Xe số tự động là gì? Đặc điểm của dòng xe này có gì hay?
Bạn đang quan tâm đến các dòng xe hơi hiện đại? Muốn biết giá thành và thị trường xe hiện nay như thế nào? Hãy khoan đưa ra quyết định, bạn hãy tham khảo bài viết này vì nó rất cần thiết đối với bạn. Bởi dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn dòng xe hiện đại. Nó được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường đó là dòng xe số tự động. Vậy xe số tự động là gì ? Lý do gì khiến dòng xe này được ưa chuộng nhiều đến vậy.
Contents
Xe số tự động là gì ?
Xe số tự động còn được biết đến là dòng xe sử dụng hộp số AT. Loại hộp số có tính năng tối ưu tự sang số, rất phù hợp với điều kiện vận hành của xe. Đơn giản hóa các thao tác của dòng xe truyền thống, tập trung cho việc quan sát lái xe và xử lý tình huống.

Hầu hết các dòng xe hơi hiện nay, đều được thiết lập hộp số tự động cho hệ thống lái của ô tô. Thông thường, xe số tự động thường có từ 5-7 cấp. Số cấp càng cao càng mang lại khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt cho xe.
Một số vị trí cơ bản khi lái xe số tự động
Khác hẳn với loại xe truyền thống, xe số tự động là phiên bản được nâng cấp. Với những vị trí và thao tác trên bộ điều khiển khá là mới. Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu về xe số tự động, chắc chắn bạn cần nắm rõ các vị trí cơ bản này của xe. Mỗi vị trí được dùng một ký hiệu chữ cái khác nhau, dưới đây là bảng ghi rõ ký tự và vị trí của chúng.
- P- Parking (Đỗ xe và khởi động): Vị trí này sử dụng khi dừng và khởi động xe. Trường hợp cần số ở sai vị trí sẽ không có tác dụng.
- R- Reverse (Số lùi): Số lùi được sử dụng khi xe cần lùi, người lái cần duy trì tốc độ chậm khi sử dụng. Không lùi xe khi xe dừng hẳn và có thể kết hợp chân phanh để đảm bảo độ an toàn.
- N- Neutral (Vị trí trung gian): Ở vị trí N, xe hoạt động ở chế độ không tải, được dùng khi kéo, đẩy hoặc đưa xe đi bảo dưỡng.
- D- Drive (Vị trí lái xe): Được người lái thường xuyên sử dụng. Khi người lái nhả chân phanh từ từ, xe sẽ dịch chuyển về phía trước. Xe sẽ tăng tốc khi người lái nhấn chân ga.
- M- Manual (Số cơ, số tay hoặc số bán tự động): Ở chế độ này, xe vận hành giống như hộp số thông thường, cho phép chuyển số linh hoạt.
- L- Low (Số thấp): Tùy vào từng loại xe mà vị trí L giúp xe có khả năng về 2, sau đó chuyển về L. Hoặc chuyển từ 3,2 về vị trí L.
Ưu/ nhược điểm của dòng xe số tự động là gì ?
Ưu điểm của xe số tự động là gì?
- Có thể kể đến ưu điểm lớn nhất của dòng xe này là dễ sử dụng. Hộp số tự động rất thuận tiện, dễ lái và không tốn quá nhiều thao tác thực hiện. Chính vì lẽ đó, người lái có thể tập trung lái xe, không tốn nhiều sức khi chạy trong thành phố. Với các thao tác đơn giản, người lái xe chỉ cần lên xe nổ máy. Sau đó nhả phanh rồi đạp ga là xe sẽ vận hành tốt. Bên cạnh đó, trên cần số có các chế độ như lùi, số tiến, số N hoặc tăng giảm số bằng nút lẫy trên vô-lăng.

- Nhiều người đặt câu hỏi “Xe số tự động có côn không?”. Bạn yên tâm hộp số tự động không cần chân côn. Người lái không lo bị tắt máy khi ra côn gấp và cũng không cần chú ý đến việc đi số nào, với tốc độ bao nhiêu. Mọi thứ đã có thiết bị điện tử xử lý. Người điều khiển cần lưu ý không được đạp nhầm chân phanh và chân ga.
- Ngoài ra, xe số tự động còn ít bị chết máy hoặc bị giật cục khi thay đổi số. Đặc biệt có lợi với người chưa có kinh nghiệm lái xe. Khiến cho lái xe không còn cảm giác lo nơm nớp rằng xe sẽ bị chết máy giữa đường mà không có cách nào giải quyết.
Kết luận:
Với những ưu điểm ở trên, không khỏi ngạc nhiên cho xe số tự động lại được ưa chuộng đến vậy. Có thể nói, nó đã và đang chiếm lĩnh vị trí của xe hộp sàn trên thị trường xe hơi trên thế giới. Đặc biệt là ở thị trường Việt Nam hiện nay.
Nhược điểm của xe số tự động là gì?
Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích mà xe hộp số mang lại. Cụ thể:
- Với những kinh nghiệm lái xe lâu năm người lái xe thường tạo ra cảm giác nhàm chán. Khi phải thường xuyên lặp lại những thao tác đề máy, nhả phanh và đạp ga giống như một cỗ máy. Người lái không được chủ động trong việc điều khiển xe mà dường như họ đang bị lệ thuộc bởi chính vật sở hữu của mình.

- Khi chạy quãng đường dài, xe hộp số tự động thường tiêu hao nhiên liệu hơn so với xe số sàn. Do là hộp số tự động nên các lập trình sẵn khiến các vòng tua máy cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tiêu hao nhiên liệu.
- Xe này thường có giá thành cao, chi phí bảo dưỡng cao hơn xe số sàn do cấu tạo phức tạp
- Xe số tự động không chủ động cấp số. Vì vậy cảm giác vượt phương tiện cùng chiều không dứt khoát và thiếu an toàn. Về dung tích của xe, đa phần xe số tự động có dung tích dưới 2 lít. Công suất xe chỉ dưới 150 mã lực không đủ sức khi tăng tốc. Trường hợp xe vượt đèo, nguy hiểm do phanh số tự động không hiệu quả bằng xe số sàn.
Một số lưu ý khi lái xe số tự động
- Tuyệt đối không dùng chân trái trong suốt quá trình điều khiển, chỉ dùng chân phải để đạp ga hoặc chân phanh. Cần hết sức lưu ý vị trí của chân ga và chân phanh. Vì bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn dẫn tới mất kiểm soát tốc độ và gây mất an toàn.

- Cần đạp chân phanh ngay khi chuyển số, ví dụ từ P sang D hay từ N sang R. Thao tác này sẽ giúp bạn tránh được việc xe di chuyển bất thình lình, khiến người lái bị giật mình.
- Không về số N khi xe đang di chuyển đặc biệt là khi xe chuẩn bị xuống dốc. Điều này có thể dẫn đến việc mất khả năng hãm bằng động cơ.
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về “ Xe số tự động là gì ?”. Thêm vào đó là những đặc điểm cơ bản của loại xe hiện đại này. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi về những điều bạn thắc mắc. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp và đồng hành cùng bạn khi bạn cần.
Xem thêm các bài viết khác liên quan đến “xe số tự động là gì” tại chuyên mục Ô TÔ – XE MÁY.