Xi lanh khí nén là gì? Đặc điểm của xi lanh khí nén là gì?
Xi lanh khí nén chính là bộ phận quan trọng trong động cơ. Nhưng với nhiều người khái niệm này còn khá mơ hồ. Để tìm hiểu về xi lanh nén khí, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về bộ phận này. Mong bạn đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này. Chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn cần tìm hiểu về xi lanh nén khí.
Contents
Xi lanh nén khí là gì?
Trước khi tìm hiểu về xi lanh nén khí, ta tìm hiểu đôi chút về khí nén. Để trữ lượng nhiên liệu đạt mức khổng lồ, xanh và sạch, khí nén trở thành nguồn năng lượng mới mà con người tạo ra để tập trung đẩy mạnh khai thác. Và để thực hiện tốt hoạt động này, người ta cần phải có hệ thống thiết bị hỗ trợ hiện đại. Một trong thiết bị hỗ trợ hiệu quả nhất đó là xi lanh khí nén. Vậy xi lanh khí nén là gì?
Nó là thiết bị của hệ thống khí nén, đóng vai trò chấp hành quan trọng khi chuyển hóa nguồn năng lượng của khí nén trở thành động năng để thực hiện tác động lực đóng, mở, kéo, đẩy, ép,… tùy vào ứng dụng thực tế. Ngoài tên gọi là xi lanh khí nén, thiết bị này còn có các tên gọi khác như: ben khí, ben hơi.
Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xi lanh
Cấu tạo
- Nó được cấu tạo từ nhiều bộ phận như ty, nòng, thân trụ, cửa cấp khí vào, cửa cấp khí ra, phớt,… Các chi tiết đều được làm cách tỉ mỉ, cẩn thận với độ chính xác cao.
Chất liệu của xi lanh được làm từ những vật liệu có độ bên cao, ít bị ăn mòn và hạn chế quá trình oxy hóa. Cụ thể như các vật liệu như: nhôm, thép, inox để chế tạo. Các phụ kiện dùng để kết nối như đế xi lanh, co nối, ốc vít, giảm thanh và ống dẫn khí.
Nguyên lý hoạt động
Xi lanh khí nén hoạt động theo cơ chế như sau: Sau khi đặt xi lanh vào đúng vị trí và kích hoạt nó, lượng khí nén sẽ được đưa vào bên trong thông qua ống dẫn khí và cửa khí vào. Lúc này lượng khí trong xi lanh tăng dần lên, khiến piston phải dịch chuyển theo kiểu tịnh tiến tới lui và chuyển động điều khiển thiết bị bên ngoài.
Khí nén sẽ đi qua cửa và xả khí ra môi trường bên ngoài kết thúc 1 chu kỳ hoạt động. Xi lanh sẽ hoạt động đến khi người điều khiển ngắt khí.
Chức năng
Xi lanh khí nén có chức năng làm biến đổi dòng năng lượng có trong khí nén được cung cấp thành động năng để truyền động thực hiện theo yêu cầu. Tùy vào mục đích sử dụng mà chức năng của xi lanh sẽ thay đổi.
Phân loại xi lanh khí nén
Hiện nay, xi lanh khí nén được sử dụng ngày càng phổ biến. Các đơn vị sản xuất đã nghiên cứu và chế tạo các loại xi lanh đa dạng hơn với các kiểu dáng, chức năng, chất liệu ngày càng phong phú. Trước hết có 2 loại xi lanh cơ bản đó là xi lanh tác động đơn và xi lanh tác động đôi
Xi lanh tác động đơn
- Xi lanh tác động đơn hay còn gọi là xi lanh 1 chiều. Nó là loại xi lanh thông dụng, sử dụng áp suất của khí nén để tạo lực cho piston di chuyển từ trong ra ngoài và lò xo được đàn hồi trở lại vị trí ban đầu
Đối với loại ben khí nén này, để sinh ra công thì khí nén sẽ đi từ 1 phía, đẩy piston lùi về bằng lực đẩy của lò xo. Hiểu 1 cách đơn giản. áp suất khí nén tác động một phía xi lanh, phía còn lại là lực tác động của lò xo.
