phanh hãm động cơ, làm mất độ bám đường, phanh giảm tác dụng và gây ra nguy hiểm.
– Lưu ý: chỉ sử dụng côn để chuyển số và điều chỉnh côn khi chạy số thấp, tốc độ chậm, tuyệt đối không cắt côn thả dốc.
Khởi động và dừng xe ở N
– Rất nhiều người có thói quen để số 1, thậm chí là số 2, 3 và thả tay côn cho xe tự tắt máy hoặc có thể vặn chìa khóa tắt máy. Cách này rất nguy hiểm nếu ai đó chưa sử dụng xe côn thuần thục sẽ rất khó làm chủ tình hình. Lưu ý: hãy về N trước khi tắt máy.
– Tương tự, khi khởi động xe luôn ở N rồi vào 1, không để ở số 1, 2 rồi nổ máy sẽ rất nguy hiểm. Hãy chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng rồi mới vào 1 để khởi hành.
Số 1-0-2
Quy tắc của hộp số móc khi chạy xe côn: đạp vào 1, móc lên 2 và có khoảng lửng là số 0:
– Khi bạn đang ở 1 hãy móc một nửa lực cần số để về 0, móc mạnh sẽ lên 2.
– Khi bạn đang ở 2, đạp về nửa lực sẽ xuống 0, đạp mạnh sẽ xuống 1.
Chắc hẳn với những thông tin trên bạn đã hiểu xe côn tay là gì cũng như những lưu ý cần thiết với những người chạy xe côn lần đầu. Hãy thử trải nghiệm những điều thích thú mà chiếc xe này mang lại nhé. Chúc bạn lái xe an toàn!