Xi lanh tác động đôi
Loại xi lanh này hay được gọi là xi lanh 2 chiều, nghĩa là xi lanh dùng khí nén để đẩy ra và lực đàn hồi vị trí ban đầu. Xi lanh khí nén 2 chiều dùng để tạo lực đẩy piston ở 2 phía. Trữ lượng khí nén được điều khiển bằng van điện hoặc van cơ cung cấp và đảo chiều khí nén.
Các loại xi lanh khí nén khác
Theo cách chia khác, người ta có thể chia xi lanh thành 2 loại chính đó là: Xi lanh khí nén vuông và xi lanh khí nén tròn. Bên cạnh đó, họ còn chia theo tiêu chí sau:
Tiêu chí về mức độ sử dụng phổ biến:
- Xi lanh kẹp, xi lanh khí nén mini
- Xi lanh quay, xi lanh xoay 180
- Xi lanh trượt khí nén, xi lanh compact, xi lanh 2 ty, xi lanh 3 ty
- Xi lanh khí nén 2 đầu, 2 tầng
Tiêu chí hãng sản xuất
- Xi lanh Airtac
- Xi lanh SMC
- Xi lanh Festo
- Xi lanh Parker
- Xi lanh STNC
- Xi lanh TPC
- Xi lanh CKD
Tiêu chí nguồn gốc xuất xứ: China, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Việt Nam,….
Kích thước xi lanh
Khi lựa chọn mua xi lanh, bạn cần phải tính toán được kích thước phù hợp với từng loại xi lanh bạn sử dụng. Với mỗi loại xi lanh, bạn cần chú ý đến chỉ số hành trình của xi lanh khí nén và đường kính trong.
Kích thước xi lanh có thể biến đổi phù hợp với từng yêu cầu lắp đặt, công việc của hệ thống, không gian. Có các loại xi lanh khí mini với kích thước 1/10 in sử dụng trong công việc nâng hạ các chi tiết điện tử. Chỉ số kích thước của hành trình xi lanh đa dạng như: 25, 50, 75, 100, 150, 200, 250, 300, 350, 400, 450, 500, 600, 700, 800, 900, 1000.
Các chỉ số đường kính thông dụng như: 12, 16, 20, 25, 32, 40, 50, 63, 80, 100, 125, 160, 200, 250, 320.
Ứng dụng của ben khí
- Được biết đến là thiết bị hỗ trợ để nâng hạ, kéo đẩy, di chuyển vật với tốc độ nhanh làm giảm các chi phí phát sinh, ít tiếng ồn và giá cả lại rất phải chăng.
- Các loại xi lanh giá rẻ được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp, ngành tự động hóa. Ví dụ như lắp đặt điện tử, cơ khí chế tạo máy móc, lắp ráp ô tô,…
- Xi lanh vuông, xi lanh tròn cỡ lớn được dùng trong ép phế liệu, xử lý rác thải, xưởng sửa chữa cơ khí,…
Ngoài ra, ben khí nén này còn được dùng trong các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, đóng gói nông lâm sản, phục vụ dệt may công nghiệp.
Khi mua xi lanh khí nén cần chú ý đến một số yếu tố sau: thương hiệu nguồn gốc xuất xứ; xác định loại xi lanh phù hợp với động cơ của bạn; xác định các loại phụ kiện đi kèm xi lanh,…
Mua xi lanh khí nén ở đâu chất lượng.
Để mua được xi lanh phù hợp, bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín và các đại lý được phân bố chính hãng. Tránh tình trạng mua xi lanh khí nén cũ hoặc kém chất lượng. Hiện nay tại Hà nội, và các thành phố lớn, bạn có thể dễ dàng mua xi lanh khí nén một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về xi lanh khí nén và những đặc điểm cơ bản của nó. Với loại ben khí này, bạn cần có những kiến thức cơ bản để có thể lựa chọn và sử dụng loại xi lanh phù hợp. Rất mong với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn.